Bỏ túi 7 điều cần biết khi chăm sóc da mụn viêm

Trong các loại mụn thì mụn viêm là loại mụn nguy hiểm và khó điều trị nhất. Nếu không xử lý đúng cách, mụn viêm có nguy cơ để lại sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc da mụn viêm hiệu quả và an toàn trong bài viết dưới đây.

mun viem mụn viêm

I. Mụn viêm là gì?

Mụn viêm là loại mụn có biểu hiện sưng đỏ tại vị trí các nốt mụn. Khi sờ vào nốt mụn viêm, bạn sẽ thấy cảm giác đau đớn. Mụn viêm có mủ rất dễ vỡ khi va chạm nhẹ. Trong ổ mụn thường có dịch màu trắng hoặc vàng chứa vi khuẩn, tế bào chết và tạp chất.

Mụn viêm hình thành từ mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen do không xử lý đúng cách làm lây nhiễm vi khuẩn.

Các vị trí thường nổi mụn: vùng chữ T do đổ nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, mụn viêm có thể xuất hiện ở lưng, ngực, vùng da bị che kín, tiết nhiều mồ hôi.

Mụn viêm rất dễ lan rộng nếu không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây mụn. Tình trạng mụn viêm kéo dài có thể để lại biến chứng như vết thâm, da sần sùi, nặng nhất là sẹo lõm.

II. Phân loại mụn viêm

Dựa vào mức độ viêm, hình dạng mụn và kích thước mụn, chúng ta có thể phân loại mụn viêm thành các loại mụn sau:

  • Mụn viêm đỏ hoặc nốt sẩn đỏ: có biểu hiện sưng đau. Nốt mụn có màu đỏ, thường không thấy nhân. Vì vậy, mụn đỏ rất khó nặn và gây đau đớn khi chạm vào.
  • Mụn mủ: có biểu hiện giống mụn viêm đỏ. Tuy nhiên, mụn mủ rất dễ nhận biết vì đầu mụn thường có mủ trắng hoặc màu vàng nhạt. Mụn mủ rất dễ nặn khi nhân mụn đã chín. Nếu bạn nặn sớm, không hết nhân, mụn mủ có thể tái phát, bị viêm và có nguy cơ hình thành sẹo lõm.
  • Mụn bọc: là các bọc mụn sưng to, chứa rất nhiều mủ. Tuy nhiên, mụn bọc khá cứng, khó nặn hết nhân mụn. Các ổ mụn bị viêm nhiễm khá nặng nên thường sẽ để lại sẹo lồi hoặc lõm sau khi lành lại. Ngoài ra, mụn bọc cũng gây đau nhiều hơn so với mụn đỏ và mụn mủ.
  • Mụn nang: là loại mụn viêm nặng nhất. Mụn nang có kích thước lớn có thể tới 5 – 10mm, gây đau đớn dữ dội. Các nang mụn bị nhiễm khuẩn nặng, nhô cao trên bề mặt da, chứa rất nhiều dịch viêm. Dù có loại bỏ hết nang mụn thì nguy cơ bị sẹo cũng rất cao.

III. Nguyên nhân gây mụn viêm

Khi chăm sóc da mụn viêm cần nắm được 3 yếu tố hình thành mụn viêm sau:

1. Tăng tiết bã nhờn

Tuyến bã nhờn làm nhiệm vụ tiết dầu để cân bằng độ ẩm và tạo hàng rào bảo vệ da khỏi tác động của môi trường. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sẽ tạo ra một lượng dầu thừa quá lớn. Nó sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, giữ lại bụi bẩn và tế bào chết bên trong. Đồng thời, lớp dầu thừa sẽ tạo một môi trường kín cho vi khuẩn phát triển và sinh ra mụn viêm.

