Cách trồng bưởi da xanh ruột hồng đúng cách

Bưởi da xanh là một trong những giống bưởi ngon có tiếng Việt Nam. Bên cạnh đó, với hàm lượng vitamin cao, bưởi là loại quả được nhiều người ưa thích và được các chuyên gia về sức khỏe khuyên dùng. Đặc điểm nổi bật của bưởi da xanh là màu quả lúc nào cũng có màu xanh thẫm, chỉ khi chín thì hơi ngã sang màu vàng. Ruột bưởi luôn có màu hồng đỏ, múi rất dễ tách và ăn giòn, ngọt, không hột. Phương pháp trồng bưởi da xanh ruột hồng tại nhà cũng không quá khó, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây và áp dụng nhé!

Bưởi da xanh ruột hồng là loại quả đặc sản nổi tiếng

Thời vụ thích hợp để trồng:

Cuối mùa khô, đầu mùa mưa, vì qua mùa mưa cây bưởi phát triển khá tốt nhờ nguồn nước trời.

Chuẩn bị giống cây và đất trồng:

– Bạn nên mua hạt giống bưởi da xanh ruột hồng tại những cửa hàng, đại lý uy tín để đảm bảo hiệu quả và năng suất gieo trồng. Đặc biệt, chỉ nên chọn một loại giống duy nhất là bưởi da xanh, không trồng xen với các loại cây có múi khác để tránh thụ phấn chéo.

– Cây bưởi da xanh ruột hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên những vùng đất cao, đất thịt có độ mùn thấp hoặc cao. Để trồng bưởi các bạn cần phải đào hố tròn hoặc vuông 1,2m x 1,2m, sâu 30 cm. Sau khi đào hố, mỗi hố bạn cho thêm 5 – 6kg vôi bột, thêm khoảng 2 thùng nhỏ phân chuồng hoai mục, trộn thêm tro, trấu, xơ dừa, rơm rạ và cuối cùng là phủ 1 lớp đất mỏng lên trên.

Trồng và chăm sóc cây bưởi:

Các bạn cần bón phân theo định kỳ cho cây bưởi để cây phát triển tốt và quả có chất lượng cao nhất

– Mật độ tốt nhất để trồng bưởi là cây cách cây 4m; hàng cách hàng 4m. Đặt cây bưởi giống vào giữa hố, lấp đất phủ kín gốc, hơi lõm ở giữa để sau này bón thêm phân hữu cơ và tiết kiệm nước tưới, phủ quanh gốc các loại phân xanh, rơm rạ cho mát gốc.

– Vì trồng trên vùng đất cao, nên các bạn phải thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây. Ngoài ra, để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất các bạn nên tưới phân bón lá cho cây thao định kỳ từ 1 – 2 lần/tháng.

– Cắt tỉa tạo tán 50cm để cành cấp I, 30cm để cành cấp II và 20cm để cành cấp III. Tạo cho cây có bộ khung cành , tán rộng tốt cho quang hợp.

– Bón cho cây chưa có quả, trước mỗi đợt lộc bón một lần thường năm có 3 đợt lộc vào mùa xuân, hạ, thu. Khi cây có quả: bón 4 đợt/ năm. Thời kỳ sau thu hoạch quả, bón phân hữu cơ + lân 100%, đạm 20% vôi 100%.

– Thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa các bạn có thể bón thêm đạm, kali để tạo đà cho cây nuôi hoa và đậu quả.

– Để cây cho quả thu hoạch được vào quanh năm các bạn có thể kích thích cây ra hoa, đậu trái từ 7 đến 8 tháng trước ngày thu hoạch.

Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi:

Sâu đục thân và sâu vẽ bùa là 2 loại bệnh hại thường gặp ở cây bưởi

Có 2 loại bệnh hại cây bưởi thường gặp, đó là bệnh sâu đục thân và sâu vẽ bùa. Để phòng trừ 2 loại sâu bệnh hại này các bạn cần lưu ý:

– Sâu vẽ bùa: phá hoại mạnh ở thời kỳ cây còn nhỏ, chúng gây hại trên lá non, cành non, tạo vết thương cho cây, bệnh loét xâm nhập và phát triển, thời gian gây hại chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 11 trong năm. Để phòng trừ loại sâu này các bạn có thể dùng thuốc Polytin 0.2%, slrespa 0.2% với liều lượng được hướng dẫn.

– Sâu đục thân cành: dùng thuốc O fatox 0.1%, Symi sidin 0.2% phun và bơm vào lỗ sâu đục.

Ngoài ra, để phòng trừ các loại bệnh này các bạn cần phải thường xuyên vệ sinh vườn, quét vôi gốc, bắt diệt xén tóc.

Thu hoạch bưởi:

Khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, là lúc bạn có thể thu hoạch những trái bưởi có chất lượng tốt nhất. Khi thu hoạch bạn nên cắt luôn cả cuống trái và bảo quản ở nơi thoáng mát.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng