Tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Cách giảm cân thế nào?

Tuổi dậy thì là độ tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và ngoại hình. Ở tuổi này nhiều trẻ bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Cũng vì điều này mà rất nhiều người quan tâm tuổi dậy thì có nên giảm cân không? Để giải đáp thắc mắc này bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây.

Tuổi dậy bé trai thường bắt đầu từ 9-18 tuổi, ở bé gái thường từ 8-18 tuổi. Ở giai đoạn 9-14 tuổi hầu như các bậc cha mẹ ít nhận thấy những dấu hiệu dậy thì của con cái. Tuy nhiên, thời điểm này cơ thể trẻ đã bắt đầu sản xuất hormone là hormone LH và hormone FSH. Sự thay đổi của hormone khiến các bé tuổi này có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và ngoại hình. Đây cũng là thời điểm cơ thể các bé phát triển mạnh, nhiều trẻ gặp vấn đề về cân nặng. Đó cũng chính là lý do nhiều người quan tâm đang ở tuổi dậy thì có nên giảm cân không?

1. Nguyên nhân gây tăng cân ở tuổi dậy thì

tuổi dậy thì có nên giảm cân

Dậy thì là độ tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và ngoại hình

Béo phì ở trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì chính là một mối quan tâm hàng đầu mà cha mẹ cần chú ý. Việc cân bằng năng lượng, nội tiết tố và chế độ dinh dưỡng gây ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tăng trưởng, phát triển. Những trẻ em béo phì thường có chiều cao nhiều hơn so với giới tính, tuổi tác, có xu hướng trưởng thành sớm hơn những trẻ em gầy ốm. Một số nguyên nhân khiến cho trẻ ở độ tuổi dậy thì dễ bị tăng cân bao gồm:

  • Tốc độ chuyển hóa năng lượng giảm khi trẻ vào độ tuổi dậy thì: Trẻ có khuynh hướng ít sử dụng năng lượng hơn, tăng thời gian nghỉ ngơi lên đáng kể so với lúc còn nhỏ. Vì sự vận động giảm xuống nên phần lớn năng lượng dư thừa sẽ bị chuyển hóa thành chất béo khiến trẻ dễ dàng bị béo phì.
  • Tăng lượng calo tiêu thụ hằng ngày lên mức cao hơn so với nhu cầu thực tế mà cơ thể cần. Nguyên nhân của vấn đề này là do hormone kích thích tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì tăng với nồng độ cao. Trẻ sẽ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, tiêu thị nhiều tinh bột, bánh kẹo, nước ngọt.
  • Lối sống sinh hoạt không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn vặt. Bên cạnh đó, xã hội phát triển khiến trẻ giảm vận động thể chất, thích ngồi một chỗ chơi điện tử, sử dụng mạng internet cùng các thiết bị công nghệ, tăng thời gian nghỉ ngơi thụ động.

2. Tuổi dậy thì có nên giảm cân không?

Ở bất kỳ tuổi nào khi cân nặng quá cao thì bạn cũng cần giảm cân nếu chỉ số cân nặng vượt quá mức cho phép, béo phì. Để biết cân nặng có quá cao hay không bạn có thể dựa vào chỉ số BMI. Để tính chỉ số này bạn có thể làm theo công thức:

  • BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
  • Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Để biết mình đang có cân nặng bạn có thể dựa theo bảng dưới đây.

Nếu trẻ có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 thì có thể xác định là trẻ đang bị thừa cân. Đây là thời điểm cần giảm cân để trẻ có ngoại hình cân đối, sức khỏe ổn định và tránh được những căn bệnh do tình trạng thừa cân gây ra.

tuổi dậy thì có nên giảm cân

Nếu trẻ ở độ tuổi dậy thì có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25 thì cần giảm cân

3. Tuổi dậy thì có cần thiết phải giảm cân không?

Những bạn trẻ tuổi dậy thì thường mơ ước có một thân hình lý tưởng giống một người mẫu, người nổi tiếng mà trẻ thần tượng. Điều này là lý do khiến bé chú trọng nhiều đến việc phải giảm cân. Đôi khi, bé thực hiện những biện pháp giảm cân không tốt cho sức khỏe. Vậy tuổi dậy thì có nên giảm cân không và việc giảm cân có cần thiết không?

Tuy nhiên, cân nặng thay đổi không phải là dấu hiệu bắt buộc trẻ phải giảm cân. Khi bước lên cân, chỉ số sẽ thể hiện cân nặng của mỡ, xương, cơ, những cơ quan nội tạng, những gì đã ăn hoặc uống trước khi cân. Đây là con số không nói chính xác cơ thể đã nhận và mất những gì.

Chưa hết, cơ thể ở tuổi dậy thì sẽ có nhiều thay đổi lớn, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chiều cao và cân nặng. Các hormone được giải phóng trong giai đoạn này sẽ khiến các bé gái bị tăng mỡ và các bé trai tăng cơ. Ở những bạn nữ, cơ thể sẽ tạo ra nhiều chất béo giúp bụng, đùi và ngực đầy đặn, phần hông rộng hơn, mông to hơn. Đây là những thay đổi bình thường nhưng có lúc sẽ khiến bé tự ti, tự cảm thấy mình béo lên và bị thừa cân nặng.

Chính vì thế, nếu con bạn có ý muốn giảm cân, bạn hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu xem bé có thật sự thừa cân hay không. Trong một vài trường hợp, đây chỉ là nỗi ám ảnh về cân nặng do tâm lý. Để chắc chắn hơn, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những lo lắng của mình và bé về cân nặng tăng trong độ tuổi dậy thì.

4. Cách giảm cân ở tuổi dậy thì an toàn, lành mạnh

Dậy thì là độ tuổi để trẻ phát triển và hoàn thiện cả thể chất và trí tuệ. Do vậy, việc giảm cân cũng sẽ có những khác biệt để trẻ vừa khỏe mạnh vừa tránh được việc thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến gián đoạn phát triển chiều cao và cân nặng. Dưới đây là cách giảm cân hiệu quả cho tuổi dậy thì.

4.1. Chế độ dinh dưỡng

tuổi dậy thì có nên giảm cân

Chế độ dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến cân nặng của trẻ

Ở tuổi dậy thì bạn cần xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát cân nặng nhưng không làm trẻ chậm lớn. Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng là nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau.

  • Rau xanh: Đây là nguồn thực phẩm chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất, chất xơ nhưng thường chứa ít calo. Do vậy, bạn có thể cho trẻ dậy thì ăn nhiều để no bụng và kiểm soát được cân nặng.
  • Thịt trắng và cá: Đây là loại thực phẩm có hàm lượng đạm cao, lượng calo thấp có khả năng giúp no lâu. Đồng thời bổ sung loại thịt trắng và cá trắng giúp trẻ phát triển hệ cơ bắp mà không sợ béo phì.
  • Chất béo lành mạnh: Những loại chất béo lành mạnh bạn có thể được tìm thấy ở dầu oliu, cá hồi, cá trích, cá basa,…
  • Tinh bột khó chuyển hóa: Những loại tinh bột khó chuyển hóa như khoai tây, khoai lang, gạo lứt, yến mạch,… giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra lâu hơn, điều này khiến trẻ ít bị đói bụng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần tránh không để trẻ nạp vào cơ thể quá nhiều loại thực phẩm có lượng calo cao nhưng không chứa chất dinh dưỡng nhiều như: Nước ngọt, thức ăn nhanh, thức uống chứa nhiều đường, đồ ăn chiên rán,…..

4.2. Luyện tập thể thao

Tuổi dậy thì có nên giảm cân? Có và một cách để kiểm soát lượng calo là luyện tập thể thao nhiều hơn. Những môn thể thao như: Chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ,…. sẽ giúp trẻ ở độ tuổi dậy thì phát triển chiều cao, đồng thời giảm cân đáng kể.

