Mở Cửa Hàng Mỹ Phẩm Ở Quê Nên Hay Không Trong Năm 2021?

Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng hấp dẫn không kém phần cạnh tranh và khó khăn trong việc mang sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tuy vậy, việc mở shop mỹ phẩm ở quê lại là cách làm giàu dễ dàng. Do bạn không phải bỏ ra số tiền lớn, có ít đối thủ cạnh tranh, bên cạnh sự phát triển kinh tế, mức sống thì phụ nữ ở nông thôn người càng chú trọng hơn đến làm đẹp, chăm sóc da. Chỉ cần lựa chọn đúng mặt hàng, đúng địa điểm kinh doanh và có phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả thì cơ hội thành công của bạn đôi khi còn nhiều hơn khi kinh doanh ở thành phố. Hãy cùng DongNaiQueToi điểm qua những kinh nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê hiệu quả được đúc kết từ những người thành công trước đó.

I. Thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh mô hình shop mỹ phẩm ở quê

kinh doanh mô hình shop mỹ phẩm ở quê

1. Thuận lợi

Mặt bằng giá rẻ

Thông thường ở các thành phố lớn, thị xã, việc thuê mặt bằng cũng khá khó khăn và đôi khi bạn phải bỏ ra số tiền khá lớn mới thuê được.

Còn ở nông thôn, việc thuê mặt bằng không phải là vấn đề khó khăn. Với giá thành cực kỳ rẻ, nếu có đủ vốn bạn có thể mua luôn mặt bằng để kinh doanh lâu dài. Tùy vào khu vực bạn chọn mà chi phí mặt bằng có thể dao động từ 2-5 triệu đồng/tháng. Như vậy bạn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Mức độ cạnh tranh không cao

So với với các khu vực kinh doanh ở thành thị thì việc kinh doanh ở nông thôn lại vô cùng thuận lợi do mức độ cạnh tranh không quá lớn. Thậm chí nếu bạn kinh doanh mỹ phẩm chất lượng được nhiều chị em tin dùng thì có thể làm “trùm” ở quê cũng nên.

Chính vì mức độ cạnh tranh không quá lớn nên bạn có nhiều cơ hội bán hàng hơn, từ đó có thể nhanh chóng gia tăng doanh số.

Dễ quảng bá sản phẩm

Khi kinh doanh ở thành phố thì bạn sẽ phải tốn rất nhiều chi phí quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng. Nếu không có đặc điểm nổi bật thì rất ít được nhiều người để mắt đến.

Còn ở vùng quê, thông thương người tiêu dùng ở quê sẽ có xu hướng gắn kết, rất dễ trở thành “mối” của một cửa hàng nào đó. Hơn nữa với sự nhiệt tình của bạn, khách hàng sẽ thấy được tôn trọng và trở lại với cửa hàng của bạn. Và đồng thời, cũng sẽ giới thiệu cho người quen, bạn bè của họ đến với cửa hàng của bạn.

2. Khó khăn

Mất nhiều thời gian để thiết lập cửa hàng

Bạn phải dành nhiều thời gian cho việc “setup” cửa hàng, từ việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, trang trí cửa hàng cho phù hợp đến việc lên kế hoạch tiếp cận với khách hàng.

Khó tuyển được nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Vì là kinh doanh mỹ phẩm ở quê nên việc tìm kiếm một nhân viên bán hàng có khả năng giao tiếp tốt, kỹ năng bán hàng cũng như am hiểu về mỹ phẩm là điều khá khó.

Khó tiếp cận với khách hàng

Bên cạnh đó, với nhu cầu sống không quá cao, người dân ở thôn quê thường tất bật với việc kiếm tiền nên dành rất ít thời gian cho việc chăm chút bản thân. Cùng với đó là các phương tiện truyền thông ở quê không quá đa dạng nên việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến với khách hàng cũng là điều hạn chế.

Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê là bao nhiêu?

Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

Khi mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê bạn sẽ bỏ ra số vốn ít hơn so với khi kinh doanh ở thành phố. Nguồn vốn chi phối rất nhiều đến quy mô kinh doanh của bạn. Vốn dù ít hay nhiều bạn cũng cần tính toán cẩn thận.

Nếu bạn thuê cửa hàng thì cần chuẩn bị số vốn nhiều hơn so với khi mở cửa hàng ngay tại nhà. Nếu quy mô cửa hàng của bạn lớn thì số vốn bỏ ra cũng cần nhiều hơn so với việc kinh doanh thông thường.

Vì vậy, bạn cần phải tính toán chi tiết chi phí mở shop mỹ phẩm cần đầu tư như sau:

  • – Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh: Chi phí thuê mặt bằng ở quê rất rẻ khoảng từ 1 – 5 triệu đồng/tháng tùy từng vị trí. Nếu bạn mở cửa hàng tại nhà thì sẽ tiết kiệm được một chi phí lớn để đầu tư cho các hoạt động khác.

  • – Chi phí nhập hàng: Tùy vào quy mô cửa hàng của bạn và các mặt hàng mà bạn dự định bán mà chi phí sẽ dao động khác nhau.

  • – Chi phí cho các trang thiết bị trong cửa hàng như kệ để đồ, tủ trưng bày, các vật dụng trang trí,…

  • – Tiền thuê nhân viên có thể dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng/nhân viên kèm theo tiền hoa hồng bán hàng. Tùy vào quy mô cửa hàng mà bạn tuyển số lượng nhân viên cho phù hợp.

  • – Các chi phí cho marketing, quảng cáo, bán hàng.

  • – Nguồn vốn dự phòng kinh doanh.

Các bước mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

mở cửa hàng mỹ phẩm ở quêVốn mở cửa hàng mỹ phẩm ở quê

1. Xác định đối tượng khách hàng và mặt hàng kinh doanh chính

Trước tiên, bạn cần xác định rõ mình sẽ phục vụ đối tượng khách hàng nào, có nhu cầu sở thích ra sao,… bởi các mặt hàng mỹ phẩm rất đa dạng. Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, thu nhập và nhu cầu của người dùng mà bạn có mức giá và mặt hàng sản phẩm phù hợp. Tất nhiên là bạn không thể nào bán được mọi thứ dành cho tất cả mọi người được, vì vậy việc tìm ra khách hàng mục tiêu ngay từ đầu là điều rất quan trọng.

Việc xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ quyết định bạn bán mặt hàng nào, từ đó tính toán được nguồn vốn, nguồn hàng và các kênh bán hàng phù hợp.

2. Trả lời câu hỏi: Tìm nguồn hàng mỹ phẩm ở đâu?

Qua bước 1, bạn sẽ có được danh mục những sản phẩm nên bán tại cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Bước tiếp theo là bạn cần tìm hiểu xem nguồn hàng đó được lấy từ đâu?

Với người mới bắt đầu kinh doanh, có một số nguồn hàng mỹ phẩm bạn có thể tham khảo:

  • Làm đại lý cho các hãng mỹ phẩm: đầy là cách để có nguồn hàng ổn định và chất lượng 100%. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng được danh tiếng, thương hiệu có sẵn để quảng bá cho shop của mình.

  • Nhập hàng mỹ phẩm xách tay nước ngoài.

  • Hoặc nếu bạn có vốn ít bạn có thể nhập hàng từ các shop bán sỉ.

3. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp

Các mặt hàng mỹ phẩm thường nhỏ không chiếm nhiều diện tích sử dụng. Vì thế nếu cửa hàng quá to sẽ tạo nhiều không gian trống, khiến cho khách hàng có cảm giác loãng. Chỉ khi bạn là đơn vị phân phối nhiều nhãn hàng khác nhau thì hãy mở rộng cửa hàng, còn nếu chỉ tập trung vào một số dòng mỹ phẩm nhất định thì cửa hàng có diện tích 30 – 40m2 là đẹp nhất khi kinh doanh ở quê.

Khi lựa chọn vị trí kinh doanh mỹ phẩm bạn cần chú ý:

  • Lựa chọn mở cửa hàng ở nơi đông người như gần chợ, hay gần các mặt đường lớn.

