Có nên giảm cân bằng chế độ ăn low carb?

Hiện nay, rất nhiều người lựa chọn giảm cân bằng chế độ ăn low carb. Đây là chế độ ăn kiêng carbohydrate (chất này có trong các loại ngũ cốc và rau củ quả) và đồng thời tăng tỉ lệ protein và chất béo trong khẩu phần ăn. Vậy thực chất, chế độ ăn này có tác dụng giảm cân như mong muốn và có gây hại cho sức khỏe hay không. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

09/05/2020 | Hỏi đáp: xét nghiệm beta hCG có cần nhịn ăn sáng không? 26/04/2020 | Những điều cần làm khi bị dị ứng thức ăn 24/04/2020 | Trẻ biếng ăn là do đâu và cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị biếng ăn?

1. Chế độ ăn low carb là gì?

Low carb là viết tắt của từ Low Carbohydrate, nghĩa là chế độ ăn ít đường và tinh bột. Nói một cách cụ thể hơn chính là chế độ ăn:

Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa tinh bột và đường. Ví dụ như ngô, khoai, sắn, cơm, bánh kẹo và cả những loại trái cây nhiều đường.

Ăn không giới hạn chất đạm (protein) và chất béo có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng sữa,…

<a href= Low-carb là chế độ ăn tăng cường protein.

Rất nhiều người cho rằng, đây là chế độ ăn kiêng khá thoải mái vì không phải khổ sở nhịn ăn, chịu đói mà có thể ăn không giới hạn. Mục đích chính của chế độ ăn low carb là giảm cân nhưng đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ tiểu đường và một số bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

1.1. Nguyên lý của Low carb

Bạn có thể hiểu đơn giản như sau, khi cơ thể được dung nạp quá nhiều carbohydrate vào cơ thể, chúng có thể chuyển hóa thành đường glucose trong máu, dẫn tới đường huyết tăng lên. Lúc này cơ thể sẽ tiết nhiều insulin để làm ổn định đường huyết và đồng thời lượng glucose trong máu cũng biến thành mỡ thừa. Đây chính là nguyên nhân gây ra béo phì.

chế độ ăn low carb Áp dụng chế độ ăn low carb, bạn cần loại bỏ tinh bột và thức ăn nhanh.

Vì thế, cắt bỏ nguồn năng lượng từ carbohydrate cũng chính là cách giảm nguy cơ thừa mỡ và đồng thời giúp cơ thể đốt lượng mỡ dư thừa và từ đó đạt mục đích giảm cân.

Carbohydrate thường có trong những loại thực phẩm từ tự nhiên như ngũ cốc, sữa, các loại hạt, một số loại rau và trái cây, các loại mầm, các loại cây họ đậu,… Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng tinh chế Carbohydrate thành bột mì hay một số loại bánh kẹo và đồ uống.

1.2. Các loại thực phẩm trong chế độ ăn low carb

Nếu ăn theo chế độ ăn low carb, bạn phải kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm sau:

Một số loại ngũ cốc và các loại hạt như cơm, bánh mì, ngô, đậu, khoai, hạt điều, mè, đậu nành, đậu phộng,…

Đường, sữa, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt.

Các loại rau củ quả: Khi theo chế độ ăn kiêng này, người ăn kiêng sẽ phải kiêng tuyệt đối một số loại rau và trái cây trong 2 tuần đầu thực hiện, sau đó có thể ăn nhưng trong giới hạn nhất định.

Loại bỏ tất cả các loại thức ăn nhanh, thực ăn chế biến sẵn.

Bên cạnh việc kiêng tuyệt đối những loại thức ăn kể trên, bạn có thể ăn thoải mái những món ăn dưới đây:

  • Tất cả các loại thịt

  • Tất cả các loại trứng

  • Dầu thực vật hoặc dầu làm từ mỡ động vật

  • Tất cả các loại hải sản

  • Một số loại rau có chứa nhiều chất xơ như bí, su hào, măng, cần tây, rau má, rau muống,…

2. Ưu điểm và nhược điểm của chế độ ăn low carb

2.1. Ưu điểm

Giảm cân

Những người có chế độ ăn low carb thường giảm cân hiệu quả hơn so với những người áp dụng giảm cân theo chế độ ăn ít chất béo. Nhưng lưu ý rằng, chế độ này sẽ đạt hiệu quả cao khi giảm cân ngắn hạn. Theo một số nghiên cứu, những trường hợp giảm cân trong khoảng trong vòng 12 tháng hoặc 24 tháng, hiệu quả giảm cân không lớn lắm.

Các chuyên gia cũng giải thích thêm, kết quả giảm cân đạt được không hẳn do sự hạn chế nguy cơ hình thành mỡ thừa hoặc đốt cháy mỡ thừa, mà là vì khi tiêu thụ protein và chất béo, cơ thể chúng ta sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó sẽ không thèm ăn, ăn ít hơn và cuối cùng là giảm cân hiệu quả.

Các lợi ích khác

Bên cạnh việc giảm cân, chế độ ăn low carb giảm tiêu thụ tinh bột nên có thể giúp phòng tránh và cải thiện các bệnh lý do thừa tinh bột gây ra như bệnh tim mạnh và một số hội chứng chuyển hóa như tăng huyết áp hay bệnh đái tháo đường.

2.2. Nhược điểm

Khi lượng tinh bột bị cắt giảm một cách quá đột ngột thì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng như đau đầu, khó thở, yếu cơ, mệt mỏi, táo bón hoặc tiêu chảy,…

chế độ ăn low carb Chế độ ăn low-carb có thể khiến bạn bị đau đầu, mệt mỏi.

Ngoài ra, nếu áp dụng quá lâu dài chế độ ăn này, cơ thể sẽ bị giới hạn quá khắt khe lượng carbohydrate thu nạp làm tăng nguy cơ bị thiếu các loại vitamin và khoáng chất, gây loãng xương và mắc phải nhiều bệnh mạn tính.

Trẻ em không được khuyến khích áp dụng chế độ ăn này vì các em đang trong độ tuổi phát triển và cần phải được bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất.

Tốt nhất, bạn chỉ cần theo chế độ ăn low carb trong khoảng 2 tuần đầu tiên một cách nghiêm ngặt. Sau đó, có thể nới lỏng dần, bạn có thể ăn một chút nếu thấy thèm một số đồ ăn có chứa carbohydrate và yên tâm sẽ không làm mất hiệu quả của chế độ ăn này. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng đây là một phương pháp giảm cân hiệu quả và tốt cho sức khỏe, đồng thời họ cũng muốn áp dụng lâu dài, trở thành một thói quen sống.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả giảm cân tốt và không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ một phương pháp giảm cân nào. Đặc biệt lưu ý, những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc huyết áp cao và phụ nữ đang cho con bú cũng không nên áp dụng chế độ ăn low carb.

chế độ ăn low carb Ngoài chế độ ăn, bạn nên kết hợp vận động để đạt hiệu quả cao khi giảm cân.

Lời khuyên chung của các bác sĩ đối với những ai đang có nhu cầu giảm cân chính là cần phải giảm cân khoa học, không nóng vội, cần thực hiện chế độ ăn uống đa dạng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì vận động mỗi ngày để vừa đạt hiệu quả giảm cân, vừa không gây hại cho sức khỏe.

Bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết về tình trạng sức khỏe của cơ thể ra sao để có hướng điều chỉnh thói quen sinh hoạt hợp lý, cải thiện sức khỏe. Bạn có thể gọi đến 1900 565656 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết về đặt lịch khám sức khỏe và tư vấn về những vấn đề thường gặp.