Máu nhiễm mỡ nên uống trà gì để cải thiện?

Hiện nay, mỡ máu tăng đang trở thành bệnh chung của xã hội, nhất là khi lối sống công nghiệp đang ngày càng phát triển. Ðể giúp các bạn hạn chế được những tai biến tim mạch có thể xảy ra khi đã bị mỡ máu cao, chúng tôi xin giới thiệu những thang thuốc nhỏ được sử dụng dưới dạng trà thuốc, có thể dùng uống thay nước trà hàng ngày ngay tại công sở hay gia đình. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Trà xanh

Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể phòng ngừa được bệnh máu nhiễm mỡ. Các flavonoide trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.

Theo một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha, các tình nguyện viên được yêu cầu uống mỗi ngày 4 cốc trà xanh (mỗi cốc 250ml) được đun từ 1,75g lá chè xanh. Sau 4 tuần, tỉ lệ cholesterol có hại giảm tới 8,9 % và tăng trung bình 4% các cholesterol có lợi. Tỉ lệ cholesterol toàn phần được cải thiện 6% đối với một nửa tình nguyên viện tham gia.

Trà xanh cũng giúp cơ thể tránh được những tổn hại do đau tim hoặc đột quỵ gây ra. Tiến sĩ Anastasis Stephanou và cộng sự tại Viện Sức khoẻ trẻ em (Anh) đã phát hiện ra rằng trong trà xanh có một hợp chất hoá học có tên epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ, qua việc ngăn chặn hoạt động của protein Stat1.

Bình thường loại protein này tồn tại trong các tế bào tim ở trạng thái “ngủ” và chỉ quay trở lại trạng thái hoạt động sau những biến cố như đau tim hay đột quỵ. Khi đã quay trở lại trạng thái hoạt hoá, Stat1 sẽ tiêu diệt tế bào tim.

Ngoài khả năng kiềm chế hoạt động của Stat1, EGCG cũng làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim, nhờ đó làm giảm mức độ tổn thương ở những cơ quan nội tạng ở những người bị bệnh mạch vành cấp tính, theo kết quả nghiên cứu từ nhà sinh học phân tử Anastasis Stephanou.

Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng, kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn.

Vì vậy, những người bị máu nhiễm mỡ nên uống trà xanh mỗi ngày hoặc bổ sung chiết xuất trà xanh có trong các sản phẩm bổ sung.

2. Trà xạ đen

Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Falavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).

Xạ đen có chức năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

Trà xạ đen hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ

50g lá xạ đen phơi khô sau đó cho vào 1.5l nước đun sôi 10-15p ( dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.

3. Trà giảo cổ lam

Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…

Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:

  • Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
  • Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
  • Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
  • Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.

Trà giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu

Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.

4. Trà bụp giấm (Hồng hoa/Atiso đỏ)

Bụp giấm chứa anthocyan 1,5%, cacid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibithocin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.

Trà bụp giấm điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp

Chuẩn bị 30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước. Đem nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống hết trong ngày.

5. Trà kỷ tử

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

– Điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

– Hạ đường huyết.

– Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

– Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan.

– Chống ôxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

– Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

– Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết Hạ khâu não – Tuyến yên – Tuyến thượng thận.

– Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

– Nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, phòng chống tích cực trạng thái mệt mỏi.

Trà kỷ tử giúp ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, tăng cường độ bền vững thành mạch, tăng khả năng phục hồi trí óc, lưu thông huyết mạch…, rất có ích cho người bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch.

Ngưu tất (thái lát mỏng) 5g, kỷ tử 5g, quyết minh tử (sao thơm) 5g, hòe hoa 3g, hà thủ ô đỏ chế đậu đen, nghiền vụn thành bột thô 3-5g, quy thân (thái lát mỏng) 2g, bạch quả (thái lát mỏng hoặc đập vụn) 5g, cam thảo bắc 1g.

