10 cách chăm sóc da nhạy cảm đúng chuẩn chuyên gia

Da nhạy cảm được mệnh danh là “công chúa” trong các loại da bởi sự mỏng manh, yếu đuối, thường mềm mịn, trắng sáng nhưng lại dễ bị kích ứng, dễ phản ứng ngay lập tức với những tác nhân bên ngoài. Đây là loại da được xếp vào dạng khó chiều, khó chăm sóc nhất. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết mình có thuộc da nhạy cảm hay không và tìm hiểu những cách chăm sóc da nhạy cảm đúng chuẩn chuyên gia nhé.

Xem thêm:

  • CÁC BƯỚC SKINCARE CHO DA NHẠY CẢM
  • Chăm sóc làn da nhạy cảm đúng cách
  • Kem nền nào tốt dành cho da nhạy cảm

1. Những điều cần biết về da nhạy cảm

1.1. Da nhạy cảm là như thế nào?

Da nhạy cảm là loại da dễ bị kích ứng bởi tác động từ các yếu tố từ môi trường bên ngoài hơn hẳn so với các loại da khác, do lớp biểu bì bị suy yếu, da trở nên mỏng manh và không thể tái tạo lớp màng lipid bảo vệ da. Da nhạy cảm dễ bị kích ứng với cồn và hương liệu nên để tìm được một loại sản phẩm chăm sóc da phù hợp là vô cùng khó.

Da nhạy cảm là gì?

Da nhạy cảm thực ra không phải là căn bệnh, đó chỉ là cảm giác gây ra bởi sự tăng độ nhạy cảm của dây thần kinh lên da. Thông thường người có làn da nhạy cảm sẽ rất khó chịu như ngứa, bỏng rát (không nhìn thấy được) hoặc đỏ, khô (những dấu hiệu nhìn thấy được, mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra).

Da nhạy cảm là như thế nào?
Da nhạy cảm là như thế nào?

Những người sở hữu làn da nhạy cảm phải nhắc đến nhiều nhất là da trẻ em. Da trẻ mỏng manh và hàng rào chức năng còn hạn chế hơn so với người lớn. Da dễ ảnh hưởng bởi chất hóa học, tác động vật lý và vi khuẩn.

Xem thêm: THẾ NÀO LÀ DA NHẠY CẢM – DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHĂM SÓC

Đặc điểm da nhạy cảm

Nhiều người thường nhầm lẫn da nhạy cảm với da dị ứng. Mặc dù các biểu hiện da bị dị ứng có thể sẽ giống với dấu hiệu giống da nhạy cảm, tuy nhiên, đây vẫn là loại da bình thường.

Đó có thể là da khô, da hỗn hợp hay da mụn, khi một chất hóa học quá mạnh hay loại thực phẩm có chứa chất bài xích với cơ thể tồn tại trên da các loại da này hay trong cơ thể, các tế bào trong da sẽ phản ứng mạnh mẽ cho thấy cơ thể bạn không hợp với chất này, sau đó biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng tương tự da nhạy cảm. Trường hợp này nếu được điều trị đúng cách thì da sẽ trở lại bình thường.

Điều gì gây ra da nhạy cảm?
Điều gì gây ra da nhạy cảm?

Hoặc khi chúng ta có tuổi theo thời gian, các chất có trong cấu trúc và màng hydrolipid cũng như màng acid dần trở nên khan hiếm, dẫn đến mất cân bằng pH và tăng sự mất nước, khiến da chúng ta nhạy cảm hơn, dễ bị dị ứng.

1.2. Dấu hiệu nhận biết làn da nhạy cảm

Da dễ bị ửng đỏ

Bị ửng đỏ da có thể do các vấn đề bệnh lý ở da như rosacea hoặc do phản ứng của da với các thành phần nhất định. Thông thường, triệu chứng đỏ da sẽ nhanh chóng biến mất sau khi được điều trị hoặc khi các chất gây kích thích da bị loại bỏ. Nhưng đôi khi tình trạng mẩn đỏ có thể kéo dài, đặc biệt là đối với những người bị giãn mao mạch.

Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm
Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm

Da dễ bị phát ban và xuất hiện các nốt sưng

Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường do các sản phẩm được dùng để bôi lên da, như các loại kem dưỡng da, kem chống nắng… có thành phần gây kích ứng da.

Da thường xuyên bị ngứa

Làn da của bạn thường xuyên cảm thấy ngứa và căng tức, đặc biệt là sau khi làm sạch da với sản phẩm có tính tẩy quá mạnh. Sử dụng nước nóng có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn thấy ngứa nhiều hơn mỗi khi trời lạnh và khô.

Da thường xuyên bị ngứa
Da thường xuyên bị ngứa

Cảm thấy châm chích và bỏng rát khi sử dụng một số mỹ phẩm dưỡng da

Da bạn có thể sẽ cảm nhận được sự châm chích và bỏng rát sau khi sử dụng các sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da chứa các thành phần độc hại. Mỹ phẩm có càng nhiều thành phần thì khả năng các phản ứng nhạy cảm với da xuất hiện càng cao.

Da bị khô, một số vùng xuất hiện bong tróc

Da bị khô khiến tình trạng kích ứng của da nhạy cảm ngày càng tồi tệ hơn vì mất đi khả năng bảo vệ cũng như không thể ngăn độ ẩm bốc hơi khỏi bề mặt da. Nhiều vấn đề sẽ xuất hiện khi trời lạnh, thời tiết khô hay nhiều gió như: bong tróc, vảy, thậm chí là lột da.

Thế nào là da nhạy cảm
Thế nào là da nhạy cảm

Da nhạy cảm với tia UV, dễ bắt nắng hơn

Khi bạn bước ra đường mà không có mũ nón hay thoa kem chống nắng, da bạn sẽ ửng đỏ rồi sạm đen ngay sau đó. Nếu da bạn hiện đang bị kích ứng hoặc bong tróc, nguy cơ mà bạn phải chịu từ ảnh hưởng tiêu cực của các tia cực tím là rất cao.

Da nhạy cảm với tia UV, dễ bắt nắng hơn
Da nhạy cảm với tia UV, dễ bắt nắng hơn

Da mỏng khiến các mạch máu lộ rõ trên da

Hiện tượng da mặt bị nổi các mạch máu nhỏ li ti được gọi là giãn mao mạch, đó là hiện tượng giãn hoặc phình các mạch máu trên da. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, độ đàn hồi kém và dễ bị tổn thương như: vùng đầu mũi, hai bên má, vùng trước xương quai hàm, hai bên thái dương.

Da nhạy cảm dễ bị kích ứng với nước hoa và các chất tạo mùi

Mặc dù đem lại cảm giác dễ chịu cho người dùng khi sử dụng các loại mỹ phẩm, nhưng các sản phẩm có mùi thơm là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da nhạy cảm bị kích ứng. Tình trạng da mẩn đỏ, bong tróc, thậm chí nổi mụn khi tiếp xúc với nước hoa chính là dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm.

Da dễ bị kích ứng khi gặp hiện tượng thay đổi thời tiết

Nguyên nhân gây ra dị ứng thời tiết là do sự thay đổi thời tiết đột ngột làm cơ thể không kịp thay đổi để thích nghi khiến cơ thể phản ứng lại bằng các biểu hiện: phù nề, ngứa, nổi mẩn, mề đay, sung huyết… Da bị viêm và kích ứng do thời tiết có thể thuyên giảm nhờ các sản phẩm có chứa thành phần làm dịu da. Tuy nhiên, nếu tình trạng dị ứng quá nặng, bạn nên gặp bác sĩ để có các biện pháp chữa trị phù hợp.

Da dễ bị kích ứng khi gặp hiện tượng thay đổi thời tiết
Da dễ bị kích ứng khi gặp hiện tượng thay đổi thời tiết

Da nhạy cảm dễ bị nổi mụn

Da nhạy cảm thường bị khô nên có thể tiết ra dầu nhiều hơn để cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt độ ẩm của da. Kết quả, da dễ dàng bị tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến mụn trứng cá.

