Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm hiệu quả cho người mới

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ là từ khóa được nhiều người tìm kiếm, bởi hình thức kinh doanh này giúp mang lại nguồn lợi nhuận hiệu quả. Để nắm được những kinh nghiệm “xương máu” và “đỉnh cao” nhất, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Xây dựng thương hiệu riêng

Mục đích của việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mà mình đang muốn kinh doanh là giúp nhiều người biết đến sản phẩm của mình càng nhiều càng tốt. Đồng thời bạn phải có một chiến lược để xây dựng thương hiệu riêng cho mình một cách hiệu quả. Để làm được điều này bạn cần hiểu rõ chi tiết về sản phẩm đó, công dụng với người cùng, xuất xứ…từ đó thông qua các kênh quảng cáo Facebook, Zalo… để tiếp cận với được nhiều người hơn.

Xem xét kỹ về vốn

Vốn chính là yếu tố hàng đầu mà bạn cần cân nhắc khi quyết định mở shop mỹ phẩm nhỏ. Vì đây chính là yếu tố duy trì và ảnh hưởng đến lợi nhuận mà bạn đạt được. Theo kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ của những người đi trước, bạn hãy cố gắng trả lời các câu hỏi, bao gồm: Bạn đang có tiền tiết kiệm hay không? Bạn vay vốn từ ai? Số tiền lãi suất hàng tháng là bao nhiêu phần trăm?

>>> Xem ngay: Kinh doanh mỹ phẩm online lấy hàng ở đâu?

kinh-nghiem-mo-shop-my-pham-nho-1

Bạn cần xác định số vốn cụ thể mà bạn dành để kinh doanh mỹ phẩm

Trong trường hợp số vốn mà bạn có rơi vào khoảng từ 70 – 100 triệu thì bạn có thể yên tâm mở shop mỹ phẩm nhỏ. Bởi đây số vốn trung bình để shop có thể duy trì và phát triển được. Trong trường hợp bạn có vốn ít hơn mức trung bình trên thì tốt nhất không nên mở shop, bởi khả năng gặp rủi ro là rất cao.

Nguồn vốn dự kiến kinh doanh

Sau khi đã xác định được số vốn cần đầu tư cho việc mở shop kinh doanh mỹ phẩm, việc tiếp theo mà bạn cần thực hiện đó chính là lập kế hoạch vốn dự kiến kinh doanh. Cụ thể, số vốn mà bạn cần lập bao gồm:

– Tiền thuê mặt bằng: Tiền này thì bạn có thể đóng theo tháng hoặc trả trước theo định kỳ 1 năm hoặc 6 tháng.

– Tiền nhập mỹ phẩm: Tính theo từng đợt cụ thể, chú trọng vào lần nhập đầu tiên đồng thời lên danh sách những mẫu mới trong lần nhập tiếp theo.

– Tiền trang trí shop, dụng cụ, tủ đồ đựng mỹ phẩm.

– Số tiền mà mình có có thể kinh doanh được trong thời gian bao lâu.

Việc làm số vốn dự kiến kinh doanh càng chi tiết, cụ thể càng giúp cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Đây cũng là kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ mà những người kinh doanh thành công thường chú trọng.

kinh-nghiem-mo-shop-my-pham-nho-2

Xác lập nguồn vốn dự kiến kinh doanh cụ thể sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro

Xác định mô hình kinh doanh mỹ phẩm

Hiện nay có 4 mô hình kinh doanh mỹ phẩm phổ biến như:

– Shop bán hàng offline: Với loại hình này đòi hỏi cần nhiều vốn, nhưng độ uy tín và khả năng tăng doanh thu cao. Do mức độ tiếp cận khách hàng nhanh và trực tiếp hơn khi bán online. Tuy nhiên một số cửa hàng bán offline lại chưa tích hợp nhiều kênh bán hàng cũng như chi ohis quảng cáo dẫn tới họ đang đứng bên bờ vực phá sản rất cao.

– Bán hàng online: Hình thức này rất đơn giản, cần ít vốn nhưng bạn cần có kiến thức về sản phẩm tốt cũng như kỹ năng bán hàng, tập trung vào những kênh bán hàng như facebook, zalo…

– Kết hợp bán online và offline: đây là hình thức đang được rất phổ biến và ưa chuộng, đơn giản là bạn có cửa hàng bàn trực tiếp mà vẫn phát triển được kênh bán hàng online riêng của mình.

– Nhà phân phối: ở đây được hiểu bạn chính là đầu sỉ mỹ phẩm, loại hình này giành cho những người có nhiều kinh nghiệm về mỹ phẩm, nhiều vốn.

Xác định chân dung khách hàng

Trước khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh nhiều chủ shop chưa thực sự kiểu biết về khách hàng của mình là những ai, đối tượng là những người già hay trẻ, trung niên…Khi bạn nắm bắt được khách hàng mục tiêu của mình thì bạn sẽ rất dễ dàng định hướng và phát triển kinh doanh

Tìm mặt bằng mở shop

Khi vấn đề tài chính đã được giải quyết thì bạn nên bắt tay vào việc tìm mặt bằng để mở shop mỹ phẩm. Theo đó, mặt bằng phải tương ứng với quy mô shop mỹ phẩm mà bạn định mở, với quy mô nhỏ thì bạn nên lựa chọn mặt bằng vừa phải, tránh việc chọn mặt bằng quá lớn sẽ không tương đồng và còn ảnh hưởng đến chi phí cần bỏ ra.

