Sodium citrate là gì? Tác dụng của sodium citrate trong thực phẩm, mỹ phẩm

Sodium citrate chủ yếu được dùng làm hương liệu, chất bảo quản dùng trong sản xuất thực phẩm, dược mỹ phẩm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chất này trong nhiều loại nước có ga, kem, sữa, bánh kẹo,…Vậy Sodium citrate là gì? Tính chất và ứng dụng của Sodium citrate ra sao? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Sodium citrate là gì?

Sodium citrate hay còn gọi là natri citrat – một loại muối natri của axit citric. Nó là một thành phần có trong xúc xích, các loại đồ uống chế biến sẵn, bánh kẹo, phô mai, rượu, kem,…

Về đặc tính vật lý, Sodium citrate là chất bột tinh thể màu trắng, dễ tan trong nước nhưng không tan trong rượu và cũng giống như axit citric, nó có vị chua. Trong lĩnh vực y tế, natri citrat được sử dụng làm tác nhân kiềm hóa, hoạt động bằng cách trung hòa axit dư thừa trong máu và nước tiểu. Đồng thời, nó cũng được chỉ định để điều trị nhiễm toan chuyển hóa.

Một số tên gọi khác: Natri citrate, trisodium citrate, chất điều vị citrate, citrosodine, citric acid, codium citrate, muối citrate, trisodium salt, sodium citrate, trisodium salt, E331

natri citrat

Natri citrat

Đặc trưng tính chất của Sodium citrate

– Công thức hóa học là Na3C6H5O7. Trong phụ gia thực phẩm, Sodium citrate được ký hiệu là E331.

– Sodium citrate tan nhiều trong nước nhưng không tan trong rượu. Độ tan trong nước ở dạng pentahydrat là 92 g/100 g H2O tại nhiệt độ 25 °C.

– Có tính kiềm nhẹ, có thể được dùng chung với axit citric để tạo thành các dung dịch đệm tương thích sinh học.

– Khối lượng mol: 258.06 g/mol ở dạng khan và 294.10 g/mol ở dạng dihydrat.

– Khối lượng riêng: 1.7 g/cm3

– Điểm nóng chảy: Ở dạng khan là > 300 °C và ở thể hydrat mất nước là khoảng 150 °C.

Tính chất của Sodium citrate

Tính chất của Sodium citrate

Cách sản xuất Sodium citrate

Sodium citrate được sản xuất bằng cách cho axit citric được kết tinh với natri hydroxit.

Trong tự nhiên, axit citric được tìm thấy ở cả thực vật và động vật, nhiều nhất là ở các loại trái cây có múi, ví dụ như trong nước chanh có chứa khoảng 5 – 8% axit citric.

Vào năm 1784, nhà hóa học Carl Wilhelm Scheele đã thành công trong việc chiết xuất axit citric từ nước quả chanh. Tuy được chiết xuất từ ​​những trái cây họ cam quýt nhưng hơn 99% sản lượng axit citric thế giới được sản xuất từ quá trình lên men của vi sinh vật.

Trong sản xuất công nghiệp, axit citric thương mại được sản xuất bằng cách sử dụng chủng vi sinh vật Aspergillus niger để lên men của các loại đường thô như mật rỉ đường. Các muối citrate như Sodium citrate được sản xuất bởi cùng một quá trình lên men nhưng đơn giản chỉ kết tinh với sự có mặt của các dung dịch kiềm thích hợp, ví dụ như NaOH.

Sodium citrate có tác dụng gì

1. Sodium citrate trong mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sodium citrate được sử dụng với vai trò là chất bảo quản và chất đệm để kiểm soát mức độ

  • Chất đệm

Độ pH bình thường trên da của chúng ta là từ 4 – 6 và nó là một lớp phủ axit được duy trì bởi tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và hệ thực vật trên da. Lớp phủ này cung cấp một lượng axit amin, axit lactic và dầu để bảo vệ da trước các tác nhân môi trường gây dị ứng, mụn, thậm chí là lão hóa như ô nhiễm, vi khuẩn,….Tuy nhiên, có một thực tế là có nhiều yếu tố là nguyên nhân, cả bên trong lẫn bên ngoài đã phá vỡ sự cân bằng của lớp phủ axit trên da khiến làn da trở nên axit, điển hình là ánh nắng mặt trời, nước, ô nhiễm, vi khuẩn, các sản phẩm mỹ phẩm,…

