Tác dụng của tỏi ngâm rượu đối với sức khỏe như thế nào?

Tác dụng của tỏi ngâm rượu được ví như thần dược đối với sức khỏe con người khi mang tới nhiều công dụng đặc biệt trong phòng và điều trị một số bệnh lý.

Không chỉ là gia vị quen thuộc được sử dụng tại hầu hết các gia đình, từ lâu, tỏi còn được chế biến ngâm cùng rượu để trở thành vị thuốc quý. Tác dụng rượu tỏi đã được kiểm chứng qua rất nhiều sách y học, trong đó có cả y học cổ truyền và y học Tây Y. Vậy rượu tỏi có những công dụng gì? Uống rượu ngâm tỏi ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe người dùng?

Để giải đáp thắc mắc chung này, bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin liên quan tới những tác dụng cụ thể cũng như một số tác dụng phụ của rượu tỏi thường gặp.

1. Tác dụng của tỏi ngâm rượu phân tích từ thành phần dược lý

Tỏi hay còn được biết đến với tên khoa học là Allium sativum L thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae).

Theo y học Đông y, tỏi là loại dược liệu với vị cay, có tính ôn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, sát khuẩn…

Theo Đông y, thành phần dược lý của tỏi để làm nên tác dụng rượu tỏi được bao gồm các thành phần chính sau: hàm lượng tinh dầu (0.10 – 0.36%), chất allicin với công dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, vitamin B6, vitamin C chất khoáng, đặc biệt là selen – chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của những gốc tự do.

Tác dụng rượu tỏi

Tác dụng rượu tỏi

2. Những tác dụng rượu tỏi trong điều trị bệnh

Tác dụng rượu tỏi được biết đến như “thần dược”, loại thuốc bổ thượng hạng dành cho sức khỏe người sử dụng. Theo một số ghi chép, từ khoảng những năm 70 của thế kỷ 20, tổ chức Y tế thế giới WHO nhận thấy tại Ai Cập với nền kinh tế chưa phát triển, khí hậu khắc nghiệt, tuy nhiên, sức khỏe người dân tốt, tuổi thọ trung bình cao, các chỉ số bệnh lý luôn ở mức thấp.

Nhiều chuyên gia y tế của WHO đến Ai Cập để thu thập tài liệu liên quan tới sức khỏe đã nhận thấy tại hầu hết mọi gia đình nơi đây đều có ngâm rượu tỏi. Nhận thấy điều đặc biệt này, sau quá trình nghiên cứu phân tích, những tác dụng của rượu tỏi, đặc biệt là tác dụng rượu tỏi đen đã được khám phá triệt để.

Rượu tỏi hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

Rượu tỏi hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp

Tác dụng của rượu tỏi đối với các bệnh lý về xương khớp:

Rượu tỏi là phương thuốc điều trị viêm đau khớp hiệu quả. Từ lâu, trong dân gian, người ta đã sử dụng loại rượu đặc biệt này như một vị thuốc xoa bóp lên vùng xương khớp đau. Ngày nay, dưới nghiên cứu khoa học, trong tỏi có chứa những thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị cơn đau, trong đó có selen với tác động hạn chế viêm khớp cùng hợp chất thiacremonone giảm thiểu phản ứng viêm trong cơ thể.

Bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa:

Rượu tỏi hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa

Rượu tỏi hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa

Bên cạnh tác dụng điều trị hiện tượng viêm đau khớp, rượu tỏi còn có tác dụng hữu hiệu với rất nhiều triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa như: tình trạng ợ chua kéo dài, viêm loét dạ dày, ăn uống khó tiêu…

>>> Xem ngay video Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen gia đình Viaicom V7 mới

>>> Xem ngay máy làm tỏi đen VIAICOM V7 tại đây: ĐÂY

Tác dụng diệt khuẩn:

Rượu tỏi có vai trò diệt khuẩn cũng như kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại, từ đó khắc phục nhiều bệnh lý do vi khuẩn gây nên như bệnh thương hàn, bệnh viêm phổi, viêm màng não, bệnh lỵ trực tràng…

Tác dụng rượu tỏi ngừa ung thư:

Tác dụng khi sử dụng rượu tỏi đều đặn sẽ trung hòa các gốc tự do, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của các tế bào, khối u ác tính.

Làm giảm mỡ máu:

Rượu tỏi còn có công dụng giảm mỡ máu thông qua cơ chế giảm hấp thu LDL – cholesterol xấu tại niêm mạc ruột. Đồng thời gia tăng sự đào thải cholesterol, giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong máu. Từ đó phòng ngừa hiện tượng cao huyết áp, mỡ máu, chứng đau thắt ngực,… Hiện tượng nhồi máu cơ tim, đột quỵ… cũng giảm đáng kể.

3. Tác dụng của tỏi ngâm rượu trong các trường hợp sau:

  • Người bị mắc bệnh về xương khớp như: mỏi xương khớp, viêm đau khớp…
  • Người bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản…
  • Bệnh nhân bị tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
  • Người bệnh trĩ, trĩ nội, trĩ ngoại.
  • Người bị bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.
  • Người bị tiểu đường.
  • Người có hàm lượng mỡ máu cao, người thừa cân, béo phì sử dụng rượu tỏi để giảm cân.

4. Tác dụng phụ của rượu tỏi

Tỏi hay rượu tỏi mang lại rất nhiều công dụng đặc biệt cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên cũng như nhiều vị thuốc ngâm rượu khác, nếu sử dụng quá liều lượng, rượu tỏi có thể gây ra một số phản ứng phụ ảnh hưởng không tốt. Có thể kể tới một số tác dụng phụ của rượu tỏi như:

Tổn thương gan do ảnh hưởng của rượu

Tác dụng phụ của tỏi còn có thể gây ngứa với những người dị ứng với tỏi. Do đó, khi gặp phải hiện tượng này, cần ngưng sử dụng rượu tỏi. Và tham khảo thêm tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa

Dùng rượu tỏi quá liều gây rối loạn dạ dày, đường ruột dẫn tới tình trạng táo bón

Cùng với đó, một số đối tượng cần kiêng kỵ rượu tỏi để hạn chế những tác dụng phụ của tỏi bao gồm: phụ nữ mang thai, người bị đau mắt đỏ, người thường xuyên bị mụn nhọt nóng trong người…

Tác dụng phụ thường gặp của rượu tỏi

Trên đây là một số thông tin liên quan tới tác dụng rượu tỏi với những bệnh lý thường gặp cũng như những lưu ý về tác dụng phụ của rượu tỏi. Rượu tỏi sẽ là phương thuốc đặc biệt cho sức khỏe người dùng nếu được sử dụng đúng cách.

>> 12 công dụng của tỏi đen được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh như nào? >> Cách làm tỏi đen Bằng Máy Và Nồi Cơm Điện của người Nhật như nào? >> TOP 10 máy và nồi làm tỏi đen tốt nhất cho hộ gia đình

>> Bạn sẽ hối hận hết phần đời còn lại nếu không xem hết Video này. Tại sao?

>>> Xem ngay GIÁ máy làm tỏi đen VIAICOM V6 tại đây