2. Phương pháp chăm sóc da nhạy cảm

2.1. Nhận biết những thành phần khiến da bạn bị kích ứng

Với làn da mỏng manh, yếu đuối như da nhạy cảm, việc tối quan trọng là bạn phải nhận biết được làn da của bạn kích ứng với thành phần gì để tránh tiếp xúc với chúng. Ngay cả những sản phẩm chăm sóc da tự nhiên cũng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.

Để nhận biết được điều này rõ ràng nhất, bạn phải thử sử dụng qua các sản phẩm. Một số sản phẩm có mẫu thử, một số sản phẩm thì không. Vì vậy, bạn cũng cần nắm được những thành phần mà các chuyên gia khuyến cáo nên tránh tiếp xúc đối với da nhạy cảm. Thông thường, bạn chỉ cần xem top 5 thành phần đầu tiên trên nhãn sản phẩm, bởi những thành phần ở sau thường nồng độ rất thấp và không gây kích ứng đáng kể cho da.

  • Hương liệu

Bạn nên sử dụng sản phẩm với ít thành phần liên quan đến mùi hương hoặc nước hoa. Bạn cũng có thể tìm kiếm những sản phẩm có hương thơm tự nhiên để thay thế.

  • Chất bảo quản

Trong những chất này có quá nhiều tác nhân gây dị ứng cho da, đặc biệt là methylisothiazolinone – chất gây tỉ lệ kích ứng với da lên đến 10% so với tỉ lệ kích ứng 1-2% thông thường của các chất khác.

  • Thuốc nhuộm

Các loại thuốc nhuộm thực chất là những chất gây dị ứng da mạnh nhất, do đó bạn hãy chọn sử dụng những sản phẩm không chứa thành phần là chất nhuộm màu.

  • Phthalates

Loại chất được sử dụng để làm bao bì cho các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và có khi còn được tìm thấy trong thành phần của chính những sản phẩm đó. Phthalates có thể làm da bị sưng tấy, gây sốt, viêm mũi, dị ứng, chứng thở khò khè, bệnh hen suyễn.

  • Các thành phần gây nổi mụn

Các thành phần gây bít lỗ chân lông có thể gây ra mụn trứng cá, mụn đầu đen, ví dụ như Acetylated Lanolin Alcohol, Ethylhexyl Palmitate, Sodium Laureth Sulfate, and Potassium Chloride.

  • Chất hoạt động bề mặt Amioda-Amine

Bạn nên tránh nhiều thành phần chứa những chất hoạt động bề mặt có khả năng gây dị ứng như Cocamidopropylbetaine, Dimethylaminopropylamine, Oleamidopropyldimethylamine, Stearamidopropyl Dimethylamine.

2.2. Luôn tẩy trang mỗi ngày

Tẩy trang mỗi ngày là một trong những bước quan trọng nhất khi chăm sóc da nhạy cảm. Ngay cả khi không trang điểm, bạn vẫn cần tẩy trang. Sữa rửa mặt hay nước hoa hồng không thể làm sạch hoàn toàn làn da của chúng ta, và sản phẩm tẩy trang sẽ giúp loại bỏ sạch mọi bụi bẩn khỏi da. Bạn nên sử dụng nước tẩy trang trước để làm sạch da, bụi bẩn, cặn trang điểm, bã nhờn.

Hầu hết các hãng mỹ phẩm đều có toner cho da nhạy cảm riêng biệt. Thành phần trong nước tẩy trang cho da nhạy cảm thường đơn giản, không quá phức tạp và chỉ tập trung chủ yếu các chất có khả năng làm sạch da nhẹ dịu mà không gây kích ứng, không bao gồm nhiều chức năng khác. Bạn cũng cần tránh các thành phần độc hại và dễ gây dị ứng da như paraben, alcohol, fragrance (parfume).