Chính vì vậy, khi sản xuất các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da, các nhà sản xuất cần thêm các thành phần để duy trì độ pH bình thường của da. Nếu một sản phẩm có nồng độ axit cao, da có thể sẽ bị kích ứng, châm chích. Còn nếu một sản phẩm có nồng độ kiềm cao thì da sẽ bị mất đi lớp da tự nhiên khiến da dễ bị mụn trứng cá hơn vì cần một mức độ axit nhất định để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, lớp phủ axit trên da khi bị phá vỡ có thể ức chế sự hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da tại chỗ.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất mỹ phẩm đã sử dụng Sodium citrate (pH dao động từ 3 – 6.2) để điều chỉnh và giữ ổn định độ pH trong công thức của họ, từ đó tạo ra các sản phẩm an toàn cho da và có thể dưỡng da một cách hiệu quả nhất.

  • Chất bảo quản

Ngoài vai trò là một chất đệm để ổn định độ pH, Sodium citrate còn được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm. Sodium citrate giúp ngăn chặn sự biến tính của các thành phần trong mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da do vi sinh vật gây ra, đặc biệt là với các sản phẩm được sử dụng quanh mắt và trên da, tránh tình trạng kích ứng da và nhiễm trùng.

  • Mức độ an toàn

Theo Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) thì ở nồng độ được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, axit citric cùng các este và muối của nó, trong đó có Sodium citrate không gây kích ứng mắt, da cũng như các phản ứng dị ứng da khác. Do đó, Sodium citrate được đánh giá là an toàn trong mỹ phẩm.

sodium citrate trong mỹ phẩm

Sodium citrate trong mỹ phẩm

2. Sodium citrate trong thực phẩm

Một chất phụ gia thực phẩm muốn được sử dụng trong chế biến thực phẩm phải trải qua quá trình nghiên cứu, kiểm định nghiêm ngặt, khoa học và phải được thể chế hóa thông qua các văn bản quy phạm pháp luật được quốc gia, thậm chí là thế giới công nhận. Các chất phụ gia thực phẩm sẽ được đánh số theo tính năng sử dụng của nó, cụ thể là:

– Phụ gia tạo màu nhân tạo có mã số từ 100: Bổ sung hoặc phục hồi màu thực phẩm.

– Phụ gia dùng làm chất bảo quản có mã số từ 200: Ngăn thực phẩm không bị hỏng, ôi thiu, biến tính.

– Phụ gia dùng làm chất oxy hóa có mã số từ 300: Làm chậm hoặc ngăn cản quá trình suy giảm chất lượng do có quá nhiều oxy ở thực phẩm.

– Phụ gia giúp bổ sung hương vị cho thực phẩm có mã số từ 600: Cải thiện hương vị của thực phẩm.

Sodium citrate được sử dụng làm phụ gia trong ngành thực phẩm và có kí hiệu là E331. Do đó, ứng dụng chính của nó là dùng làm chất cải thiện hương vị thực phẩm.

– Sodium citrate có khả năng điều chỉnh vị chua, cay, mặn để hương vị món ăn thêm hài hòa. Nó cũng được dùng để làm hương liệu, làm chất bảo quản, chất chống đông, duy trì độ pH hoặc điều chỉnh độ axit trong thực phẩm.

– Sử dụng làm chất tạo mùi trong nhiều loại nước có ga và rượu.

– Là thành phần có trong kem, mứt, sữa bột, phô mai, xúc xích, …hoặc các loại đồ uống pha sẵn/ tự pha với vai trò là tạo độ chua cho những loại nước này.

Sodium citrate trong thực phẩm

Sodium citrate trong thực phẩm

3. Trong y tế

Vào năm 1914, các bác sĩ người Bỉ là Albert Hustin và Argentina cùng với nhà nghiên cứu Luis Agote đã sử dụng thành công Sodium citrate như một loại thuốc chống đông máu trong truyền máu. Hiện nay, Sodium citrate vẫn có mặt trong các ống thu gom máu và bảo quản máu ở các ngân hàng máu.