  • Tránh mở cửa hàng ở nơi ồn ào, khói bụi.

4. Tuyển và đào tạo nhân viên

Nhân viên bán hàng chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, có tác động đến hành vi mua hàng của khách. Vì vậy, bạn nên tuyển nhân viên có độ tuổi từ 18-30 tuổi có ngoại hình ưa nhìn và khả năng giao tiếp tốt.

Đặc biệt, bạn cần chú ý đến khâu đào tạo nhân viên những kỹ năng bán hàng, tư vấn và những kiến thức về mỹ phẩm bạn đang bán, kiến thức chăm sóc sắc đẹp để họ tự tin thuyết phục được khách hàng.

5. Chiến lược quảng cáo thu hút khách hàng

Trong thời gian đầu, bạn nên có các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá, đây là hình thức quảng bá và thu hút khách hàng hiệu quả cho cửa hàng.

Bạn có thể áp dụng hình thức khuyến mãi cho từng mặt hàng hoặc nhòm hàng. Giá trị khuyến mãi có thể linh hoạt theo sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm với tiền cụ thể.

Có rất nhiều hình thức quảng cáo như PR, quảng cáo trên Google/Facebook, email marketing,…

>>Tham khảo thêm 11 bước mở cửa hàng mỹ phẩm chi tiết và chính xác nhất giúp mang về lượng doanh thu khổng lồ.

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm ở quê “1 vốn, 4 lời”

Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm ở quê

1. Nhập hàng càng nhiều càng được chiết khấu cao

Theo nhiều kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm cho thấy khi bạn nhập hàng về bán với số lượng lớn, bạn sẽ nhận được mức chiết khấu cao từ nhà cung cấp. Việc chọn nhập nhiều hàng về cùng lúc để đa dạng các thương hiệu mỹ phẩm cho shop của bạn.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà bạn nên nhập số lượng vừa phải. Thời gian đầu bạn có thể nhập mỗi thứ một ít để tham khảo ý kiến và đánh giá của khách hàng, xem sản phẩm nào được ưa chuộng hơn. Sau đó, mới tập nhập về số lượng nhiều.

2. Bán mỹ phẩm handmade là một ý tưởng theo xu hướng

Ngày nay, nhiều chị em phụ nữ ngày càng quan tâm đến sức khỏe làn da nhiều hơn, nên nhu cầu sử dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không có chứa chất hóa học tăng nhanh và xu hướng sử dụng mỹ phẩm handmade lên ngôi.

Đặc biệt, khi kinh doanh ở quê thì việc bán mỹ phẩm handmade lại vô cùng thuận lợi. Với nguồn nguyên liệu dễ tìm, giá cả rẻ mà lại an toàn nên việc làm ra các sản phẩm handmade vô cùng dễ dàng như son môi, má hồng, phấn mắt,… Bạn thể học cách làm mỹ phẩm handmade trên mạng, tìm tòi và sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới thân thiện với làn da của chị em ở nông thôn. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội mang về mức lợi nhuận cao hơn.

3. Đẩy mạnh bán mỹ phẩm đa kênh

Việc kết hợp mở shop mỹ phẩm online trên nhiều kênh bán hàng khác nhau là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể kinh doanh trên các kênh như Facebook, Zalo, Instagram, Shopee, Lazada, Sendo hay có một trang web bán hàng chuyên nghiệp. Đây là những nơi đã có sẵn tệp khách hàng khổng lồ, bạn chỉ cần tìm cách tiếp cận khách hàng bằng cách chạy quảng cáo, livestream bán hàng, đăng các bài viết hấp dẫn,… sẽ giúp bạn mang về lượng doanh số nhanh chóng.

>>Bạn có thể tham khảo thêm các kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm online nếu còn đang phân vân chưa biết nên bắt đầu từ đâu.

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng xây dựng cửa hàng mỹ phẩm ở quê cho riêng mình. Chúc các bạn khởi nghiệp thành công.