Khi chọn mua bất kì một mặt hàng Nhật nào, người dùng cần nắm được cách đọc hạn sử dụng Nhật để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi quyết định sử dụng sản phẩm đó. Bài viết dưới đây sẽ mang đến mẹo xác định hạn dùng hàng Nhật dễ dàng để bạn tham khảo.
Cách đọc hạn sử dụng hàng Nhật
Với hàng Nhật, bạn có thể đọc hạn sử dụng bằng cách quan sát bao bì, kiểm tra mã batch code,… Tuy nhiên, tất cả những phương án tra cứu hạn dùng của hóa mỹ phẩm Nhật Bản được liệt kê dưới đây đều chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách đọc hạn sử dụng qua quan sát bao bì sản phẩm
Khi tra hạn sử dụng của hàng nội địa Nhật, có 3 thông tin trên bao bì bạn cần quan tâm gồm hạn sử dụng khi chưa mở nắp, ngày sản xuất và hạn dùng sau khi mở nắp.
Hạn sử dụng hàng Nhật khi chưa mở nắp
Hạn sử dụng hàng Nhật thường được ghi ở phần cuối trên bao bì sản phẩm. Những sản phẩm được bọc trong hộp giấy thì hạn sử dụng thường sẽ được in ở nắp và đáy hộp.
Bạn có thể đọc hạn sử dụng của hàng Nhật tại phần dưới, mặt bên của bao bì.
Thông thường, hàng nội địa Nhật sẽ có hạn sử dụng kéo dài từ 1.5 năm đến 3 năm kể từ ngày sản xuất ghi trên bao bì. Cách ghi hạn sử dụng của Nhật Bản thường được viết theo thứ tự năm/tháng/ngày ngược với cách ghi hạn sử dụng của sản phẩm Việt Nam.
Ví dụ: Nếu trên bao bì viết là 2021/05/29 thì ngày 29/05/2021 sẽ là ngày sản phẩm sẽ hết hạn.
Ngày sản xuất
Luật pháp của Nhật không bắt buộc ghi ngày sản xuất trên bao bì sản phẩm. Tất cả quy tắc đọc ngày sản xuất dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không áp dụng cho mọi mặt hàng:
Vị trí ghi ngày sản xuất: Ngày sản xuất trên bao bì hàng Nhật thường được ghi bên trên/dưới hạn sử dụng, ở phần cuối trên bao bì của sản phẩm.
Cách xem ngày sản xuất ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM THÔNG THƯỜNG của Nhật:
- Người Nhật lấy bảng chữ cái Alphabet để quy định tháng. Ví dụ, A là tháng 1, B là tháng 2, C là tháng 3,… Còn về số năm, họ sẽ rút ngắn lại còn 1 hoặc hai con số.
- Ví dụ, sản phẩm có hạn là năm 2019, con số sẽ được ghi thành 19, 2009 thì sẽ rút lại còn 9. Có trường hợp, các chữ cái A,B,C… tương đương số cuối cùng của năm.
- Bạn hãy lưu ý, quy tắc ghi ngày sản xuất của hàng Nhật là Năm-tháng-ngày, ngược lại với cách ghi ngày của sản phẩm Việt Nam.
Cách đọc ngày sản xuất đối với THỰC PHẨM của Nhật: Ngày sản xuất thực phẩm Nhật không thể hiện trực tiếp trên bao bì nên cần phải tính bằng cách trừ thời gian ngược lại từ hạn sử dụng dựa theo vòng đời.
Sản phẩm trên ghi hạn sử dụng là 09/2022. Nếu sản phẩm có vòng đời 3 năm, có thể suy ra sản phẩm được sản xuất vào năm 2019.
Hạn sử dụng hàng Nhật sau khi mở nắp
Một số hãng sữa Nhật in ký hiệu hộp tròn mở nắp kèm ký tự theo quy tắc Con số + M (ví dụ: 3M, 6M…) trên bao bì để chỉ hạn sử dụng sau khi mở nắp. Ký hiệu này thường nằm ở mặt sau của bao bì, gần mã vạch. Trong đó:
- Con số: Số tháng sử dụng sản phẩm sau khi mở nắp
- M: Viết tắt của Month (tháng)
Ví dụ: Nếu trên bao bì in ký hiệu hộp tròn mở nắp kèm ký tự 24M thì bạn hiểu rằng hạn mở nắp của sản phẩm là 24 tháng kể từ ngày mở nắp.
Nhìn vào hình hộp mở nắp có số 12, bạn biết được sau khi mở nắp sản phẩm sử dụng được trong vòng 12 tháng.
Cách xem hạn sử dụng qua kiểm tra batch code (chỉ áp dụng cho hàng mỹ phẩm)
Một trong những cách kiểm tra hạn sử dụng hàng Nhật nội địa được áp dụng phổ biến với mỹ phẩm chính là sử dụng batch code. Batch code là công cụ hữu ích giúp bạn dễ dàng biết được hạn sử dụng của sản phẩm nếu bạn hiểu được cách quy định mã của mỗi công ty.
