Cách chăm sóc da non nhanh lành và không bị thâm sẹo

Nếu biết cách chăm sóc da non ngay từ đầu, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để trị thâm sẹo sau này đấy…

1.Cách chăm sóc da non sau khi vết thương lành

1.1 Da non là gì?

Những vết thương do bị bỏng da hay trầy xước sẽ gây tổn thương trực tiếp đến làn da, khiến cho da vùng da đó cần được tái tạo và phục hồi.

Quá trình da tự chữa lành này được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh, giai đoạn tái tạo.

Giai đoạn cuối cùng trong quá trình chữa lành tổn thương của da chính là khi da non xuất hiện.

Làn da non rất mong manh dễ bị tổn thương
Làn da non rất mong manh dễ bị tổn thương

Làn da non lúc này còn rất mỏng manh, non nớt nhưng nó lại là nhân tố quan trọng quyết định độ hoàn thiện của làn da sau tổn thương.

1.2 Nguyên tắc cơ bản trong cách chăm sóc da non

Làn da non rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy bạn cần chăm sóc một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.

Nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc da non đó chính là giữ vết thương được sạch sẽ, bảo vệ da non khỏi tác động mạnh và sử dụng thuốc bôi để nuôi dưỡng vùng da bị tổn thương.

2.Các bước chăm sóc da non để không bị đỏ và thâm

2.1 Giữ vệ sinh vùng da non sạch sẽ

Vùng da non sau rất yếu và nhạy cảm nên trong quá trình vệ sinh hàng ngày, bạn hãy thực hiện thật nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh đến da non.

Cách vệ sinh da non như sau:

  • Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để làm sạch da một ngày 2 lần.
  • Tránh sử dụng các loại sữa rửa mặt, sữa tắm hoặc dung dịch sát khuẩn mạnh lên vùng da non.
  • Sử dụng khăn mềm cho em bé để thấm nước có thể tránh các tổn thương không may lên vùng da này.

2.2 Hạn chế để da non tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Làn da non lúc này đang rất nhạy cảm và dễ bắt nắng. Vậy nên cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh tình trạng vết thương lên da non bị đỏ, bỏng rát hay bong tróc.

Che chắn và sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ làn da
Che chắn và sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài để bảo vệ làn da

Trước khi ra ngoài bạn cần che chắn và sử dụng kem chống nắng, tránh việc da non bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Lưu ý nhỏ, khi chọn kem chống nắng bạn nên chọn loại kem chống nắng vật lý với thành phần an toàn dành riêng cho vùng da nhạy cảm.

2.3 Sử dụng thuốc bôi giúp da non mau lành

Nhiều người lầm tưởng rằng, khi vùng da bị thương bắt đầu quá trình kéo da non là làn da đang tự lành vậy nên không cần bảo vệ nữa, nhưng thực chất đây là suy nghĩ sai.

Tuy vùng da bị thương đã lên da non sẽ có ít khả năng bị nhiễm trùng hơn vết thương hở, nhưng lúc này làn da non vẫn còn rất yếu chưa có khả năng bảo vệ hoàn toàn vùng da bị thương.

Vậy nên, nếu không được bảo vệ thì làn da non lúc này vẫn rất dễ bị nhiễm trùng lại.

Trong giai đoạn này, bạn cần sử dụng các loại thuốc bôi ngừa sẹo trị thâm như Nacurgo, Decurma… giúp bảo vệ, mau lành vết thương để hạn chế tình trạng nêu trên xảy ra.

2.4 Cách chăm sóc da non với các nguyên liệu tự nhiên

Bên cạnh việc bảo vệ da non khỏi tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cách chăm sóc da non nhanh lành. Một số nguyên liệu tự nhiên được khuyên dùng có thể kể đến như rau má, nghệ hay lô hội…

Rau má - nguyên liệu thiên nhiên chăm sóc da non an toàn
Rau má – nguyên liệu thiên nhiên chăm sóc da non an toàn

Những nguyên liệu này đều có tác dụng giúp giảm ngứa, nhanh lành da non hiệu quả. Lưu ý không sử dụng các nguyên liệu tự nhiên này lên các vết thương hở, còn dịch mủ.

2.5 Lưu ý cách chăm sóc da non trên mặt

Vùng da trên mặt vốn dĩ đã rất nhạy cảm, da non trên mặt cũng vì thế mà nhạy cảm hơn rất nhiều. Dùng các loại kem dưỡng da cho mặt là bước rất quan trọng giúp tái tạo, phục hồi da non.

Các loại kem dưỡng da sẽ giúp làn da bạn luôn được giữ được độ ẩm cần thiết, giảm cảm giác thô ráp.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại kem dưỡng chứa vitamin, collagen cũng sẽ giúp quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn, cũng như giúp da mịn màng và khỏe mạnh hơn.

3.Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc da non

3.1 Cạy vảy vết thương

Lớp vảy ở bên ngoài vết thương được hình thành từ hồng cầu, huyết tương và các tế bào miễn dịch khô lại, có tác dụng như một lớp chắn bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các tác nhân xấu bên ngoài.