Luôn tẩy trang mỗi ngày
Luôn tẩy trang mỗi ngày

Với làn da nhạy cảm thì các loại tẩy trang dạng nước sẽ là sự lựa chọn an toàn nhất. Bạn có thể tham khảo toner cho da nhạy cảm Bioderma Sensibio H20.

Bioderma Sensibio H20 nhẹ dịu và gần như an toàn tuyệt đối với làn da nhạy cảm. Sản phẩm làm sạch da tương đối tốt với những vùng da sử dụng mỹ phẩm thông thường, đồng thời giữ ẩm cho da, không làm da bị khô căng. Với những mỹ phẩm chống thấm nước như mascara, son lì, bạn vẫn cần một sản phẩm có khả năng làm sạch mạnh hơn.

2.3. Rửa mặt đúng cách

Một trong những sai lầm khi chăm sóc da nhạy cảm quen thuộc chính là thói quen sử dụng nước quá nóng để rửa mặt vào mùa đông và nước quá lạnh vào mùa hè. Thay vào đó, hãy dùng nước ấm để làm ướt da trước khi sử dụng sữa rửa mặt để rửa sạch da khỏi các chất tẩy rửa. Không nên kỳ cọ da mặt quá nhiều, bởi các tác động mạnh có thể khiến da chảy xệ, nhanh lão hóa hoặc làm da tổn thương, tăng thêm độ nhạy cảm.

Bạn nên dùng sữa rửa mặt với khả năng làm sạch dịu nhẹ, có chứa thành phần chính từ thiên nhiên. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có ghi chú: “For Sensitive Skin” (dành cho da nhạy cảm) hoặc “Hypoallergenic” (ít gây kích ứng). Sữa rửa mặt dạng gel thường rất dịu nhẹ và phù hợp với da nhạy cảm. Bạn cũng chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày là đủ.

Sản phẩm gợi ý

Sữa rửa mặt kháng khuẩn Beauskin Cica Centella Cleansing Foam nhờ thành phần lành tính từ thiên nhiên nên không gây kích ứng, ngay cả với làn da nhạy cảm.

Rửa mặt
SỮA RỬA MẶT KHÁNG KHUẨN BEAUSKIN CENTELLA CICA

Sản phẩm rất dễ tạo bọt, lượng bọt nhiều và mịn, có tác dụng kép vừa làm sạch sâu vừa làm trắng da, cải thiện các vùng da bị thâm nám nhờ vào tinh chất rau má có tính kháng khuẩn, giảm viêm sưng, kết hợp với các thành phần thiên nhiên khác như trà xanh và hoa cúc giúp dưỡng ẩm, chống lão hóa, se khít lỗ chân lông; chiết xuất lá tía tô và tinh chất chanh, sả hỗ trợ làm trắng, giúp da mịn màng và ngăn ngừa mụn xuất hiện; chiết xuất lá Olive chống oxy hóa mạnh mẽ cho da, đẩy lùi nếp nhăn.

Tham khảo thêm: Sữa rửa mặt Innisfree có gì đặc biệt? Review 11 sữa rửa mặt Innisfree tốt nhất 2020

2.4. Cấp ẩm và cấp nước

Giữ ẩm là công đoạn đặc biệt quan trọng khi chăm sóc da nhạy cảm. Bạn cần phải khóa nước để tránh tình trạng da khô hơn, cũng như giảm bớt bong tróc, ngứa hoặc đỏ hoặc các phản ứng khi bị kích thích. Hãy đảm bảo dưỡng ẩm hàng ngày bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn.

Thêm vào đó, bạn không nên thoa kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm ngay sau khi vừa rửa mặt. Thời gian lý tưởng nhất là 10 phút sau khi làm sạch da, khi đó da sẽ lấy lại được độ căng nhất định, các dưỡng chất sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn.

Với những làn da nhạy cảm, các nàng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm Cetaphil Daily Hydrating Lotion with Hyaluronic Acid vì độ nhẹ dịu luôn là ưu điểm vượt trội mà Cetaphil mang đến cho người dùng.