cham soc da mun viem chăm sóc da mụn viêm

Hoạt động của tuyến bã nhờn bị chi phối bởi hormon sinh dục nam – androgen. Hormon này cũng có ở nữ giới nên mụn viêm có thể xuất hiện ở tất cả mọi người. Khi cơ thể tiết nhiều hormon này sẽ kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân:

  • Bước vào tuổi dậy thì ở nam và nữ.
  • Ở chu kỳ kinh nguyệt, thời gian mang thai và mãn kinh ở phụ nữ.
  • Sử dụng thuốc ảnh hưởng nội tiết tố: thuốc tránh thai, corticoid, thuốc tiểu đường,…
  • Căng thẳng, stress, ăn uống và sinh hoạt không khoa học,…

2. Sừng hóa cổ nang lông

Sừng hóa cổ nang lông là hiện tượng cổ nang lông bị dày lên khiến lòng ống tiết bị thu hẹp lại. Do đó, dầu nhờn bị ứ đọng, không đảo thải ra ngoài. Khi nó kết hợp với tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ hình thành lên các nhân mụn viêm.

Tình trạng sừng hóa nhanh xảy ra khi quá trình tái tạo tế bào mới thay đổi thất thường. Tốc độ tạo lớp sừng quá nhanh trong khi lớp da chết không được loại bỏ thường xuyên sẽ làm cổ nang lông bị bít lại. Chính vì vậy, bạn cần phải tẩy da chết định kỳ cho da để hạn chế tình trạng này.

3. Do vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes

Vi khuẩn gây mụn viêm chủ yếu là Propionibacterium acnes. Bình thường, chúng tồn tại trên da nhưng không gây ra mụn. Vi khuẩn P.acnes là loài vi khuẩn kỵ khí, phát triển tốt trong môi trường không có oxy. Do đó, chỉ khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa và tế bào chết thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng và gây viêm nhiễm.

Đây là 3 nguyên nhân gây mụn viêm cơ bản nhất. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng mụn viêm:

  • Vệ sinh da không sạch sẽ.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: ăn nhiều đường, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thói quen sinh hoạt không tốt: chạm tay lên mặt, áp mặt vào chăn gối khi ngủ, thức khuya,…
  • Sử dụng mỹ phẩm sai cách: trang điểm nhiều, dùng mỹ phẩm chứa thành phần gây bít tắc, kích ứng da như cồn béo, dầu khoáng, hương liệu,…

Chính vì vậy, để chăm sóc da mụn viêm hiệu quả nhanh chóng, bạn cần loại bỏ tất cả các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ trên.

>>> Xem ngay: Những điều cần làm ngay để thoát khỏi mụn viêm

IV. Chăm sóc da mụn viêm bằng sản phẩm trị mụn không kê đơn

1. Nguyên tắc điều trị mụn viêm

Theo khuyến cáo của các bác sĩ da liễu, nguyên tắc để điều trị mụn viêm bao gồm:

  • Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
  • Giảm tiết bã nhờn.
  • Giảm sừng hóa cổ nang lông.

Để xử lý mụn viêm, biện pháp đầu tiên mà nhiều người áp dụng là sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn. Những sản phẩm này dễ dàng mua và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ thích hợp với trường hợp mụn viêm nhẹ và vừa.

2. Nguyên tắc lựa chọn các sản phẩm khi chăm sóc da mụn viêm

Khi lựa chọn các sản phẩm trị mụn, bạn nên chú ý đến những hoạt chất trị mụn sau:

  • Benzoyl peroxide: Chất oxy hóa mạnh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn P.acnes. Đồng thời, nó còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng đỏ. Tuy nhiên, benzoyl peroxide gây khô da nên bạn chỉ nên dùng sản phẩm này để chấm mụn viêm, không bôi toàn khuôn mặt.
  • AHA/BHA: Có tác dụng bong vảy – bạt sừng, loại bỏ tế bào chết. Từ đó, nó giúp hạn chế bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra, BHA còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng, hạn chế vi khuẩn tái phát. AHA thường ưu tiên cho da khô, BHA tác dụng tốt trên da dầu. Khi dùng AHA/BHA, bạn có thể gặp kích ứng, khô da. Vì vậy, bạn nên bắt đầu từ nồng độ thấp 1 – 5% và dùng với tần suất 2 – 3 lần/tuần.
Tinh chất Paula’s Choice Skin Perfecting 8% AHA Gel
Tinh chất Paula’s Choice Skin Perfecting 8% AHA Gel
  • Hợp chất sulfur (lưu huỳnh): có tác dụng thấm hút dầu và làm xẹp ổ mụn viêm. Tuy nhiên, hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn kém. Do đó, nó chỉ làm giảm tình trạng mụn viêm nhưng không điều trị tận gốc. Bạn cần kết hợp với dung dịch kháng khuẩn như Dizigone để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Acid azelaic: Có tác dụng ngăn nhân mụn đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Để điều trị mụn, acid azelaic thường được dùng với nồng độ 20%.

Khi sử dụng các sản phẩm không kê đơn, bạn cần mất khoảng 2 – 3 tháng sử dụng mới thấy hiệu quả. Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để sử dụng đúng cách và an toàn.

V. Chăm sóc da mụn viêm bằng thuốc kê đơn

Trong trường hợp mụn viêm nặng, không đáp ứng với các thuốc không kê đơn, bạn cần trị mụn bằng hoạt chất mạnh hơn. Các loại thuốc kê đơn cần phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn tự ý sử dụng có thể khiến tình trạng mụn viêm nặng hơn.

Sau đây là những thuốc kê đơn để chăm sóc da mụn viêm:

1. Thuốc Retinoid (tretinoin và isotretinoin)

Retinoids là dẫn xuất của vitamin A. Các hoạt chất retinoids được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da là retinol, adapalene và tretinoin. Trong đó, tretinoin và đồng phân isotretinoin được chứng minh có hiệu quả trong điều trị mụn viêm.

Tác dụng của tretinoin bao gồm: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành mụn, chống viêm. Đồng thời, hoạt chất này còn có tác dụng ức chế sản xuất bã nhờn, thúc đẩy quá trình tiêu sừng.

Tuy nhiên, khi sử dụng retinoids bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ như: mẩn đỏ, khô da, ngứa, bong tróc,… trong thời gian đầu điều trị. Những người có làn da nhạy cảm không nên sử dụng retinoids để tránh làm tổn thương da nặng hơn.

Retinoids thường được sử dụng để bôi tại chỗ và đường uống trong trường hợp mụn viêm nặng. Vì thuốc có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng và thời gian sử dụng.

Lưu ý: phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng các sản phẩm chứa retinoids. Do thuốc có nguy cơ gây dị tật thai nhi, nhất là khi dùng đường uống.

Một số sản phẩm chứa retinoids tham khảo: Paula’s Choice Clinical 1% Retinol Treatment, Obagi 360 Retinol 0.5%,…

2. Thuốc kháng sinh sử dụng trong chăm sóc da mụn viêm

Các trường hợp mụn viêm thường có sự xuất hiện của vi khuẩn gây mụn P.acnes. Vì vậy, trong phác đồ điều trị mụn viêm, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các kháng sinh có thể dùng bôi ngoài da hoặc đường uống.

2.1. Kháng sinh tại chỗ

Bạn chỉ nên dùng kháng sinh bôi ngoài da trong thời gian ngắn, tối đa 2 tháng. Kháng sinh ngày có tác dụng kém hơn kháng sinh đường uống nên chỉ dùng cho trường hợp mụn viêm đỏ và mụn mủ.

Kháng sinh tại chỗ thường được bào chế dưới dạng dung dịch tan trong cồn, gel hoặc lotion để hạn chế kích ứng và bít tắc da. Một số kháng sinh bôi ngoài da: clindamycin, erythromycin. Tuy nhiên, do tình trạng kháng thuốc gia tăng, kháng sinh không dùng đơn độc mà thường kết hợp với hoạt chất kháng như benzoyl peroxide, adapalene. Gợi ý sản phẩm bôi ngoài da chứa kháng sinh: Klenzit C (clindamycin).