Cho dược liệu vào phích dung tích khoảng 1 lít, đổ nước thật sôi, đậy kín và hãm trong khoảng 20 phút. Khi uống thì mới chiết ra để dùng dần. Bài trà – thuốc này có vị thơm ngon, dễ uống, có thể dùng hàng ngày thay trà hoặc các thức uống khác. Những người chưa bị mỡ máu cao cũng có thể uống để phòng ngừa.

Nếu bạn đã bị tai biến mạch máu não để lại di chứng bại liệt nửa người, có thể thêm 4g địa long hợp vị vào thang thuốc.

Người béo phì có thể thêm trạch tả 5g để giúp lợi tiểu.

6. Trà lá sen

Lá sen có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt. Lá sen thường được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.

Trà lá sen trị béo phì, hạ cholesterol máu cao

Nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.

Trà sen trị huyết áp cao, khó ngủ, hay hồi hộp

Lá sen loại bánh tẻ 30g rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc hoặc hãm uống.

Tâm sen 1,5 – 3g pha trà uống hàng ngày.

Lá sen, hoa hòe mỗi vị 10g, cúc hoa vàng 4g. Sắc uống thay nước trà hàng ngày.

7. Trà táo nhân

Táo nhân chứa saponin và dầu béo…, có tác dụng làm giảm mỡ huyết, chống xơ vữa động mạch, tăng cường khả năng miễn dịch, chống kinh giật, trấn tĩnh gây ngủ, giảm đau.

Trà táo nhân giúp làm giảm mỡ huyết

Táo nhân sao thơm, mỗi ngày sau bữa cơm tối lấy chừng 15-30 g hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà. Có thể hòa thêm một chút đường trắng cho dễ uống.

8. Trà nấm linh chi

Tong linh chi có nhóm Sterois có tác dụng chống rối loạn Cholesterol, giải độc, bảo vệ gan, trung hòa virus, ức chế vi khuẩn gây bệnh, phòng tránh được các bệnh lý huyết áp cao, mỡ máu, men gan, xơ gan.

Trà nấm linh chi phòng rối loạn cholesterol, bị mất ngủ có kèm theo tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh gan, ho hen, thể chất hư nhược

Nấm linh chi thái nhỏ, nghiền vụn, mỗi ngày dùng 3 g, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

9. Trà lạc

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nhân lạc có những tác dụng: giảm mỡ máu và cầm máu, tăng lực, bồi bổ cơ thể, hạ huyết áp. Vỏ lạc (vỏ cứng bọc ngoài nhân lạc, vẫn dùng để đun nấu thay củi), cũng có tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu. Cành và lá cây lạc, ngoài tác dụng hạ huyết áp và giảm mỡ máu còn có tác dụng an thần, chống mất ngủ.

Trà lạc phòng tăng huyết áp, mỡ máu cao

Vỏ lạc 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Vỏ lạc đem tán nhỏ, rây mịn, cất vào lọ nút kín dùng dần. Hằng ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 9g, dùng nước ấm chiêu thuốc.

Cành và lá lạc tươi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày lấy 30 g sắc với 400 ml nước, cô còn một nửa, chế thêm một chút đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

10. Trà đen

Các nhà khoa học đến từ Đại học Osaka đã phát hiện ra trà đen giúp cải thiện khả năng giãn nở của mạch máu, cho phép dòng máu lưu thông trôi chảy hơn. Theo tiến sĩ Kenei Shimada, hợp chất chống oxy hóa flavonoid có trong trà đen giúp cải thiện chức năng của lớp niêm mạc trong mạch máu, làm tăng độ giãn nở của thành mạch để đáp ứng cho dòng chảy. Thông thường, tình trạng suy thoái chức năng của lớp màng trong này sẽ mau chóng dẫn đến bệnh tim.

Các nhà khoa học ở Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết những người uống trà đen trong vòng ba tuần có thể làm giảm từ 7 đến 11 % hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Tác dụng này rõ rệt nhất là ở những người uống trà đen một cách đều đặn, các nhà khoa học cho biết.