Việc cạy vảy vết thương sẽ khiến da bị chảy máu và có nguy cơ bị các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào.

Bên cạnh đó, khi bạn cạy vảy vết thương còn khiến quá trình phục hồi của da bị chậm lại và còn có thể gây ra sẹo thâm mất thẩm mỹ cho da.

3.2 Kéo, gãi vết thương

Trong quá trình da non đang tái tạo sẽ kèm theo tình trạng ngứa ngáy tại vùng da non. Đây là hiện tượng hết sức bình thường khi cơ thể phản hồi lại quá trình lành vết thương.

Giai đoạn này, mọi người sẽ cảm thấy rất ngứa và muốn lấy tay kéo, gãi các vết thương… dẫn đến việc các vết thương bị rách.

Gãi hoặc kéo sẽ khiến vùng da non bị tổn thương
Gãi hoặc kéo sẽ khiến vùng da non bị tổn thương

Thay vì gãi, bạn cố gắng chỉ nên xoa nhẹ vào vết thương để làm dịu đi cơn ngứa hoặc có một số thuốc bôi giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy này rất hiệu quả.

Bạn có thể tìm đến bác sĩ để được chỉ dẫn sử dụng các loại thuốc bôi phù hợp với vết thương của mình để giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu này.

4.Một số câu hỏi thường gặp

4.1 Vết thương lên da non trong bao lâu

Thời gian lên da non có thể kéo dài từ 1 tuần, 3 tuần đến 1 tháng tùy vào diệc tích và mức độ tổn thương của da.

Trong khoảng thời gian này cơ thể sẽ tăng sinh các tế bào mới, chữa lành các mô da và mạch máu bị tổn thương.

Khi vết thương lành sẽ có các biểu hiện như lớp vảy cứng khô, co lại cuối cùng là bong da và hoàn tất quá trình hồi phục lành vết thương.

4.2 Bôi gì lên da non để ngừa thâm sẹo

Với các vết thương lên da non bạn có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên bôi lên để giúp ngừa các vết thâm sẹo.

Mật ong, giấm táo hay nha đam đều là những nguyên liệu lành tính có tính kháng khuẩn, làm dịu vết thương giảm cảm giác ngứa ngáy cho vết thương.

Ngoài ra những nguyên liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa và làm mờ vết sẹo.

Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng bộ đôi dung dịch làm sạch và bảo vệ da Nacurgo để giúp bảo vệ, tái tạo da và hạn chế thâm sẹo.

Dung dịch Nacurgo rất an toàn với các vùng da lên da non và các vết thương hở.

Dung dịch xịt Nacurgo giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo da
Dung dịch xịt Nacurgo giúp bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo daư

4.3 Làm sao để vết thương lên da non hết ngứa

Nếu vết thương của bạn không quá nghiêm trọng và các bác sĩ không dặn dò chế độ chăm sóc riêng, bạn có thể thử hai cách sau ngay tại nhà để làm dịu cảm giác ngứa ngáy nhé:

  • Bôi thuốc kháng sinh Histamin lên vùng da non để giúp giảm ngứa với các vết thương ngoài da. Tuy nhiên, hãy kiểm tra kỹ thành phần để chắc chắn là bạn không bị kích ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Các bác sĩ da liễu còn khuyên dùng Vitamin E, Gel lô hội để giúp các cơn ngứa dịu đi.
  • Nacurgo Gel với thành phần từ tinh nghệ và trà xanh với chất gel mát cũng giúp vùng da non dịu cảm giác ngứa ngáy hơn.

Bởi vì làn da non lúc này đang rất mỏng manh, dễ bị tổn thương nên bạn cố gắng không gãi và thật hạn chế xoa vết thương nhé.

4.4 Không nên ăn gì khi vết thương đang lên da non

Khi vết thương đang lên da non bạn cần hạn chế những thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình sinh da thịt đến vết thương như:

  • Rau muống
  • Thịt bò
  • Thịt gà
  • Hải sản và đồ tanh
  • Các thực phẩm chứa nhiều đường
  • Đồ nếp

Đây đều là những thực phẩm cần hạn chế để giúp quá trình lên da non của da được thuận lợi không để lại thâm sẹo.

4.5 Lời khuyên

Cùng với các cách chăm sóc da non thì bạn cùng cẩn bổ sung các dưỡng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp da non nhanh lành mà không để lại sẹo.

Bạn nên thêm các thực phẩm giàu đạm như các loại cá, lươn tép hoặc các thực phẩm chứa các vitamin thuộc nhóm A, B, C, E để đẩy nhanh quá trình tái tạo các mô mới và giúp vết thương mau lành.

Vậy là đọc đến đây bạn đã biết cách chăm sóc da non để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo rồi đúng không? Chúc bạn hạnh phúc và mạnh khỏe nhé