Gợi ý xây dựng kịch bản chatbot bán hàng hiệu quả

Kịch bản chatbot bán hàng là 1 tính năng rất hữu ích trong việc chăm sóc khách hàng hàng loạt theo lộ trình được cá nhân hóa. Điều này giúp khách hàng không còn cảm thấy như bị spam như gửi tin hàng loạt nữa, tỉ lệ khách hài lòng và khả năng chốt đơn cao hơn, đặc biệt là không hề tốn quá nhiều nhân lực để chăm sóc. Xây dựng kịch bản Chatbot hoàn chỉnh không phải là một việc đơn giản. Việc này đòi hỏi bạn phải có sự đầu tư về mặt thời gian cũng như công sức. Hãy cùng tìm hiểu về loại chatot này và những lưu ý khi xây dựng kịch bản qua bài viết sau!

Giới thiệu về kịch bản chatbot bán hàng

kich ban chatbot
kich ban chatbot

1. Kịch bản Chatbot bán hàng là gì?

Kịch bản chatbot bán hàng được hiểu nôm na là các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa khách hàng và bot. Nó được xem là một câu chuyện để dẫn dắt người dùng, khách hàng đi theo 1 hướng nhất định. Trong mỗi chiến dịch Marketing hay Remarketing thì đều có kịch bản chatbot riêng biệt phù hợp với từng loại đối tượng khách hàng khác nhau.

Một kịch bản chatbot hay và lôi cuốn thì sẽ giúp sản phẩm của bạn tiếp cận được với khách hàng tốt hơn và độ uy tín của thương hiệu cũng trở nên cao hơn. Chính vì vậy, bạn cần phải đầu tư cho 1 kịch bản chatbot thật tốt và kĩ lưỡng.

Mỗi nền tảng Chatbot đều có một kịch bản riêng. Tùy theo cách phân loại mà chúng ta sử dụng loại kịch bản chatbot nào cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thông thường, kịch bản chatbot được phân thành 2 loại chính đó là: Kịch bản âm thanh và kịch bản tin nhắn.

2. Kịch bản chatbot âm thanh

Kịch bản chatbot âm thanh thường phải được ngắn gọn, dễ hiểu tránh sử dụng những câu văn, từ ngữ dài dòng, khó hiểu. Bởi vì những câu nói dài dòng sẽ làm cho khách hàng bị phân tâm, khó nắm bắt nội dung chính.

Ngoài ra, khi sử dụng chatbot âm thanh thì bạn cần chú ý đến giọng điệu của bot. Rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh vừa phải chính là yếu tố giúp khách hàng đến với sản phẩm của bạn.

Mách nhỏ: Nên sử dụng giọng nói dễ nghe, phát âm chuẩn một tý. Như vậy tỉ lệ tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm, thương hiệu của bạn sẽ tốt hơn.

3. Kịch bản chatbot tin nhắn

Kịch bản chatbot tin nhắn thì sức mạnh ngôn từ quyết định đến việc có hướng được khách hàng đến sản phẩm kinh doanh hay không. Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến việc viết hay thì đầu tiên nội dung phải đúng, chính tả không được sai. Điều này giúp khách hàng hiểu được toàn bộ câu chuyện mà bạn đã xây dựng. Tránh dùng những từ tối nghĩa, những câu phức khiến khách hàng phải đau đầu suy đoán. Cũng đừng quên rằng những câu thoại hài hước luôn có sức hấp dẫn riêng và dễ dàng được khách hàng ghi nhớ.

Mỗi nền tảng Chatbot đều có một kịch bản riêng. Tùy theo cách phân loại mà chúng ta sử dụng loại chatbot nào cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thông thường, chatbot được phân thành 2 loại chính đó là: Kịch bản âm thanh và kịch bản tin nhắn. Dưới đây là chi tiết 2 loại chatbot này nhé.

Gợi ý các kịch bản chatbot bán hàng hiệu quả

kich ban chatbot
kich ban chatbot

1. Kịch bản với khách hàng tiềm năng

Tệp khách hàng cần quan tâm nhiều nhất có lẽ là khách hàng tiềm năng. Đây là những người có thể mua sản phẩm của bạn trong 1 thời điểm gần nhất. Họ chỉ cần 1 chút tương tác từ bạn, gắn bó với họ cho đến khi họ sẵn sàng mua hàng của bạn.

Kịch bản nuôi dưỡng có nhiều hình thức, như tương tác lại với khách bằng những nội dung liên quan đến hành vi của khách như quan tâm, xem sản phẩm hoặc bấm nút trong các tin nhắn của bạn.

Bạn không thể nào biết được tất cả hành vi của người dùng thông qua việc họ khám phá và mua hàng ở bạn, nhưng với chatbot thì có.

