5 cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam tiết kiệm nhất

Bạn đang du học, làm việc tại Nhật Bản, bạn muốn gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam tặng cho bạn bè, người thân nhưng lại chưa biết nên chọn dịch vụ chuyển phát nhanh nào?

Có quá nhiều cách gửi hàng từ Nhật về Việt Nam và ngược lại, nhưng bạn lại không biết dịch vụ nào tốt, không biết cách làm thủ tục cũng như không biết liên hệ với ai khi có nhu cầu. Vậy thì đây sẽ là bài viết dành riêng cho bạn. Dưới đây là 5 cách vận chuyển thư hay hàng hóa từ Nhật về Việt Nam và ngược lại được nhiều người lựa chọn.

1.Gửi bằng đường bưu điện

Thông dụng và phổ biến nhất hiện nay tại khắp các tỉnh thành tại Việt Nam và Nhật Bản chính là gửi qua bưu điện EMS.

EMS là viết tắt của tên Expressmail Services. Đây là một loại hình nhận ký gửi và vận chuyển thư từ, bưu phẩm hay hàng hóa,… được Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Theo số liệu được công ty bưu chính viễn thông công bố thì có đến hơn 30% số lượng khách hàng hay sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Nhật về Việt Nam lựa chọn EMS.

Dịch vụ vận chuyển EMS
Dễ bị thất lạc đồ khi đi qua cửa khẩu hải quan, đặc biệt với những đơn hàng ký gửi số lượng lớn

Đặc điểm của EMS

Bất cứ một dịch vụ vận chuyển hàng hóa nào cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy bạn cần phải hiểu rõ:

  • Ưu điểm: Nhanh, gọn lẹ, có mặt ở hầu hết mọi nơi, dễ sử dụng và giá thành rẻ phù hợp với mọi đối tượng.
  • Nhược điểm: Gửi hàng quốc tế qua đường bưu điện dễ bị thất lạc đồ.

Việc xảy ra thất lạc đồ chính là một những nỗi lo của người gửi. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Và vấn đề này chỉ xảy ra ở khâu kiểm tra của hải quan. Còn khi hàng đã về đến Việt Nam thì bưu phẩm mà bạn ký gửi sẽ do bưu chính Việt Nam vận chuyển nên sẽ rất khó để biết được hàng hóa của bạn bị thất lạc ở đâu.

Nếu lựa chọn bưu điện là phương tiện để ký gửi thì bạn chỉ nên lựa chọn tài liệu hoặc các loại hàng hóa có giá trị thấp với số lượng ít. Đề phòng rủi ro hy hữu có xảy ra. Đồng thời, nếu số lượng hàng hóa bạn gửi đi hoặc gửi về giữa hai nước quá lớn với kiện hàng to thì khả nâng cao đơn hàng của bạn sẽ bị kẹt lại tại cửa khẩu hải quan.

Chi tiết hơn về cách đăng ký gửi và nhận hàng tại EMS sẽ được nhanlucnhatban hướng dẫn chi tiết trong một bài viết khác.

2.Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế

Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm quốc tế của con người tăng cao. Có rất nhiều nhưng công ty chuyển phát ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với chất lượng gửi hàng đạt tiêu chuẩn cũng như sự bình ổn giá thành, những công ty này trở thành sự lựa chọn quen thuộc của rất nhiều khách hàng.

Công ty vận chuyển hàng hóa Yamato Nhật Bản
Logo công ty vận chuyển hàng hóa Yamato

Một số những công ty chuyển phát uy tín mà bạn có thể tham khảo nếu muốn chuyển phát hàng hóa, bưu phẩm quốc tế như: Yamato, Sagawa hay DHL,…

  • Ưu điểm: Thủ tục tiến hành nhanh gọn lẹ và vô cùng đơn giản, giá cả hợp lý và ít khi xảy ra sai sót. Chất lượng dịch vụ đảm bảo và uy tín.
  • Nhược điểm: Trường hợp rủi ro hàng hóa kẹt lại tại cửa khẩu vẫn có thể xảy ra đối với những kiện hàng lớn.

Đối với hình thức gửi thông qua các công ty chuyển phát, sau khi qua cửa khẩu hải quan, đơn hàng được vận chuyển về đến Việt Nam sẽ do các chi nhánh tại Việt Nam chịu trách nhiệm. Cho nên rủi ro thất lạc sẽ khó xảy ra hơn.

Đây đều là những công ty chuyển phát có tiếng tại đất nước Nhật Bản nên bạn nào muốn chuyển hàng hóa từ Nhật đến Việt Nam theo cách an toàn nên chọn.

3.Gửi hàng qua đường biển

Nghe có vẻ khá xa lạ, tuy nhiên đây lại là hình thức vận chuyển cũng khá quen thuộc đối với những người buôn bán hàng hóa số lượng lớn.

Với phương thức vận chuyển này, bạn sẽ ít tốn kém chi phí hơn so với hai cách còn lại. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số ưu và nhược điểm nhất định. Đặc biệt là khó khăn nhận hàng đối với những người nhận ở nông thôn hoặc thị xã, các tỉnh lẻ.