Cetaphil Daily Hydrating Lotion with Hyaluronic Acid
Cetaphil Daily Hydrating Lotion with Hyaluronic Acid

Cetaphil Daily Hydrating Lotion with Hyaluronic Acid có kết hợp kem chống nắng dùng hằng ngày vào buổi sáng giúp da căng ẩm để lớp makeup căng bóng mịn màng. Ngoài tác dụng cấp ẩm thì kem dưỡng ẩm có thể dùng như một lớp kem lót trước khi trang điểm. Sản phẩm hoàn toàn không chứa paraben và các chất tạo màu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm với làn da của mình. Sản phẩm giúp dưỡng ẩm đầy đủ cho da suốt ngày dài, đồng thời cân bằng độ pH tự nhiên cho da, tăng cường độ đàn hồi cho da.

2.5. Sử dụng kem chống nắng

Những làn da vốn nhạy cảm trong những ngày hè nóng nực có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn, bị kích ứng, viêm và sưng đỏ. Kem chống nắng có công thức phức tạp với một số thành phần hóa học chống lại tia UV rất tốt, nhưng lại dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm, các nàng sẽ rất dễ gặp phải những vấn đề như mụn, viêm da, hay kích ứng.

Vì vậy điều quan trọng đối với việc chống nắng da nhạy cảm là tìm được loại sản phẩm phù hợp nhất cho bản thân mình. Bạn có thể chọn loại kem chống nắng sử dụng các bộ lọc chống nắng vật lý là kẽm oxit và titan dioxit có khả năng bảo vệ làn da khỏi UVA và UVB. Kem chống nắng nâng tone BEAUSKIN ROSEDEW TONEUP NO SEBUM SUNSCREEN chính là một sản phẩm như vậy.

BEAUSKIN ROSEDEW TONEUP NO SEBUM SUNSCREEN
BEAUSKIN ROSEDEW TONEUP NO SEBUM SUNSCREEN

BEAUSKIN ROSEDEW TONEUP NO SEBUM SUNSCREEN chứa titan dioxit và kẽm oxit là chất chống nắng ổn định, hỗ trợ hiệu quả việc ngăn chặn sự hình thành hắc tố melanin cho da. Thành phần Niacinamide giúp giảm nám sạm, tăng cường chống lão hoá và cung cấp độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa chiết xuất từ hoa hồng, quả mâm xôi và Glyxerin có tác dụng kháng khuẩn, dưỡng ẩm hiệu quả, chống oxy hóa, chống tạo nếp nhăn, hỗ trợ tái sinh tế bào da. Kem chống nắng với chất kem mỏng mịn nên khi thoa lên da sẽ không tạo cảm giác nhờn rít, không thấm nước, không dễ bị trôi, giúp hạ nhiệt độ của da để tạo cho da một lớp nền mỏng mịn và trắng hồng.

2.6. Dọn dẹp khu vực phòng ngủ

Khu vực phòng ngủ bừa bãi, bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân dị ứng da. Làn da nhạy cảm rất dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Bụi bặm, nấm mốc, vi khuẩn, côn trùng hoành hành trong căn phòng bừa bộn sẽ khiến bạn bị ngữa dị ứng, thậm chí dị ứng sưng phù mặt.

Hãy dành thời gian để dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa luôn sạch sẽ. Lau chùi các đồ đạc và cả những vật dụng cá nhân, giặt chăn gối của mình để đảm bảo các tác nhân gây dị ứng không có cơ hội gây hại cho da.

Hơn nữa, bạn cũng cần tạo thói quen dọn dẹp giường ngủ vào buổi sáng sau khi thức, vì giường, chăn, ga đệm… dễ sinh ra nhiều rệp, có thể gây dị ứng. Ngủ trên giường cả đêm 6-8 tiếng khiến bạn tiếp xúc với chúng nhiều giờ nên vào buổi sáng dậy, chứng dị ứng của bạn có thể nghiệm trọng hơn. Bạn nên thường xuyên giặt sạch chăn, mùng, mền ít nhất mỗi lần một tuần.