2.2. Kháng sinh đường uống

Trong trường hợp mụn viêm nặng như mụn bọc và mụn nang, bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống. Kháng sinh này thường có hoạt tính mạnh, tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, ngăn chặn mụn viêm lan rộng.

Các kháng sinh được sử dụng bao gồm:

  • Nhóm cyclin: doxycycline, tetracycline.
  • Nhóm macrolid: erythromycin.

Các tác dụng phụ xảy ra khi dùng kháng sinh đường uống: nhạy cảm với ánh sáng (nhóm cyclin), rối loạn tiêu hóa (erythromycin). Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.

3. Thuốc điều trị nội tiết tố trong chăm sóc da mụn viêm

Ngoài các thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị nội tiết trong trường hợp mụn viêm có liên quan đến rối loạn nội tiết tố trong cơ thể.

spironolactone

Thuốc được sử dụng là thuốc kháng androgen có nguồn gốc tự nhiên: spironolactone hoặc thuốc tránh thai đối với phụ nữ bị mụn viêm trước và trong chu kỳ kinh nguyệt.

VI. Lưu ý khi chăm sóc da mụn viêm

Quá trình xử lý mụn viêm thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bên cạnh sử dụng các loại thuốc trị mụn chuyên sâu, bạn cần có một quy trình chăm sóc da mụn viêm đúng chuẩn. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc da bị mụn viêm:

1. Vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn mạnh

Làm sạch da là bước vô cùng quan trọng khi chăm sóc da bị mụn viêm. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các chất bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ lại càng khiến cho mụn viêm nặng và lan rộng hơn.

1.1. Nguyên tắc làm sạch da

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dùng tẩy trang và sữa rửa mặt là đủ. Tuy nhiên, các sản phẩm làm sạch dành cho da mụn thường lành tính, dịu nhẹ nhưng không thể làm sạch sâu. Mặt khác, các loại sữa rửa mặt có chứa chất tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng, làm da nhạy cảm và dễ nổi mụn. Chính vì vậy, để chăm sóc da mụn viêm hiệu quả và an toàn, bạn cần kết hợp 2 bước làm sạch:

  • Tẩy trang và rửa mặt bằng sản phẩm dịu nhẹ, lành tính.
  • Vệ sinh mụn viêm bằng dung dịch sát khuẩn mạnh.

1.2. Tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn trong chăm sóc da mụn viêm

Khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn chuyên dụng phù hợp với da mặt, bạn cần dựa vào các tiêu chí sau:

  • Dung dịch không chứa cồn: cồn là thành phần gây khô da, đau xót, đặc biệt khi bôi lên mụn viêm đã vỡ.
  • Khả năng sát khuẩn mạnh: tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P. acnes.
  • Dịu nhẹ với da: không gây kích ứng da.
  • Hiệu quả nhanh: giúp cải thiện tình trạng mụn nhanh chóng.
  • Không chứa hương liệu, không màu: tránh gây mất thẩm mỹ.

Một trong những sản phẩm đáp ứng các tiêu chí khắt khe trên là dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Với công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội, Dizigone được nhiều bác sĩ và chuyên gia trong ngành da liễu khuyên dùng để điều trị mụn viêm.

Dizigone

Cách sử dụng: sau khi rửa mặt, bạn đổ dung dịch Dizigone ra bông tẩy trang. Sau đó, thấm đều lên toàn bộ da mặt, đặc biệt là vùng da bị mụn. Để dung dịch khô lại tự nhiên và không cần rửa lại bằng nước.