Mức cholesterol LDL giảm dưới mức trung bình, khoảng 7,5% cho những người dùng trà trong thời gian 3 tuần so với những người dùng các hợp chất vô hại khác. Hiệu quả thu được cũng sẽ rất cao cho những người dùng trà chung với chế độ ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe.

Trà đen giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu

Bạn có thể uống trà đen giữa các bữa ăn. Cố gắng không uống trước khi ngủ và không uống nhiều hơn 5 tách trà mỗi ngày.

11. Trà sơn tra

Các chất flavonoid, loại triterpene và vitamin C, kali,…có trong sơn tra có thể làm mềm và mở rộng động mạch, tăng lượng máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, tăng cường sức co bóp và có thể cải thiện sức sống của tim, hạ huyết áp, mỡ huyết, lợi tiểu, an thần. Do đó nó có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với bệnh tim, cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ trong máu,…

Trà sơn tra giúp thông kinh mạch, giảm mỡ trong máu

Sơn tra phơi khô 15 – 20g, đem nấu kỹ, bỏ bã, lấy nước cho đường vào uống thay nước trà trong ngày.

Trà sơn tra, ngân hoa, cúc hoa, mỗi thứ 25g, đem nấu nước uống thay nước trà.

12. Trà hà thủ ô

Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, nó có thẻ làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch; có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lị.

Trà hà thủ ô giúp giảm mỡ máu

Hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

13. Trà cát cánh

Lá cát cánh giúp giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng trừ bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch, bệnh tăng huyết áp, ngoài ra bài thuốc này còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ.

Trà cát cánh phòng chống mỡ máu cao

Lá cát cánh tươi luộc trong 30 phút vớt ra đem phơi khô để dùng. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi uống thay trà.

14. Trà râu ngô

Phytosterol trong râu ngô có khả năng ngăn chặn sự hấp thu cholesterol và giúp phòng ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cũng như giảm bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ và bệnh cao huyết áp.

Trà râu ngô giúp ngăn chặn hấp thu cholesterol

Dùng 100g râu ngô, đem nấu để lấy 3 chén nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

15. Trà vối

Thành phần beta-sitosterol trong vối có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, tác dụng điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu.

Trà vối giúp giảm mỡ trong máu

Lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, làm giảm mỡ trong máu, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng, khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt.

16. Trà nghệ

Nghệ có chứa curcumin giúp cơ thể giảm sản sinh và tăng tiêu thụ mỡ máu xấu, làm giảm tối thiểu được lượng chất béo tích tụ trong gan.

Trà nghệ tăng tiêu thụ mỡ máu xấu

Gừng tươi bỏ vỏ, đập dập, rồi cho vào cốc nước nóng. Chờ nước gừng nguội bớt, cho 2 thìa cafe tinh bột nghệ, chú ý cho vào khi nước ấm chứ không dùng nước sôi, tránh làm giảm lượng curcumin trong nghệ.

Ngâm khoảng 10 phút rồi dùng rây lọc lấy nước, bỏ bã. Cho thêm mật ong hoặc sữa đặc vào tùy theo khẩu vị của bạn. Khi thưởng thức bạn có thể thái vài lát chanh mỏng cho vào ly với 1 chút bột quế để tăng mùi thơm và vị ngon cho đồ uống.

17. Trà bồ công anh

Hoạt chất chính được tìm thấy trong chiết xuất rễ cây bồ công anh là Flavonoids với tỷ lệ 1- 5%, có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do, loại bỏ mỡ thừa và độc tố trong máu

Trà bồ công anh giúp loại bỏ mỡ thừa và độc tốt trong máu

Trộn một thìa bột bồ công anh vào nước nóng, để trong vài phút sau đó uống. Bạn có thể thêm một ít mật ong để cải thiện hương vị. Uống một ly, hai đến ba lần một ngày trong vài tuần. Chú ý, người bệnh đái tháo đường không nên sử dụng bồ công anh.

18. Trà gừng

Hoạt chất gingerol trong gừng thúc đẩy phân hủy chất béo, ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể.

