Những vấn đề pháp lý cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm

Những vấn đề pháp lý cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm là gì? Điều kiện để mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường là gì? Doanh nghiệp muốn kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu thì phải đáp ứng các điều kiện nào? Trình tự và hồ sơ đăng ký kinh doanh mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam quy định ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc có thêm thông tin về quy định của pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm.

Kinh doanh mỹ phẩm

Kinh doanh mỹ phẩm

>> Xem thêm: Quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh

Điều kiện mỹ phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam

Để lưu hành mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm cần phải công bố sản phẩm mỹ phẩm đến Cục Quản lý dược Việt Nam. Các nội dung phải công bố theo quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT theo phụ lục số 01-MP, bao gồm:

  • Tên nhãn hàng và tên sản phẩm
  • Thông tin về nhà sản xuất/đóng gói
  • Thông tin về tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
  • Thông tin về người đại diện pháp luật của công ty
  • Thông tin về công ty nhập khẩu
  • Danh sách thành phần
  • Cam kết

Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu sẽ thực hiện khai thông tin trên Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo mẫu phụ lục số 01-MP tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT.

Để kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cần phải đáp ứng điều kiện về sở hữu trí tuệ đó là nhãn hiệu mỹ phẩm không được trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh

Điều kiện kinh doanh

Nhãn hàng hóa đối với mỹ phẩm

Nhãn mỹ phẩm là nơi ghi những nội dung thông tin cơ bản của mỹ phẩm để người mua biết và sử dụng đúng đối với sản phẩm mỹ phẩm. nhãn mỹ phẩm có thể là bản vẽ, bản in, bản chụp của chữ, hình vẽ, chạm, khắc trực tiếp lên sản phẩm. Việc ghi nhãn mỹ phẩm phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm và Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Nội dung cần phải có trên nhãn mỹ phẩm theo quy định của pháp luật bao gồm:

  • Tên và chức năng của sản phẩm;
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Thành phần công thức đầy đủ
  • Tên nước sản xuất
  • Tên và địa chỉ của cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
  • Định lượng của sản phẩm
  • Số lô sản xuất
  • Ngày sản xuất hoặc hạn dùng của sản phẩm
  • Lưu ý về an toàn khi sử dụng

Trong trường hợp nhãn sản phẩm không thể ghi đầy đủ các thông tin theo quy định thì bắt buộc phải ghi tên sản phẩm, số lô sản xuất lên nhãn gốc của sản phẩm. Các thông tin còn lại có thể ghi trên nhãn phụ của sản phẩm.

Nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa

Những điểm cần lưu ý khi quảng cáo mỹ phẩm

Việc quảng cáo là hình thức truyền tải nội dung, thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. Quảng cáo mỹ phẩm các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nội dung quảng cáo phải có đầy đủ các thông tin về tên sản phẩm, tính năng, dụng của sản phẩm, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường, lưu ý khi sử dụng sản phẩm.
  • Các đơn vị chỉ được phép quảng cáo khi có phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo
  • Nội dung quảng cáo mỹ phẩm có thể thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng
  • Nội dung quảng cáo phải phù hợp với các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm và phải tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của ASEAN.

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm

Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và quy định của Bộ Y tế liên quan đến sản phẩm mỹ phẩm bán ra trên thị trường.

>> Xem thêm: Điều khoản cơ bản nào trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo mỹ phẩm?

Điều kiện kinh doanh

Để kinh doanh mỹ phẩm doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh sau đó thực hiện thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước sản phẩm đưa ra trên thị trường, và mỹ phẩm chỉ được phép lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

>> Xem thêm: Kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt ra sao?

Thủ tục đăng ký kinh doanh mỹ phẩm

Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mỹ phẩm chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 21, 22, 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty
  • Điều lệ công ty
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của thành viên trong công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông của công ty.

Việc đăng ký kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư

Để thực hiện thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT, bao gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm tại nước xuất xứ
  • Hợp đồng ủy quyền của nhà sản xuất
  • Công thức thành phẩm của sản phẩm
  • Thông tin sản phẩm

Việc thực hiện thực hiện tại Cục quản lý Dược Việt Nam.

Trên đây là những vấn đề pháp lý cần phải biết khi kinh doanh về mỹ phẩm. Trình tự thủ tục cần thực hiện khi muốn đăng ký kinh doanh mỹ phẩm tại thị trường Việt Nam. Bạn đọc có thắc mắc liên hệ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn kịp thời và nhanh chóng.

4.95 (19 bình chọn)