Năm 2003, Oöpik, et al đã chỉ ra rằng, việc sử dụng khoảng 0.5g Sodium citrate cho mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ giúp cải thiện hiệu suất hoạt động hơn 5km trong vòng 30 giây.

Sodium citrate cũng được dùng để làm giảm sự khó chịu trong nhiễm trùng đường tiểu như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu và làm giảm nhiễm toan thấy trong xa nhiễm toan ống thận.

Đồng thời, nó cũng được dùng như một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu và là một thành phần chính trong giải pháp bù nước đường uống của WHO .

Ngoài ra, sodium citrate cũng được sử dụng như thuốc kháng axit, được sử dụng trước khi gây mê, mổ lấy thai. Khi được hòa tan vào nước, nó sẽ trở thành một loại thuốc kháng axit (antacid), giống như Alka-Seltzer. Dung dịch sodium citrate có nồng độ 5 g/100 ml nước nhiệt độ 25 °C có pH dao động trong khoảng 7.5 – 9.0.

4. Trong đời sống

Trong cuộc sống, Sodium citrate thường được dùng để loại bỏ cặn cacbonat trong nồi hơi mà không cần lấy nó ra khỏi hệ thống. Ứng dụng này cũng rất hữu ích với việc dọn dẹp bộ tản nhiệt ô tô.

Bên cạnh đó, Sodium citrate gắn kết với các ion canxi trong nước để tránh gây ra các phản ứng hóa học với các chất tẩy rửa và xà phòng.

Cơ chế hoạt động của chất chống đông máu Sodium citrate

Cơ chế chất chống đông của Sodium citrtate là tạo phức có hồi phục với Ca2+, làm giảm Ca2+ trong máu bằng cách khiến nó trở thành dạng bất hoạt. Ca2+ là yếu tố cần thiết cho sự hoạt hóa của yếu tố đông máu như VII, X, V và II khiến các yếu tố này bất hoạt và không thể khởi động được quá trình đông máu. Sodium citrate là lựa chọn tối ưu nhất cho cho các xét nghiệm khảo sát quá trình đông máu bởi vì nó tạo phức “nhẹ” với Ca2+ nên chỉ tạm thời ức chế quá trình đông máu. Khi hồi phục Ca2+, quá trình này lại diễn ra bình thường.

Hiện nay, Sodium citrtate nồng độ 3.8% được sử dụng làm chất chống đông máu phổ biến nhất và nó cũng là nồng độ được Hiệp hội tiêu chuẩn Huyết học quốc tế (ICSH) khuyên nên sử dụng

Lưu ý: Trong truyền máu, máu dự trữ truyền cho bệnh nhân thường sử dụng chất chống đông Sodium citrtate có tỉ lệ 3 – 4g/0.5ml máu. Khi vào cơ thể nồng độ này sẽ giảm xuống do bị pha loãng nên không gây chảy máu, nhưng có thể gây độc Sodium citrtate nếu truyền máu dự trữ nhiều lần.

Mua Sodium citrate (Natri citrat) ở đâu chất lượng, giá rẻ

Sau khi giải đáp được thắc mắc Sodium citrate là gì, chắc hẳn các bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng và khả năng ứng dụng rộng rãi của hóa chất này trong ngành công nghiệp sản xuất dược, mỹ phẩm, thực phẩm,…Vậy mua Sodium citrate ở đâu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá thành. Đáp án mà chúng tôi muốn đưa ra chính là công ty VIETCHEM.

sodium citrate

Sodium citrate

Với 20 năm hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối hóa chất, VIETCHEM đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, trường đại học lớn,…cam kết luôn cung cấp cho mọi khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất thị trường. Vậy nếu bạn nào đang có nhu cầu mua hóa chất Sodium citrate, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 096 302 9988 hoặc truy cập website https://ammonia-vietchem.vn/ để được tư vấn và báo giá TỐT nhất.

Xem thêm

  • Ethanol là gì? Tính chất, cấu tạo, điều chế và ứng dụng của ethanol

  • Benzy alcohol C6H5CH2OH là gì? Benzy alcohol có tác dụng gì?