Cách Kiểm Tra Độ pH Của Mỹ Phẩm Chính Xác Trước Khi Dùng

Khi lựa chọn mỹ phẩm, bên cạnh những yếu tố như thành phần, công dụng, thương hiệu,… thì các bạn cũng nên chú ý đến độ pH của sản phẩm đó. Bởi yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và những hệ lụy của việc sử dụng sản phẩm không có độ pH phù hợp. Độ pH của mỹ phẩm có mối liên hệ rất mật thiết tới sức khỏe cũng như vẻ đẹp của làn da. Khi mua các sản phẩm chăm sóc tóc, da chắc chắn chúng ta sẽ tìm hiểu cách xem độ pH của dầu gội, cách xem độ pH của sữa rửa mặt,… đạt được hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, việc kiểm tra độ pH của mỹ phẩm trước khi mua là rất quan trọng nhé!

  • 3 cặp thành phần trong mỹ phẩm kỵ nhau

Cách kiểm Tra Độ pH Của Mỹ Phẩm Có Cần Thiết?

Ở độ tuổi sơ sinh, làn da thường có độ pH = 7 hay còn gọi là độ pH trung tính, bởi vậy mà ở độ tuổi này da của bé thường khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng hay mẫn ngứa. Nhưng khi đến tuổi trưởng thành, để có được làn da đẹp thì độ pH của da sẽ rơi vào khoảng giữa 4.5 và 6.2.

Trên lý thuyết, con số tuyệt vời nhất là 4.7 nhưng điều này là rất khó xảy ra mà trung bình độ pH đo được thường ở mức 5.5. Độ pH trên được cân bằng sẽ là lá chắn bảo vệ da, giúp da không bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường, thời tiết, hay vi khuẩn tấn công.

Để hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa độ pH của mỹ phẩm và độ pH của làn da, trước tiên bạn cần hiểu về lớp màng ẩm của da hay cũng chính là lớp màng quyết định độ pH của da nhé.

Lớp màng ẩm của da (Skin’s Lipid Barrier)

Da được chia thành 3 lớp: biểu bì, hạ bì và mô da dưới. Trong đó, biểu bì là lớp trên cùng của da cũng chính là lớp mà chúng ta nhìn thấy và chạm vào được. Ở lớp biểu bì này sẽ lại bao gồm 5 lớp tế bào khác nhau bao gồm: lớp đáy, lớp tế bào gai, lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng (stratum corneum). Biểu bì thì được bao bọc bởi 1 hỗn hợp bao gồm nước và lipid hay còn gọi là chất béo được biết đến như lớp màng hydrolipid hay còn gọi là lớp màng ẩm.

Lớp màng này giúp duy trì việc tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn. Bên cạnh đó, lớp màng này có tính axit (axit mantle) nên nó còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trước khi chúng kịp xâm nhập vào da. Bởi vậy, nếu lớp màng bị phá vỡ, da sẽ dễ bị kích ứng, bị mụn.

Mối liên quan giữa độ pH của mỹ phẩm đến lớp màng ẩm

Mỹ phẩm thoa trên da sẽ tác động trực tiếp lên lớp màng ẩm của da. Khi dùng các sản phẩm có độ pH quá cao sẽ vô tình phá hủy đi lớp màng bảo vệ của da, khiến da dễ bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến các thương tổn như mụn, dị ứng, da khô, bong tróc do mất nước hoặc da tiết quá nhiều dầu do lớp màng ẩm không còn, khiến da phải tiết nhiều dầu hơn để tự cân bằng lại độ ẩm. Nhưng trong tất cả các sản phẩm, liệu có phải bạn cần quan tâm đến tất cả độ pH của các sản phẩm dưỡng da mà bạn đang sử dụng? Câu trả lời là sản phẩm bạn cần quan tâm độ pH nhất chính là các sản phẩm sữa rửa mặt của bạn vì đây là sản phẩm sẽ tác động trực tiếp lên lớp màng ẩm của da hàng ngày.

Bạn đừng lầm tưởng rằng sau khi rửa mặt xong, sờ lên thấy da sạch bong kin kít là tốt cho da. Chính sự sạch bong kin kít này đang báo động việc tính kiềm quá mạnh của sữa rửa mặt khiến da bạn từ từ yếu đi mà bạn không hề hay biết. Lặp đi lặp lại việc này lâu dài sẽ làm da bạn làm việc nhiều hơn, và dần dần da sẽ yếu hẳn đi.