Ưu điểm:

  • Đây là hình thức do các cá nhân hoặc tổ chức có đứng ra làm xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam, có thể do người Nhật hoặc người Việt trực tiếp thực hiện. Và họ cũng chính là những nhân tố đứng ra để nhận hàng và vận hàng về Việt Nam.
  • Hầu hết, các đầu mối xuất nhập khẩu đều vận chuyển với số lượng hàng hóa khá lớn và vận chuyển thường xuyên. Chính vì vậy mà hàng hóa của họ qua cửa khẩu hải quan dễ dàng hơn, dẫn đến tình trạng rủi ro thất lạc xảy ra thấp hơn.
Gửi hàng bằng đường biển
Ký gửi hàng hóa đường biển có hầu như không có rủi ro thất lạc hàng hóa

Nhược điểm:

  • Hàng hóa gửi bằng đường thủy – tàu biển sẽ có thời gian giao hàng dài hơn
  • Với các công ty xuất nhập khẩu, họ chỉ nhận vận chuyển những đơn hàng số lượng lớn và không nhận ký gửi các bưu phẩm nhỏ.
  • Dễ bị lừa nếu như không quen biết công ty vận chuyển
  • Chỉ có thể tìm thấy tại các thành phố có bến cảng như Tokyo, Yokohama hay Osaka,…
  • Khi gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam, người nhận phải đến tận kho bãi để nhận hàng gây nên sự bất tiện

Đây là cách thường sẽ hợp với thương nhân, shop bán hàng xách tay hơn là những đối tượng muốn gửi hàng hóa số lượng nhỏ.

4.Dịch vụ mua hộ

Mua hàng online hộ hay còn gọi là đặt hàng hộ từ lâu đã trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Chỉ cần chọn sản phẩm mình muốn mua trên các trang thương mại điện tử uy tín ở Nhật Bản như Amazon, Rakuten, Yahoo, Uniqlo,…. và trả trước 1 khoản tiền cọc. Phía dịch vụ sẽ tiến hành đặt hàng hộ bạn sau đó chuyển hàng từ Nhật Bản về Việt Nam.

Mua hàng hộ

Ưu điểm của dịch vụ này tính cá nhân, bạn không cần phải biết tiếng Nhật hay nhờ người thân đi mua hộ, cũng không cần phải lo lắng về việc thất lạc hàng hóa, có nhân viên mang hàng tận nhà cho bạn.

Còn nhược điểm thì cũng có khá nhiều như: rủi ro chọn nhầm dịch vụ lừa đảo, rủi ro mua phải hàng giả, hàng đã mua khó được bảo hành hoặc khi nhận hàng sẽ phải trả thêm khoản tiền vô lý.

Hình thức ship hàng xuyên biên giới này khá tiện lợi, tuy nó không liên quan lắm với nội dung bài viết này, tuy nhiên đây cũng là một hình thức gửi hàng từ Nhật về Việt Nam nhanh nhất.

5.Nhờ bạn bè hoặc người quen mang đồ về hộ

Nếu không an tâm với những phương pháp vận chuyển ký gửi trên, bạn hoàn toàn có thể chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam nếu có người quen về nước. Và đây cũng là cách phổ biến nhất đối với các bạn du học sinh và thực tập sinh Nhật Bản.

Ưu điểm: Không tốn chi phí gửi hàng và chắc chắn hầu như không có trường hợp thất lạc hàng hóa xảy ra

Khi bạn gửi nhờ hàng hòa thì sẽ không có trường hợp bị mất hàng hóa. Vì chắc chắn người nhận sẽ đóng gói hành lý gửi về cùng với người nên rủi ro xảy ra là cực kỳ thấp trên các chuyến bay. Trừ phi có người cầm nhầm hành lý (tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra tại các cảng hàng không quốc tế).

Nhờ người thân mang hộ đồ
Nhờ người thân mang hộ đồ là cách an toàn nhất, nhưng lại cũng khá phiền

Nhược điểm: Không thể gửi hàng về với số lượng lớn hoặc các kiện hàng to. Và không phải bất kỳ lúc nào cũng có thể gửi hàng đi vì rất ít khi có người từ Nhật Bản về Việt Nam.

Để có thể gửi được hàng hóa về Việt Nam theo cách này, bạn bắt buộc phải chờ đến khi có người bay về. Khá bất tiện cho cả người gửi lẫn người nhận và cả người đưa số hàng đó về Việt Nam.

6.Lưu ý khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam

Hiện nay thì việc gửi hàng từ Nhật về Việt Nam đã không còn quá xa lạ hay khó khăn với người dân 2 nước. Với nhiều sự lựa chọn được đưa ra cùng chi phí hợp lý hơn. Tùy theo số lượng hàng hóa và thời gian vận chuyển mà bạn có thể lựa chọn cách tốt nhất và tiết kiệm nhất cho bản thân. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng tùy loại hàng hóa mà chỉ có thể lựa chọn các cách nhất định.

Ví dụ như: các sản phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh, hóa chất hoặc đồ điện tử có dung lượng pin lớn,… sẽ không được gửi qua đường hàng không, trường hợp này thì bắt buộc bạn phải gửi qua đường biển và thủ tục cũng khó khăn hơn.

Ngoài ra thì các sản phẩm có trọng lượng lớn hoặc quá to cũng làm cho cước phí vận chuyển đắt hơn rất nhiều. Vì vậy nên trước khi mang hàng đi chuyển về Việt Nam thì bạn cần phải tham khảo qua bảng giá và chi phí của từng đơn vị khác nhau.

Điều cuối cùng mà nhanlucnhatban chúng tôi muốn đề cập đến chính là ĐỪNG gửi các hàng hóa bị cấm nhập khẩu về Việt Nam như là đồ chơi người lớn, dao, kiếm và các vật dụng nguy hiểm. Bởi vì rất có thể sẽ bị các cơ quan chức năng cũng như bị Hải Quan tạm giữ, không cho nhận hàng.

Trên đây là 5 cách chuyển phát hàng Nhật Việt được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy bạn đã lựa chọn được cách nào phù hợp với bản thân hay chưa? Đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè nhé.

Xem thêm: Cách gọi điện từ Nhật về Việt Nam