Cạnh tranh trên thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam

I. Tổng quan thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam 1.Một số đặc điểm vĩ mô của Việt Nam

2. Thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam 1 Tăng trƣởng của ngành mỹ phẩm

2.2 Cạnh tranh trên thị trƣờng mỹ phẩm Việt Nam

Những công ty quốc tế chiếm lĩnh hơn 90% thị phần trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam từ năm 2000. Trong khi đó, những công ty nội địa, dù là những thương hiệu nổi tiếng cũng đang mất dần thị phần và họ dường như đang đấu tranh để giữ vững vị thế hiện tại của mình [14].

Sự xuất hiện ngày càng nhiều và phổ biến của các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài có thể được nhận thấy rõ ràng qua các ngành hàng, từ sản phẩm

30

chăm sóc cơ thể gồm chăm sóc răng miệng, dầu gội,… đến sản phẩm làm đẹp như phấn trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, cho đến ngành sản phẩm chăm sóc cho trẻ em. Những thương hiệu nước ngoài không chỉ dẫn đầu rộng rãi về sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cơ thể mà còn bao phủ cả thị trường sản phẩm phổ thông đến sản phẩm cao cấp. Một vài công ty nổi tiếng như Unilever Việt Nam, Procter & Gamble Việt Nam, Beiersdorf AG chuyên về các sản phẩm phổ thông và Shiseido, L’Oréal, Kanebo chuyên về các thương hiệu cao cấp. Hiện có khoảng 200 công ty nội địa sản xuất và phân phối các sản phẩm làm đẹp tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ có 10 công ty khá nổi tiếng, nổi trội nhất có Mỹ phẩm Sài Gòn, Thorakao và Mỹ phẩm Lana [34].

Những câu chuyện về sự thành công như Công ty cổ phần sản xuất hàng gia dụng quốc tế với thương hiệu thắng lợi trên nội địa Việt Nam như X – Men, Dr Men bây giờ rất khó tìm thấy. Những nhà sản xuất nội địa thấy rằng rất khó để cạnh tranh với các công ty nước ngoài, những đối thủ đã chiếm lĩnh thị trường chăm sóc cá nhân và chăm sóc sắc đẹp ở Việt Nam trong thời gian rất lâu. Hầu hết những công ty nội địa là những công ty vừa và nhỏ với số vốn và năng lực sản xuất còn rất giới hạn. Vậy nên họ ở vị thế bất lợi hơn về quy mô kinh tế và ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm và các hoạt động marketing.

Những công ty nội địa đang nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với các đối thủ nước ngoài, trước tiên bằng cách phát triển hệ thống phân phối, tiếp theo đó là sự xuất hiện của họ ngày càng nhiều hơn ở các siêu thị, kênh phân phối quan trọng nhất của của ngành chăm sóc cơ thể và chăm sóc sắc đẹp. Ví dụ, Mỹ phẩm Sài Gòn đã bắt đầu giới thiệu sản phẩm của họ ở chuỗi siêu thị Co-op Mart. Những nhà sản xuất nội địa cũng xây dựng những chiến lược nhằm mục tiêu vào phân khúc thấp của thị trường ở những khu vực thị trường chưa được khai thác như là những vùng nông thôn để tăng doanh số của mình.

Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn cho các các công ty nội địa. Chất lượng sản phẩm nội địa rất tốt nhưng các công ty lại không chú trọng vào thiết kế bao bì và quảng cáo, đây thường là hai yếu tố lớn nhất ảnh hưởng và khuyến khích người tiêu dùng mua hàng. Xây dựng thương hiệu là một yếu tố quan trọng khác nhưng

31

cho đến hiện tại chỉ có vài công ty nội địa đã xây dựng thành công thương hiệu ở phạm vi quốc gia và còn nhiều thương hiệu nội địa khác không hề được người tiêu dùng Việt Nam biết đến dù chất lượng sản phẩm không hề thua kém.

Môi trường trong ngành chăm sóc cá nhân và chăm sóc sắc đẹp nói chung và ngành chăm sóc da nói riêng đã được dự đoán sẽ nhanh chóng trở nên cạnh tranh hơn trong tương lai. Sự cạnh tranh không chỉ giữ những công ty đa quốc gia với nhau và còn giữ những công ty đa quốc gia và các công ty nội địa với nhau. Mặc dù tình thế sẽ không thể sớm thay đổi và những công ty nước ngoài và các công ty đa quốc gia tiếp tục duy trì sự thống lĩnh trên thị trường Việt Nam, những công ty nội địa sẽ hợp tác với nhau để cạnh tranh trên thị trường và tạo ra doanh số cho mình. Khi những công ty nội địa hiểu được sự quan trọng của thương hiệu và các hoạt động marketing họ sẽ biết học cách sử dụng những công cụ để tận dụng những lợi thế của mình trên thị trường nội địa.