3. 8 Sai lầm thường gặp chăm sóc trong da nhạy cảm

3.1. Không dưỡng ẩm

Da nhạy cảm dễ bị bong tróc. Nếu bạn cố gắng lột các lớp da chết ấy đi, bạn sẽ chịu nhiều đau đớn hay thậm chí có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc để lại sẹo trên da. Khi đó, sử dụng kem dưỡng ẩm và có các biện pháp giúp da hạn chế tiếp xúc với các tác động của môi trường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Bên cạnh đó, khi da thiếu ẩm có thể gây ra đổ dầu và khiến tình trạng mụn trở nên nặng nề hơn. Chưa kể đến khi kết hợp với các sản phẩm trị mụn, làn da sẽ bị khô hơn bình thường, vì vậy cấp ẩm đầy đủ cho da là điều vô cùng quan trọng.

Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong quá trình Skincare
Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong quá trình Skincare

Chất dưỡng ẩm có tác dụng giữ nước cho lớp thượng bì và đóng vai trò bảo vệ da tạm thời. Nhiều loại kem dưỡng ẩm còn kết hợp chất giữ ẩm và chất làm mềm da với các thành phần khác. Hầu hết các sản phẩm dưỡng ẩm đều được bào chế dưới dạng nước, giúp dễ thoa và thẩm thấu hơn, đồng thời không để lại một lớp dư thừa đáng kể sau khi sử dụng.

Da nhạy cảm dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa hoặc nổi mụn nên bạn hãy tìm loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần dịu nhẹ như hoa cúc hoặc lô hội. Bên cạnh đó, sản phẩm dưỡng ẩm cũng không được chứa các chất gây dị ứng như nguyên liệu tạo hương hoặc tạo màu. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm có chứa axit vì có thể gây kích ứng thêm cho da nhạy cảm.

3.2. Rửa mặt quá nhiều

Lớp ngoài cùng của màng tế bào là tuyến bã nhờn có chứa các thành phần chống viêm như axit linoleic và axit linolenic, chứa các nguyên tố dưỡng ẩm và chống nắng. Những chất này có khả năng tự bảo vệ và khôi phục làn da.

Rửa mặt quá nhiều và chà xát mạnh dễ phá vỡ tuyến bã nhờn làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên này, từ đó dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề về da như mụn, da khô nhăn. Làn da nhạy cảm mỏng manh nên sẽ càng dễ bị mẫn cảm, có thể phát ban.

Rửa mặt đúng cách
Rửa mặt đúng cách

Với làn da nhạy cảm, bạn chỉ nên rửa mặt tối đa 2 lần/ngày.

3.3. Dùng mỹ phẩm tùy tiện

Da nhạy cảm khi sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây kích ứng sẽ dẫn đến da mặt bị đỏ rát và ngứa châm chích. Vì lớp rào chắn bảo vệ da ở những người có làn da nhạy cảm mỏng hơn bình thường, do đó các thành phần gây kích ứng trong mỹ phẩm dễ dàng thâm nhập vào da hơn. Bởi vậy, bạn hãy sử dụng các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, an toàn cho da nhạy cảm.

Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với bạn, kể cả khi nó đáp ứng đầy đủ mọi yếu tố mà bạn cần. Để tránh các trường hợp kích ứng trên da nhạy cảm bạn nên thử nghiệm chúng ở những vùng da khác trên cơ thể để chắc rằng sản phẩm này thực sự phù hợp với bạn.

Không nên sử dụng mỹ phẩm tùy tiện
Không nên sử dụng mỹ phẩm tùy tiện

Cách tốt nhất để kiểm tra độ nhạy cảm của da với sản phẩm mới là thoa một lượng nhỏ sản phẩm lên một vùng da bất kỳ (chắc chắn không phải lên mặt), đợi qua 24 giờ xem nó có gây ra bất kỳ phản ứng nào không. Sau đó, hãy thử nghiệm sản phẩm ở dưới cằm hoặc sau gáy tai trong ít nhất 48 giờ. và xem phản ứng của trong ít nhất 48 tiếng. Nếu vùng da trở nên ửng đỏ hay có bất cứ triệu chứng phát ban hay sưng phồng nào xuất hiện thì sản phẩm đó không dành cho bạn rồi.

