Quy định về nội dung và hình thức gắn nhãn với mỹ phẩm

Hiện nay, nhu cầu sử dụng hàng hóa, các loại sản phẩm nào đó của con người ngày càng cao như bánh, kẹo, nước ngọt, hóa chất, dược liệu,… và cả mỹ phẩm cũng vậy, việc đầu tiên khi mua một sản phẩm nào đó thì chúng ta thường quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ cũng như các thành phần và hạn sử dụng của sản phẩm đó. Vậy việc thể hiện những thông tin đó trên bao bì sản phẩm được thực hiện như thế nào? Quy định về nội dung và hình thức gắn nhãn với mỹ phẩm?

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về nội dung và hình thức gắn nhãn với mỹ phẩm theo quy định của luật mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về sản phẩm mỹ phẩm khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm.

1. Ghi nhãn mỹ phẩm là gì?

Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT định nghĩa Sản phẩm mỹ phẩm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Theo quy định tại khoản 8, 9 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT:

– Nhãn mỹ phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

– Ghi nhãn mỹ phẩm là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về mỹ phẩm lên nhãn để người dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn và sử dụng đúng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hóa của mình và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa, xác nhận khối lượng vật tư, hàng hóa

– Nhãn gốc được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì thương phẩm của mỹ phẩm. – Nhãn phụ theo như quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của Thông tư này mà nhãn gốc của mỹ phẩm còn thiếu.

2. Quy định về nội dung và hình thức gắn nhãn với mỹ phẩm

Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về ghi nhãn mỹ phẩm như sau:

2.1. Vị trí nhãn mỹ phẩm

Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết rõ ràng, đầy đủ các nội dung, quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của háng hóa.

Trường hợp không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc

2.2. Kích thước, hình thức và nội dung của nhãn

– Doanh nghiệp tự xác định kích thước của nhãn nhưng phải đảm bảo thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc, trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm

– Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng và phải tương phản với nền của nhãn.

2.3. Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn:

Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN. Những thông tin sau đây phải được thể hiện trên nhãn mỹ phẩm:

– Tên và chức năng của sản phẩm, trừ khi dạng trình bày trên nhãn mỹ phẩm đã thể hiện rõ chức năng của sản phẩm;

Xem thêm: Nhãn phụ là gì? Ghi nhãn phụ, sử dụng nhãn phụ thứ hai?

– Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày trên nhãn mỹ phẩm đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;

– Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất (điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2011/TT-BYT); Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm:

Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance, flavour, aroma). Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu (CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.

Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).

Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International Nomenclature of Cosmetic Ingredients – INCI) quy định trong các ấn phẩm mới nhất:

+ Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient Dictionary);

+ Dược điển Anh (British Pharmacopoeia), Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia)

+ Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services)

Xem thêm: Xử phạt khi không dán nhãn phụ vào hàng hóa nhập khẩu

+ Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard Cosmetic Ingredient)

+ Ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Cosmetic Ingredients Codex).

Tên thực vật và dịch chiết từ thực vật phải được viết bằng tên khoa học bao gồm chi, loài thực vật (tên chi thực vật có thể rút ngắn). Các thành phần có nguồn gốc từ động vật cần nêu chính xác tên khoa học của loài động vật đó.

Những chất sau đây không được coi là thành phần của mỹ phẩm như tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng, các nguyên liệu phụ được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong sản phẩm thành phẩm, nguyên liệu được sử dụng với số lượng cần thiết như dung môi hoặc chất mang của các thành phần tạo mùi.

– Tên nước sản xuất;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);

– Định lượng thể hiện bằng khối lượng hoặc thể tích, theo hệ mét và hệ đo lường Anh;

– Số lô sản xuất;

Xem thêm: Quy định về dán tem nhãn phụ lên sản phẩm nhập khẩu

– Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm. Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;

– Lưu ý về an toàn khi sử dụng; đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm” được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.

– Ngoài ra, trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định trên, trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:

+ Tên sản phẩm;

+ Số lô sản xuất.

2.4. Ngôn ngữ ghi trên nhãn

Ngôn ngữ ghi trên nhãn phải trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, riêng với các thông tin về hướng dẫn sử dụng, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường và những lưu ý về an toàn khi sử dụng phải được ghi bằng tiếng Việt.

3. Hồ sơ, thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm

3.1. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

Xem thêm: Xử phạt vi phạm về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy ủy quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.

-Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu

3.2. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được làm thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau:

– Bước 1: Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

– Bước 2: Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

– Bước 3: Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Việc đ­ưa mỹ phẩm từ Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh vào các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh hoặc đưa vào thị trường nội địa để kinh doanh; đưa mỹ phẩm từ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị vào thị trường nội địa để kinh doanh phải thực hiện công bố tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế theo quy định của Thông tư 06/2011/TT-BYT.