2. Dưỡng ẩm đúng cách

Trong quá trình chăm sóc da mụn viêm, bạn cần chú ý dưỡng ẩm hàng ngày cho da. Duy trì độ ẩm sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da bong tróc sau khi dùng các chất tẩy rửa mạnh và hoạt chất trị mụn. Không những thế, lượng nước bổ sung sẽ giúp điều tiết hoạt động tiết bã, hạn chế tình trạng bít tắc. Từ đó, tình trạng mụn viêm sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Uống nước thường xuyên là một cách để tăng cường độ ẩm cho da. Tuy nhiên, cách này thường có hiệu quả chậm, làm kéo dài thời gian điều trị. Vì vậy, cách tốt nhất là bổ sung độ ẩm bằng các loại kem dưỡng ẩm. Tiêu chí khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da mụn viêm bao gồm:

  • Kết cấu dạng gel, lotion, không gây nhờn dính và bít tắc da.
  • Chứa thành phần lành tính, an toàn, không gây nổi mụn.

Dựa trên hai tiêu chí này, bạn nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên như nha đam, tràm trà, hoa cúc,… Tránh dùng sản phẩm dưỡng ẩm chứa cồn béo, acid stearic, acid oleic, lanolin,…

Sản phẩm dưỡng ẩm cho da tham khảo: Dizigone nano bạc, Klairs Midnight Blue Calming Cream…

3. Chống nắng cho da

Điểm chung của các hoạt chất trị mụn là khả năng làm tăng tính nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi chăm sóc da mụn viêm, bạn cũng cần chú ý đến các biện pháp chống nắng cho da.

Cách đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Khi lựa chọn kem chống nắng, bạn cần quan tâm tới chỉ số SPF (chống tia UVB) và PA (chống tia UVA). Loại kem chống nắng tốt bảo vệ tốt cần có SPF từ 30 trở lên và PA +++ trở lên.

Kem chống nắng chỉ có thời gian bảo vệ từ 2 – 4 giờ. Vì vậy, bạn cần thoa lại nhiều lần trong ngày để duy trì lớp bảo vệ. Đặc biệt khi hoạt động ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.

Ngoài dùng kem chống nắng, bạn có thể kết hợp biện pháp bảo vệ khác như đội mũ, mặc quần áo bảo vệ,…

VII. Cách phòng ngừa mụn viêm tái lại khi chăm sóc da mụn viêm

Sau khi điều trị khỏi, mụn viêm có thể quay lại bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, bạn cần chú ý thực hiện các cách phòng ngừa sau đây:

1. Chăm sóc da hàng ngày

  • Tẩy trang 1 lần/ngày vào buổi tối, kể cả khi không trang điểm.
  • Rửa mặt 2 lần/ngày. Không rửa mặt nhiều lần vì có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da.
  • Tẩy da chết định kỳ 2 – 3 lần/tuần. Bạn nên tránh chà xát da quá mạnh làm tổn thương da.
  • Không được quên kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
  • Bạn có thể kết hợp sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ vi khuẩn gây mụn.

2. Chế độ ăn uống

Để tránh mụn viêm tái phát, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
  • Sử dụng protein thực vật từ đậu đỗ và các loại hạt ngũ cốc.
  • Ăn dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu oliu, dầu hướng dương.
  • Uống đủ nước: khoảng 1 – 2 lít mỗi ngày.

Bạn cần tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn như:

  • Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,…
  • Rượu bia, nước uống có ga,…
  • Đồ ăn cay nóng.

3. Chế độ sinh hoạt

  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Tránh để cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng.
  • Hạn chế sờ tay lên mặt, áp mặt vào chăn gối khi ngủ.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Mụn viêm cần được xử lý sớm để tránh để lại sẹo xấu trên mặt. Bạn tuyệt đối không được nặn mụn khi nhân mụn chưa chín. Nếu thấy mụn có dấu hiệu sưng đau, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để xử lý đúng cách. Nếu bạn cần tư vấn về chăm sóc da mụn viêm, hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để gặp chuyên gia của Dizigone.