8 TẬP ĐOÀN THỐNG TRỊ NGÀNH MỸ PHẨM THẾ GIỚI

LVMH

Năm 1987, Louis Vuitton sáp nhập với Moët & Chandon và Hennessy để hình thành LVMH. Từ đó đến nay, tập đoàn này đã thêm vào bộ sưu tập sang chảnh của mình nhiều thương hiệu cao cấp nổi tiếng thế giới.

Chỉ tính riêng trong năm 2017, LVMH đã mua lại Christian Dior và Maison Francis Kurkdjian, song song với đó là dòng trang điểm Fenty Beauty của Rihanna ra mắt tại các cửa hàng Sephora và Harvey Nichols.

Johnson & Johnson

Sau các vụ mua lại lớn của Mỹ như Neutrogena vào năm 1994 và Aveeno vào năm 1999, Johnson & Johnson đã hướng ra nước ngoài để nâng tầm quy mô của tập đoàn. Năm ngoái, Johnson & Johnson đã giới thiệu thương hiệu vệ sinh cá nhân nổi tiếng của Pháp là Le Petit Marseillais đến thị trường Mỹ sau khi mua lại công ty vào năm 2006.

P & G

Công ty sản phẩm tiêu dùng lớn nhất thế giới đã nhanh chóng cắt giảm danh mục đầu tư trong vài năm qua, tập trung vào các thương hiệu cốt lõi đem lại phần lớn doanh thu. Đồng thời, P&G cũng sát nhập các đối thủ cạnh tranh như thương hiệu chăm sóc da Snowberry có trụ sở tại New Zealand.

Estee Lauder

Bất chấp cảnh báo “ngày tận thế của ngành bán lẻ” cũng như các tuyên bố về thế hệ Thiên niên kỷ sẽ giết chết các ngành truyền thống, Estee Lauder vẫn phát triển mạnh mẽ, cùng với đó là việc bổ sung thành công các thương hiệu thân thiện với thế hệ trẻ vào danh mục đầu tư của mình. Vụ mua lại lớn nhất của công ty có trị giá 1.45 tỉ USD cho Too Faced vào năm 2016, mở rộng độ phủ các cửa hàng của Estee Lauder và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu của công ty trong quý 1 năm 2018.

L’Oreal

Liên tiếp mở rộng quy mô tập đoàn với các vụ mua bán sát nhập có giá trị cao. L’Oreal mở rộng tầm ảnh hưởng ra quốc tế bằng việc mua bán các nhãn hiệu đang lên, các sản phẩm mà tập đoàn này có dấu hiệu tụt hậu. Và chiến lược này của họ đã thành công lớn với doanh thu gần 30 tỉ USD trong năm ngoái.

Unilever

Unilever, chủ sở hữu các thương hiệu phổ biến như Vaseline, Suave và Dove, cũng dựa vào các thương vụ mua bán sát nhập với các thương hiệu chăm sóc sắc đẹp cá nhân nhỏ hơn để nhanh chóng tiếp cận các xu hướng mới trong ngành mỹ phẩm.

Gần đây, việc mua lại các thương hiệu đang là xu hướng tiêu dùng mới như Naturals của Schmidt, Sundial, và Carver Hàn Quốc đã giúp tập đoàn này hướng đến đối tượng khách hàng Thiên niên kỷ toàn cầu.

Shiseido Group

Sau nhiều năm thực hiện chiến lược mua bán sát nhập các thương hiệu nhỏ hơn, Tập đoàn mỹ phẩm làm đẹp hàng đầu Nhật Bản gần đây đã đầu tư vào các công ty công nghệ khởi nghiệp để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng tại các cửa hàng bán lẻ của họ.

Shiseido cũng đã tăng cường mở rộng ra quốc tế, bao gồm cả việc mua lại Laura Mercier với giá 260 triệu đô la vào năm 2013.

Coty

Công ty có trụ sở tại New York này đang làm mới lại các thương hiệu nổi tiếng của mình như Covergirl. Việc mua một loạt các thương hiệu cũ của P&G năm 2016 và gần đây là thương hiệu bán lẻ ngang hàng Younique và nhà sản xuất thiết bị tạo kiểu tóc GHD đang đem lại kết quả. Các dòng sản phẩm cao cấp vẫn đang đóng góp hầu hết tăng trưởng doanh thu của Coty, đặc biệt là ở các thị trường nước ngoài.