Bật mí cách giảm cân khi mang thai an toàn, phù hợp với nhiều mẹ

Mời bạn tham khảo bài viết Nắm vững lượng calo trong thức ăn để giảm cân thành công.

3. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày

giảm cân khi mang thai

Bà bầu tập thể dục ở mức độ vừa phải một cách thường xuyên là thói quen được khuyến khích trong thời gian mang thai. Điều này không chỉ giúp bạn có thể giảm cân nặng mà các cơn đau xảy ra do sự thay đổi của cơ thể cũng vơi bớt. Những hình thức vận động dành cho mẹ bầu bao gồm bơi, đi bộ hoặc yoga…

Có thể bạn quan tâm: Những bài tập thể dục dành cho bà bầu trên YouTube tốt nhất

4. Uống nhiều nước

Uống đủ nước trong khi mang thai rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn tập thể dục. Thêm vào đó, việc uống đủ nước (trên 2 lít nước/mỗi ngày) cũng khiến mẹ bầu cảm thấy no và hạn chế việc ăn quá nhiều.

5. Ăn vặt lành mạnh có thể góp phần giảm cân cho mẹ bầu

Thay vì chọn bánh kẹo làm đồ ăn vặt, mẹ bầu nên chuyển sang các lựa chọn lành mạnh hơn như trái cây, rau và rau mầm. Bạn cũng hãy ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên cám cùng với sữa ít béo. Nên tìm những thực phẩm có nguồn folate dồi dào như dâu tây, rau chân vịt và đậu, hạt tốt cho bà bầu. Để khởi đầu cho ngày mới và có đủ năng lượng cho một ngày dài, bạn nên ăn sáng đầy đủ thay vì chỉ dùng bữa qua loa.

Dưới đây là danh sách gợi ý các thực phẩm bạn nên tránh để kiểm soát cân nặng khi mang thai, bao gồm:

  • Thực phẩm tẩm chất làm ngọt nhân tạo
  • Thực phẩm và đồ uống có chứa quá nhiều đường
  • Đồ ăn vặt như khoai tây chiên, kẹo bánh, bánh quy và kem. Thỉnh thoảng, bạn có thể ăn các món này (nếu quá thèm) nhưng đừng biến việc này thành thói quen
  • Muối khiến cơ thể giữ nước, làm tăng cân nặng. Vì vậy, hãy hạn chế việc nêm quá nhiều muối vào thực phẩm bạn nấu hoặc không ăn các món quá mặn (khi đi ăn ở ngoài).

6. Chia ra nhiều bữa nhỏ

Nếu luôn cảm thấy đói trong suốt cả ngày dài, mẹ bầu có thể ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa đồng thời hạn chế được những khó chịu cho hệ tiêu hóa do bào thai đang phát triển bên trong gây ra, chẳng hạn như ợ nóng, khó tiêu…

7. Bổ sung vitamin

Bên cạnh thực phẩm, phụ nữ mang thai có thể bổ sung vitamin dưới dạng viên nén với sự tư vấn của bác sĩ. Những viên uống bổ sung này sẽ giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà không phải tiêu thụ thực phẩm hơn mức cần thiết.

Tác động của việc giảm cân khi mang thai đối với em bé

Giảm cân quá nhiều có thể gây phản tác dụng và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn và con. Tình trạng giảm cân không lành mạnh thường xảy ra khi bạn mới mang thai cho đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất, chủ yếu là do ốm nghén.

Việc giảm cân khi mang thai có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Lượng nước ối thấp
  • Kích cỡ trẻ sơ sinh dưới tiêu chuẩn
  • Chức năng nhận thức ở trẻ sơ sinh phát triển kém
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân do thiếu dinh dưỡng
  • Tăng khả năng sẩy thai trong ba tháng đầu do chán ăn
  • Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng.

Có thể nói, giảm cân khi mang thai không phải lúc nào cũng đơn giản và an toàn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp giảm cân. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu luôn duy trì cân nặng hợp lý.