Trước tiên, bạn cần hiểu Batch Code là một dãy các chữ và số quy định số lô và ngày sản xuất của sản phẩm.
Tuy mỗi công ty sẽ có cách quy định Batch code riêng, nhưng vẫn có những cách quy định chung về loại code này đối với hàng nội địa Nhật. Cụ thể:
Quy định năm bằng số, tháng bằng thứ tự bảng chữ cái:
Batch Code thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó bạn chỉ cần quan tâm đến 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái).
Ví dụ: Batch code là 6E4. Số 6 đầu tiên chính là năm sản xuất 2016, chữ E là tháng 5 (A là tháng 1, B là tháng 2,…). Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào tháng 05/2016.
Batch Code trên sản phẩm là 8J08, có nghĩa là sản phẩm được sản xuất vào tháng 10/2018.
Quy định năm bằng thứ tự bảng chữ cái, tháng bằng số/chữ
Trái ngược với quy định trên, quy định này lấy bảng chữ cái để thể hiện năm sản xuất. Theo thứ tự bảng chữ cái thì A là năm 2000, B là năm 2001, C là 2002,… Còn tháng sản xuất sẽ ghi bằng chữ số hoặc đánh theo bảng chữ cái, A là tháng 1, B là tháng 2,…. Bạn chỉ cần quan tâm tới 2 ký tự đầu của batch code.
Ví dụ: Sản phẩm có batch code là E8A2. Chữ E ở đầu là số cuối của năm, vậy sản phẩm được sản xuất vào năm 2005. Số 8 ở vị trí thứ 2 tương ứng với tháng 8. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào tháng 09/2005.
Dựa vào batch code GC56YA, ta biết được sản phẩm được sản xuất vào tháng 3/2007 (G là năm 2007, C là tháng 3).
Nhược điểm của batch code dạng này là cứ 10 năm nhà sản xuất sẽ lặp lại 2 chữ số đầu batch code một lần nữa. Vì thế, người dùng phải tự suy luận và tính toán để biết được ngày sản xuất của sản phẩm.
Quy định năm bằng số và kiểu ngày Julian: Ví dụ, batch code của sản phẩm dưới đây là dãy số 2226. Số 2 đầu tiên cho biết sản phẩm được sản xuất vào năm 2012, 3 số “226” là ngày Julian, có nghĩa là sản phẩm được sản xuất vào ngày thứ 226 của năm. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào khoảng tháng 7/2012.
Batch code của sản phẩm được viết theo ngày Julian.
Cách tra hạn sử dụng dựa vào năm ra mắt của mẫu mã sản phẩm mới
Các sản phẩm nội địa Nhật thường xuyên thay đổi mẫu mã. Vậy nên bạn có thể dựa vào năm mẫu mã mới ra mắt để biết được thời gian sản xuất và hạn sử dụng của sản phẩm đó.
Ví dụ: Nếu mẫu mã mới của sản phẩm được hãng sản xuất giới thiệu vào năm 2021 và quy định hạn sử dụng sản phẩm đó là 3 năm thì năm hết hạn của nó sẽ là 2024.
Xem thêm: Đồ Nhật nội địa cho bé: Vô vàn sản phẩm – Ngập tràn ưu đãi
Hỏi – đáp về cách kiểm tra hạn sử dụng hàng Nhật nội địa
Trong quá trình đọc hạn sử dụng của Nhật, bạn có thể sẽ phát sinh một số câu hỏi liên quan đến việc có thể kiểm tra hạn dùng bằng mã vạch không và còn cách nào khác để làm được việc này ngoài những cách đã liệt kê ở trên. Sakuko sẽ giúp bạn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó.
Có thể tra hạn sử dụng hàng nội địa Nhật bằng mã vạch không?
Không, vì hàng Nhật rất thường thay đổi mẫu mã chứ không phải lúc nào cũng thay đổi mã vạch. Có trường hợp mã vạch được hãng giữ nguyên nhiều năm và nó không thể giúp bạn tính ngày sản xuất. Các trang web kiểm tra mã vạch chỉ đơn thuần cho biết về ngày đăng ký mã vạch.
Còn cách xem hạn sử dụng hàng Nhật nội địa nào khác không?
Đối với một số trường hợp hiếm, các thông tin về hạn sử dụng nêu trên có thể không rõ ràng khiến bạn gặp khó khăn khi kiểm tra. Khi đó có một cách khác để kiểm tra hạn sử dụng của hàng Nhật Bản đó là liên hệ qua email của hãng để hỏi trực tiếp.
*
Mong rằng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn biết cách đọc hạn sử dụng của Nhật. Để mua hàng Nhật đảm bảo hạn sử dụng, bạn có thể ghé Sakuko Japanese Store. Các sản phẩm của Sakuko thường có tem phụ tiếng Việt ghi rõ hạn sử dụng. Hãy liên hệ tới fanpage và website hoặc ghé cửa hàng/siêu thị Sakuko gần nhất để mua sắm nhanh nhất.