Khi áp dụng những cách giảm cân, cách giảm mỡ bụng tuổi dậy thì như trên mà trẻ không có nhiều thay đổi về cân nặng thì bạn nên liên hệ đến chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ bởi rất có thể bé đang gặp vấn đề về bệnh lý.

tuổi dậy thì có nên giảm cân

Luyện tập thể thao là điều cần thiết để kiểm soát cân nặng

5. Những sai lầm cần tránh khi giảm cân ở tuổi dậy thì

Trong quá trình giảm cân ở tuổi dậy thì, trẻ không nên cố gắng giảm nhiều và nhanh hoặc áp dụng các phương pháp giảm cân tiêu cực. Nguyên nhân là chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm mà ba mẹ cần lưu ý:

5.1. Nhịn ăn để giảm cân

Phương pháp giảm cân này thường được nghĩ đến nhiều nhất khi con người có ý định giảm cân. Ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu rằng biện pháp này chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn gây phản tác dụng.

Khi nhịn đói, bỏ bữa, cơ thể bạn sẽ cảm thấy đói quá mức, trẻ có thể ăn nhiều hơn. Nếu chưa đến thời gian ăn bữa chính, trẻ sẽ thèm ăn các món ăn vặt không tốt cho sức khỏe, hậu quả kéo theo là dễ bị tăng cân thay vì giảm cân. Bỏ bữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, hay cáu gắt, uể oải, không có tinh thần học tập, kém tập trung, thiếu năng lượng.

5.2. Tuân thủ chế độ ăn kiêng hà khắc

Một vài chế độ ăn kiêng yêu cầu cần loại bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm và điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tuổi dậy thì. Việc áp dụng thực đơn ăn kiêng để giảm cân có thể khiến cơ thể bị thiếu chất, thiếu điều kiện để phát triển chiều cao tốt nhất.

5.3. Dùng thực phẩm ăn kiêng hoặc uống thuốc giảm cân

Các loại thuốc hoặc thực phẩm hỗ trợ giảm cân có thể mang đến kết quả nhanh nhưng đa phần chúng không được kiểm định về độ an toàn và chất lượng. Nguy hiểm hơn, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Việc cho trẻ sử dụng những sản phẩm này cần hết sức thận trọng. Đa phần chúng đều có chứa chất béo không lành mạnh, chất làm ngọt nhân tạo cùng các thành phần khác không tốt cho sức khỏe.

tuổi dậy thì có nên giảm cân

Trẻ không nên uống thuốc giảm cân

5.4. Cắt giảm hoàn toàn các thực phẩm có chứa chất béo

Đa phần mọi người thường cắt giảm các thực phẩm giàu chất béo ra khỏi thực đơn ăn uống khi có ý định giảm cân. Tuy nhiên, đây là điều không nên làm đối với trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Cắt bỏ các thực phẩm giàu chất béo sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Nếu bé muốn giảm cân, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa nguồn chất béo tốt cho sức khỏe như dầu ô liu, các loại hạt, á béo và hạn chế ăn chất béo không lành mạnh như thức ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ…

5.5. Luyện tập thể dục quá sức

Trẻ cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Đừng vì muốn giảm cân nhanh mà ép cơ thể luyện tập quá sức nhé! Chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, thể chất, thậm chí còn khiến con bạn bị rối loạn ăn uống.

Trên đây là giải đáp thắc mắc tuổi dậy thì có nên giảm cân? Có thể thấy, ở bất cứ độ tuổi nào thừa cân béo phì cũng gây ra những tác động xấu đến cơ thể. Do vậy, khi bạn gặp tình trạng thừa cân thì hãy tích cực thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với luyện tập thể thao. Lựa chọn luyện tập với máy chạy bộ, xe đạp tập là cách làm được nhiều bạn trẻ tuổi dậy thì áp dụng để kiểm soát cân nặng thành công.