Trà gừng giúp ức chế tích tụ chất béo trong cơ thể

Gừng tươi cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng, cho khoảng 4-6 lát vào nước lọc, dung lượng khoảng 2 cốc. Đổ nước vào nồi đun sôi rồi để lửa nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước gừng vừa đun ra ly, cho mật ong và nước cốt chanh vào khuấy đều là có thể thưởng thức.

Xem thêm: Giải pháp cho máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ từ Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam

Những điều cần tránh khi uống trà

Không nên uống trà lạnh vì có nguy cơ bị lạnh, kéo đờm. Uống trà quá nóng cũng không tốt. Chén trà nóng quá 65 độ C sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến bị đau hay loét dạ dày. Mặc dù một ấm trà ngon phải được ủ từ nước đun thật sôi nhưng nhiệt độ lý tưởng để bạn uống lại là 60-65 độ C.

Không nên uống nước trà hoặc những vị thuốc có nhiều thành phần trà khi đói bụng. Chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ, vị. Lúc đó, bạn sẽ có cảm giác cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.

Không uống nước trà để qua đêm. Khi để lâu như vậy, trong nước trà sẽ xuất hiện các loài vi sinh vật hay nấm mốc. Vì vậy, mỗi buổi sáng, bạn nên tráng ấm trà thật kỹ bằng nước sôi trước khi pha ấm mới.

Không nên uống nước chè đặc thường xuyên, đặc biệt là những người bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm gan, viêm thận. Do trong nước chè đặc có tương đối nhiều chất nhu, ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá (làm loãng dịch vị; khiến niêm mạc dạ dày co lại; làm chất protein trở nên rắn và lắng xuống). Ngoài ra, chất nhu còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt và vitaminh B1 của cơ thể. Nếu kéo dài sẽ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin B1.

Bổ sung sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm mỡ máu

Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
  • Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
  • Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Khách hàng nói gì về hiệu quả của FREMO?

Fremo được rất nhiều khách hàng tin tưởng nhờ hiệu quả giúp giảm mỡ máu, mỡ gan mà lại rất an toàn. Dưới đây là một số chia sẻ từ người sử dụng sản phẩm:

  • Chị Nguyễn Hồng Duyên (54 tuổi) – Trực Ninh, Nam Định: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ ngưỡng cao 14,5 xuống còn 4,9 (mmol/L), Triglycerid từ 11,7 (gấp 10 lần bình thường) xuống 2,1 (mmol/L). Chị tiếp tục dùng đủ liệu trình 3 tháng để mỡ máu về ngưỡng an toàn.
  • Chị Tạ Thị Đào (47 tuổi) – Đan Phượng, Hà Nội: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ 6,6 xuống 4,8 (mmol/L), chỉ số Triglycerid giảm từ 2,1 xuống 1,5 (mmol/L) – cả 2 chỉ số đều trở về ngưỡng an toàn. Chị kiên trì dùng thêm một tháng rưỡi nữa và vui mừng báo cho tổng đài vì chỉ số mỡ máu đã rất ổn định.

Tại sao nên dùng FREMO khi mỡ máu tăng cao, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch? 4

Chị Đào – Đan Phượng, Hà Nội

  • Chị Phùng Thị Duyên (TT. Phố Lu, Huyện Bảo Thắng, Lào Cai): Sau khi dùng 2 tháng sản phẩm Fremo, chỉ số mỡ máu của chị đã giảm về ngưỡng an toàn. Cụ thể, Cholesterol giảm từ 5mmol/L xuống 3.9mmol/L, Triglyceride giảm từ 3.8mmol/L xuống 1.12mmol/L. Đặc biệt, chị còn cải thiện gan nhiễm mỡ từ độ 3 xuống độ 1. Hiện tại, chị đang sử dụng sản phẩm với liều duy trì 2 viên/ngày.

Kết quả xét nghiệm của chị Duyên

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tận nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Giammomau.net.vn tổng hợp