3.3. Nặn mụn không đúng cách

Khi da nhạy cảm trong tình trạng bị mụn, bạn cần tránh tự nặn mụn tại nhà bởi nặn mụn không đúng cách, không hợp vệ sinh là cách nhanh nhất để lây lan vi khuẩn, có thể khiến vết nặn mụn bị nhiễm trùng, dẫn đến thâm sẹo, làm cho tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.

Nếu da bạn trong tình trạng viêm kích ứng, quá nhiều mụn… các chuyên gia khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và chữa trị bởi các bác sĩ trong ngành. Nếu không thể chờ đợi được, hãy dùng tăm bông nhẹ nhàng ấn vào 2 bên mụn, đẩy nhẹ để mụn trồi lên nhẹ nhàng. Điều này giúp cho da không bị thâm sau khi nặn. Bạn có thể xông hơi để các lỗ chân lông mở to ra trước khi nặn mụn để các chất bẩn có thể thoát ra dễ dàng.

Nặn mụn không đúng cách là cách chăm sóc da nhạy cảm sai lầm.

3.4. Dùng sản phẩm có chứa hương liệu

Phần lớn các loại hương liệu với khả năng tạo mùi cho mỹ phẩm là các hoạt chất hóa học mạnh không có lợi cho làn da nhạy cảm. Thường thì những loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu quế, đinh hương và bạc hà có thể khiến cho làn da nhạy cảm dễ dàng bị kích ứng, sưng hay thậm chí là đau rát.

Các sản phẩm không mùi sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho làn da nhạy cảm, nhưng thực chất một số nhà sản xuất sẽ thêm hương liệu để làm mất đi mùi hóa học của thành phần chính, tạo cho chúng ta sự lầm tưởng về sản phẩm không mùi.

Lựa chọn nguồn mỹ phẩm chuẩn
Lựa chọn nguồn mỹ phẩm chuẩn

Tốt nhất là bạn nên sử dụng các sản phẩm fragrance-free hoặc đặc biệt chú ý các thành phần tạo mùi có thể gây kích ứng.

3.5. Dùng khăn để rửa mặt

Các chuyên gia không ủng hộ việc sử dụng khăn mặt hàng ngày với người có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng, mẩn đỏ. Kết cấu của khăn có thể khiến cho da bị thô ráp. Việc bạn dùng dùng lực di chuyển khăn xung quanh khuôn mặt sẽ tác động đến cơ mặt làm làn da bị chảy xệ.

Khăn mặt thực chất là ổ chứa vi khuẩn, bụi bẩn gây hại cho da. Ngay cả khi bạn giặt chúng hàng ngày thì chúng cũng không đủ mềm mại và an toàn để sử dụng cho da nhạy cảm. Khăn mặt thường được phơi trong nhà vệ sinh ẩm ướt, nhiều vi khuẩn; hoặc việc sử dụng khăn mặt trong thời gian dài cũng khiến lượng vi khuẩn tập trung trong khăn nhiều hơn.

Với làn da nhạy cảm đang bị mụn, hành động lau mặt sẽ khiến vi khuẩn từ mụn lây lan sang vùng da khỏe. Ngay cả khi bạn dùng các sản phẩm vật lý thì bạn cũng cần tránh những nơi đang có mụn, tránh tác dụng lực làm lên mụn làm chúng lây lan nhanh hơn. Do đó nếu da bạn bị mụn, hoặc dễ bị mụn, bạn nên ngừng sử dụng khăn để rửa mặt.