Lời khuyên hữu ích là bạn chỉ nên tìm mặt bằng có diện tích cân đối, trung bình khoảng 38 – 65m2. Riêng về mức giá thuê mặt bằng thì sẽ có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, ngoại ô và trung tâm thành phố. Do đó, hãy cố gắng cân đối tài chính để không ảnh hưởng đến mức lợi nhuận hàng tháng.

Bạn nên chọn mở shop ở những nơi như gần trường học, khu phố mua sắm…Mặt bằng thuê có đắt một chút nhưng bù lại doanh thu sẽ cap. CÒn nếu không tìm được thì mở tại nhà và bán online. Tránh trường hợp mở quán ở những vị trí không có người qua lại

Không nên quá cầu kỳ trong trang trí shop

– Các bạn nên nhớ rằng mình đang ít tiền mà lại muốn cái đẹp và hoàng tráng thì đổi lại mình phải bỏ ra rất nhiều tiền. Đối với lĩnh vực mỹ phẩm, đừng “bắt tay” với sự đơn giản, bởi với tâm lý của người thích làm đẹp, họ mong muốn sở hữu những thứ đẹp nhất. Do đó, hãy trang trí cho không gian shop mỹ phẩm của bạn sao cho thật thu hút và ấn tượng, tuy nhiên nó không đồng nghĩa với với sự hoa mỹ và lòe loẹt.

– Theo kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ, hãy chú ý đến màu sắc của đèn và hương thơm của quán. Nên chọn những đèn sáng thiên về gam ấm để tạo cảm giác lung linh cho sản phẩm, còn mùi hương thì nên nhẹ nhàng, tránh quá nồng.

– Về không gian shop nên gọn gàng, thoáng đãng, sạch sẽ, các mặt hàng mỹ phẩm cần được sắp xếp theo từng hộp tủ riêng. Bạn cũng nên phân loại mỹ phẩm theo nhóm như: chăm sóc mặt, chăm sóc da toàn thân, chống nắng, toner, tẩy trang, trang điểm… để trong quá trình mua sắm, khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm hơn.

Một lưu ý nhỏ: Bạn nên tìm hiểu và lấy báo giá từ 2 đơn vị thi công trở lên trước khi làm nhé.

>>> Xem ngay: Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm xách tay cho người mới

kinh-nghiem-mo-shop-my-pham-nho-3

Hãy thiết kế shop mỹ phẩm sao cho ấn tượng và thu hút được khách hàng

Đặc biệt, hãy đề giá ngay bên dưới sản phẩm để tránh việc mất thời gian tư vấn, và cũng có nhiều khách hàng rất ngại việc phải đề cập giá cả từ nhân viên.

Nguồn nhập hàng và số lượng nhập

Shop bạn mở ra sẽ không thể kinh doanh nếu không có sản phẩm, điều đó là dĩ nhiên, vì vậy hãy chú ý đến nguồn nhập hàng cũng như số lượng nhập. Về nguồn nhập hàng mỹ phẩm thì bạn hoàn toàn yên tâm bởi hiện nay nguồn hàng mỹ phẩm vô cùng phong phú, bạn có thể nhập từ chợ đầu mối, đại lý hoặc order hàng từ nước ngoài thông qua các trang thương mại điện tử. Trong quá trình nhập hàng luôn ưu tiên tính chất lượng lên hàng đầu.

Về số lượng nhập, bạn nên chia theo đợt, tránh nhập cùng lúc quá nhiều hàng với số lượng lớn. Như vậy, bạn sẽ kiểm soát được đầu vào cũng như phân tích được thị hiếu sử dụng mỹ phẩm của khách hàng để điều chỉnh cho đợt hàng tiếp theo.

Quản lý và vận hành cửa hàng

Một số trường hợp hay gặp hiện nay là shop bán hàng rất tốt nhưng lợi nhuận mang lại không còn thậm trí phá sản. Vậy đâu là lý do, cùng xem dưới đây

– Thất thoát hàng hòa trong quá trình kinh doanh

– Không kiểm soát được lượng hàng cũng như hàng sắp hết date

– Công nợ khách không quản lý được

– Kiểm soát tiền lời và tiền vốn không hiệu quả

Vậy nên để tránh các trường hợp bạn mặc phải như trện bạn cần

– Thường xuyên học tập, trau dồi kiến thức kinh doanh của mình

– Quản lý tiền một sách chắc chắn, hoặc bạn cũng có thể tham gia các khóa quản lý kinh doanh tại các trung tâm

– Kiểm soát được lượng hàng cũng như số hàng còn tồn đọng lại để kịp thời có phương án giải quyết.

Với những kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ mà Unica chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn kinh doanh thành công hơn.

Tags: Kinh doanh