Nồng độ pH trong mỹ phẩm như thế nào là phù hợp?

Trên lý thuyết thì sự lựa chọn lý tưởng nhất là các dòng mỹ phẩm có độ pH vào khoảng 5.0 – 6.5, tuy nhiên bạn cũng có thể chọn những sản phẩm có độ pH < 7 là ổn. Ngay cả nước cũng không phải là sự lựa chọn tốt nhất cho da vì mức pH trung bình của nước tinh khiết là 7.0, còn với nước máy con số còn có thể cao hơn mức này.

Cách Đo Độ pH Trong Mỹ Phẩm

Độ pH của các sản phẩm có thể được đo bằng cách thử giấy quỳ tím (mua ở hiệu thuốc). Nhưng cách này cũng chỉ cho kết quả tương đối chứ không chính xác 100% và chỉ mang tính chất tham khảo vì khi hòa chung sữa rửa mặt với nước thì độ pH của sản phẩm cũng đã bị ảnh hưởng phần nào. Điều quan trọng vẫn là cảm nhận trên da của bạn.

Kiểm tra độ pH của mỹ phẩm như sau:

Cách 1: Cảm nhận và quan sát

– Thông thường, nếu sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH quá cao thì sau khi rửa xong, da bạn sẽ có cảm giác sạch sẽ, khô căng sau khi rửa. Sử dụng lâu sẽ khiến da chuyển sang tình trạng khô đặc biệt là mùa đông dễ bong da, tuy nhiên vài tiếng sau lại tiết rất nhiều dầu nhờn. Điều này có nghĩa lớp màng lipit trên da đã bị tổn thương, mất khả năng cân bằng độ ẩm. Vì vậy, nếu da bạn không có hiện tượng này thì bạn có thể yên tâm phần nào về sữa rửa mặt mà mình đang sử dụng nhé.

Cách 2: Thử bằng quỳ tím

– Hòa tan sữa rửa mặt cùng 1 chút nước, đặt giấy quỳ tím vào hỗn hợp. Sau 2 phút mang giấy quỳ ra và dựa vào bảng đọc độ pH của sản phẩm.

Sau khi kiểm tra độ pH của mỹ phẩm, kết quả:

  • Mỹ phẩm có pH > 7, kết luận chứa nhiều kiềm gây khô da, bong tróc, mọc mụn, dị ứng, nhạy cảm, mẫn đỏ.
  • Có độ pH từ 4 – 6 là mỹ phẩm an toàn.
  • Độ pH dưới 4 mỹ phẩm có chứa nhiều axit, gây ngứa, bào mòn bề mặt da.

Cách xem độ pH trên sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt là một sản phẩm tẩy rửa da mặt được sử dụng để loại bỏ lớp trang điểm, tế bào da chết, dầu, bụi bẩn, và các loại chất ô nhiễm khác từ da trên mặt. Giúp rửa sạch lỗ chân lông và ngăn ngừa các tình trạng da như mụn trứng cá(Wikipedia).

Làm sạch da là bước đầu tiên trong việc dưỡng da của mỗi người, sữa rửa mặt có độ pH phù hợp rất quan trọng và xem độ pH của sữa rửa mặt ở đâu được quan tâm rất nhiều. Sản phẩm mỹ phẩm được phép lưu hành bắt buộc có thông tin sản phẩm như: xuất xứ, cấu tạo, mục đích sử dụng,… Nếu bạn đang chưa có sản phẩm thì cách kiểm tra bằng quỳ tím sẽ gây trở ngại, bạn có thể xem độ pH của sữa rửa mặt ở in trên bao bì sản phẩm.

Tham Gia Cộng Đồng

Với những chị nào chưa biết thì CHÉRISKIN có 1 fanpage, nơi chị em cùng trao đổi chia sẻ với nhau về các phương pháp làm đẹp cũng như những mỹ phẩm tốt. Các chị có thể tham gia bằng cách bấm vào liên kết facebook bên dưới và để lại bình luận của mình nhé! Link: https://www.facebook.com/CheriSkin/

Tham khảo: vfa.gov.vn

———-

Từ khóa liên quan:

  • kiểm tra độ ph của mỹ phẩm
  • cách đo độ ph trong mỹ phẩm
  • cách kiểm tra độ ph của sữa rửa mặt
  • xem độ ph của sữa rửa mặt ở đâu
  • cách xem độ ph trên sữa rửa mặt