3.6. Không dưỡng da

Nhiều người thường khuyên làn da nhạy cảm không nên sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da để tránh cho da tiếp xúc với các hóa chất trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, làn da nhạy cảm vốn rất mỏng manh, yếu ớt nên càng cần được chăm sóc kỹ càng. Nhiều thương hiệu mỹ phẩm uy tín hiện nay đều có những dòng sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm hoặc có thể sử dụng được cho da nhạy cảm. Vì vậy, bạn hãy thoải mái nâng niu làn da em bé của mình với các bước skincare chuẩn như với những làn da khác nhé.

3.7. Dùng khăn giấy tẩy trang

Làn da nhạy cảm vốn mỏng đến mức có thể nhìn rõ cả mạch máu nổi lên. Việc sử dụng giấy tẩy trang đối với làn da bình thường đã có thể gây nhiều tác động xấu, với làn da nhạy cảm thì càng trầm trọng hơn.

Việc chà xát mạnh sử dụng khăn giấy tẩy trang sẽ khiến làn da nhạy cảm rất dễ bị tổn thương. Gây nên những nếp nhăn, tăng sắc tố… Đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Khăn giấy tẩy trang còn có thể phá vỡ lớp bảo vệ trên bề mặt. Làm da không còn khả năng ngăn chặn tình trạng mất nước. Chống lại vi khuẩn gây mụn.

Sử dụng bông tẩy trang
Sử dụng bông tẩy trang

Nhiều người sau khi sử dụng khăn giấy tẩy trang một thời gian dài thường nhận thấy làn da trở nên khô, tối màu. Lý do là bởi trong sản phẩm này không chỉ chứa chất làm sạch, chất dưỡng ẩm. Mà còn có chất bảo quản để ngăn chặn vi khuẩn hình thành. Đây chính là tác nhân khiến da bị mất nước, kích ứng gây cảm giác bết dính. Thậm chí, các chất bảo quản có trong một số khăn tẩy trang còn có thể gây dị ứng, phát ban, viêm da…

3.8. Không dùng kem chống nắng

Nhiều cô nàng da nhạy cảm lo sợ da bị bít tắc lỗ chân lông và kích ứng với thành phần mỹ phẩm. Nên chủ quan không sử dụng kem chống nắng. Đó là sai lầm khiến tình trạng da nhạy cảm trở nên tồi tệ hơn do tác động của ánh nắng, bụi bẩn và môi trường.

Không sử dụng kem chống nắng
Không sử dụng kem chống nắng

Da nhạy cảm có lớp biểu bì mỏng hơn da thường. Nên khi tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng, mức độ tác hại lên da cao gấp nhiều lần các loại da khác. Dẫn đến nguy cơ bị viêm da, ung thư da. Khi gặp nắng, da nhạy cảm dễ bị bỏng rát, phồng rộp và ửng đỏ. Dù bạn có che chắn cẩn thận nhưng tia UV vẫn dễ dàng xuyên qua lớp áo, mũ.

Bạn nên thường xuyên dùng kem chống nắng cho da nhạy cảm khi ra ngoài. Đặc biệt là sử dụng cho vùng mặt vì đây là vùng da nhạy cảm nhất. Một số thành phần trong kem chống nắng có thể gây ra kích ứng. Hãy tìm kiếm cho mình những sản phẩm cho chứa thành phần kẽm oxit hoặc titanium dioxit. Đây là những thành phần cực kỳ thân thiện với làn da nhạy cảm. Bạn cũng nên chọn cho mình một loại kem chống nắng có quang phổ rộng và có mức SPF từ 30 trở lên.

4. Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ kiến thức cực hữu ích từ các chuyên gia về cách chăm sóc da nhạy cảm. Làn da nhạy cảm mỏng manh, dễ kích ứng nên rất kén mỹ phẩm. Bởi nhiều chất hóa học và một số thành không phù hợp cho da nhạy cảm. Bạn cần cân nhắc thật kỹ các thành phần có trong mỹ phẩm để chăm sóc tốt nhất cho làn da khó chiều của mình. Điều may mắn là làn da nhạy cảm thường mềm mịn, trắng sáng như em bé. Nên bạn hãy dành những điều tốt đẹp nhất để nâng niu nàng công chúa yếu ớt nhưng yểu điệu này nhé.