Dưới đây là 1 kịch bản 4 ngày để tương tác lại với những khách hàng đang quan tâm sản phẩm:

  • Ngày 1: Tập trung vào tính năng nổi bật nhất của sản phẩm.
  • Ngày 2: Cho KH biết sản phẩm của bạn đáng tin cậy.
  • Ngày 3: Cung cấp mã giảm cho khách.
  • Ngày 4: Tạo tâm lí đám đông, đã có nhiều người mua và dùng hiệu quả.

2. Chào mừng khách hàng mới

Khách hàng mới là nhân tố không thể thiếu nếu bạn muốn phát triển công việc kinh doanh của mình. Vì vậy xây dựng chatbot dành cho khách hàng mới cũng không nên coi nhẹ đâu nhé.

Vì những vị khách này sẽ biết rõ hơn về các đặc trưng hàng đầu, ưu điểm nổi bật mà sản phẩm bạn có thông qua kịch bản. Nếu có ai đó quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể dùng chatbot để tạo kịch bản gửi cho họ các liên kết đến bài viết trên blog hoặc fanpage thay vì để nhân viên phải tương tác với họ. Điều này giảm rất nhiều áp lực cho nhân viên trực chat.

Ít nhất thì trong tin nhắn đầu tiên của kịch bản này luôn phải có câu ” Xin chào, rất vui được gặp bạn”. Các thống kê cho thấy tỉ lệ đọc các tin nhắn này trên 95%.

kich ban chatbot

3. Các chương trình khuyến mãi

Nếu như 1 khách hàng quan tâm đến chương trình khuyến mãi của bạn, có 2 mức độ khi họ tương tác với bot:

  • Quan tâm nhưng không để lại thông tin: Trường hợp này hãy gắn tag và tạo quảng cáo để target 1 cách gián tiếp đến họ.
  • Quan tâm và để lại thông tin: Lúc này nhân viên sẽ tư vấn để chốt đơn, nếu họ vẫn không mua thì các kịch bản nhắc lại chương trình khuyến mãi sẽ được gắn cho họ. Nội dung kịch bản sẽ nói về tính cấp bách, khan hiếm sản phẩm khuyến mãi theo từng ngày nhằm thúc khách hàng mua ngay. Nếu sau chatbot đó họ vẫn chưa mua, hãy chạy quảng cáo để tiếp thị lại cho họ 1 cách gián tiếp, không can thiệp vào inbox của họ nữa. 1 thời gian sau, có thể là 1 tháng bạn có thể tương tác lại với họ.

4. Kịch bản chatbot chăm sóc sau bán hàng

Để khách hàng thật sự hài lòng ngay sau khi mua sản phẩm của bạn. Hãy soạn sẵn các kịch bản tương ứng để chăm sóc và tương tác với khách. Có rất nhiều cách soạn kịch bản tùy vào sản phẩm bạn bán.

Trường hợp như sau khi bán được sản phẩm, bạn có thể xây dựng chatbot bán hàng gồm các phần hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản đồng thời kết hợp bán thêm các sản phẩm liên quan khác.

5. Kịch bản chatbot chăm sóc khách hàng cũ

Đừng quên những khách hàng cũ của bạn. Đây cũng là 1 tập khách hàng bạn nên xây dựng kịch bản để tương tác với họ. Hãy làm 1 kịch bản để chăm sóc nhưng khách hàng đã mua sản phẩm nhưng lâu nay không tương tác. Cố gắng chuyển họ thành những khách hàng trung thành, dù không mua hàng nhưng sẽ luôn nói tốt về bạn. kịch bản chatbot bán hàng

3 1

6. Kịch bản chốt sale

Chắc chắn mong muốn của tất cả chúng ta là một hoạt động để làm tích cực hơn tỷ lệ đậu đơn hàng. Sẽ có rất nhiều chatbot trong tình huống này bạn cần phải xây dựng sẵn nội dung. Ứng với các lí do mà khách hàng không mua hàng sẽ là các kịch bản tương ứng để chăm sóc khách hàng.

Có nhiều lý do để một khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm của bạn nhưng chưa mua hàng. Vì vậy, gặp trường hợp này chúng ta cần kịch bản khai thác thêm thông tin của họ.

Các tìm kiếm liên quan

  • kịch bản chatbot mỹ phẩm
  • mẫu chatbot
  • xây dựng kịch bản cho chatbot
  • mẫu chatbot hay
  • ứng dụng chatbot

Nội dung liên quan:

  • Quay lại kiến ​​thức cơ bản: Quản lý dữ liệu lớn trong thế giới kết hợp, đa đám mây
  • Có, những người quản lý cộng đồng đang tiếp quản
  • Những bước cần có để xây dựng trang Web đạt chuẩn