Chất bảo quản trong mỹ phẩm tự nhiên

Liệu chất bảo quản trong mỹ phẩm có đáng bị lên án? Mỗi khi bạn đến quầy mỹ phẩm để mua sắm, bạn có thường liếc qua các thành phần có trong sản phẩm đó không? Nó có chứa chất bảo quản không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mời bạn xem nhanh các danh mục của bài viết tại đây

  • Bạn biết gì về chất bảo quản?
    • Chất bảo quản là gì?
    • Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên
  • Chất bảo quản mỹ phẩm gồm bao nhiêu loại?
    • Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên
    • Chất tổng hợp
  • Một số chất bảo quản trong mỹ phẩm tự nhiên
    • Tinh dầu hạt bưởi
    • Axit Citric
    • Dầu Neem
  • Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nói về chất bảo quản mỹ phẩm
  • Một số câu hỏi về chất bảo quản
    • Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên kéo dài bao lâu?
    • Năm loại chất bảo quản phổ biến nhất được sử dụng trong mỹ phẩm
    • Mật ong có phải là chất bảo quản hay không?
  • iFree – Đơn vị cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm an toàn, uy tín

1. Bạn biết gì về chất bảo quản?

Chất bảo quản mỹ phẩm là một thứ không còn xa lạ với chúng ta, nhưng cụ thể nó là gì? Nó có tác dụng như thế nào trong việc bảo quản mỹ phẩm, những lưu ý khi sử dụng chất bảo quản là gì và kể cả việc nên mua nguyên liệu làm mỹ phẩm ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới!

1.1 Chất bảo quản là gì?

Chất bảo quản (hay còn gọi là preservatives) là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các mẫu phẩm sinh học v.v để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác.

Bảo quản được thực hiện trong hai chế độ, hóa học và vật lý. Bảo quản hóa học đòi hỏi phải thêm các chất hóa học vào sản phẩm. Bảo quản vật lý đòi hỏi các quá trình như làm lạnh hoặc sấy khô. Phụ gia thực phẩm bảo quản làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm, giảm hư hỏng vi sinh vật, và bảo tồn các thuộc tính tươi và chất lượng dinh dưỡng. Một số kỹ thuật vật lý để bảo quản thực phẩm bao gồm khử nước, bức xạ UV-C, sấy khô và làm lạnh. Bảo quản hóa học và kỹ thuật bảo quản vật lý đôi khi được kết hợp

Ngoài ra, dầu là nguyên liệu mỹ phẩm không thể thiếu trong các mỹ phẩm, bởi nó cung cấp độ ẩm cho da và chông sự bốc hơi nước trên bề mặt da.

1.2 Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên

Mỹ phẩm, giống như bất kỳ sản phẩm có chứa nước và các hợp chất hữu cơ / vô cơ, đều yêu cầu được cung cấp chất bảo quản để chống ô nhiễm vi sinh, nấm mốc, giúp cho các mỹ phẩm không bị tách lớp, phân hủy, hạn chế sự biến mùi và giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Chất bảo quản trong mỹ phẩm
Chất bảo quản mỹ phẩm đóng vai trò quan trọng hầu hết ở các sản phẩm

Bạn sẽ không hề muốn lọ serum đắt tiền của mình sẽ lên nấm mốc hoặc biến đổi cấu trúc, màu sắc, phải không nào? Da của bạn trở nên dễ kích ứng nếu tất cả sản phẩm đều không có chất bảo quản.

Mặc dù công dụng chất bảo quản mỹ phẩm là không thể thiếu, vậy tại sao chất bảo quản lại bị “mang tiếng xấu”?

2. Chất bảo quản mỹ phẩm gồm bao nhiêu loại?

2.1 Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên

Các chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên được cung cấp từ các thành phần chiết xuất từ mật ong, trong dầu Neem, tinh dầu Anh Thảo,… hoàn toàn không hề gây hại cho sức khỏe đồng thời vẫn giữ được tác dụng của chất bảo quản hiệu quả.

chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên
Mật ong là một chất bảo quản tự nhiên vô cùng hiệu quả

>> Tìm hiểu công dụng của chất bảo quản Optiphen trong mỹ phẩm

2.2 Chất tổng hợp

Chất bảo quản mỹ phẩm tổng hợp có thể gây ra tác dụng bất lợi cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Parabens và các thành phần giải phóng Formaldehyde, thường được sử dụng trong các sản phẩm thông thường. Chúng được sử dụng phổ biến vì có giá thành rẻ hơn các chất bảo quản tự nhiên.

Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng, nồng độ chất bảo quản mỹ phẩm được cung cấp sẽ không vượt quá 1% theo tiêu chuẩn của FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ.

Chính vì nồng độ thấp như thế, chất bảo quản sẽ không đủ thấm vào tận sâu bên trong da bạn. Với những làn da khỏe mạnh, chỉ với nồng độ dưới 1% hoàn toàn không gây hại cho da. Nhưng nếu bạn là người có làn da cực kì nhạy cảm, bạn nên cân nhắc cho các sản phẩm có chứa các chất bảo quản tổng hợp nhé!

Ngoài chất bảo quản ra thì trong nguyên liệu mỹ phẩm còn có chất nhũ hóa. Vậy chất nhũ hóa là gì?Mời bạn tham khảo tại đây: chất nhũ hóa

Mời bạn xem video để biết thêm về hợp chất bảo quản mỹ phẩm

3. Một số chất bảo quản trong mỹ phẩm tự nhiên

3.1 Tinh dầu hạt bưởi

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Alternative and Complementary Medicine, Tinh dầu hạt bưởi cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên rất hiệu quả, nó có tác dụng phòng chống hiệu quả hơn 800 loại vi-rút và vi khuẩn cũng như hơn 100 chủng nấm và ký sinh trùng.

Loại tinh dầu này không chỉ giúp bảo quản mỹ phẩm (preservative) mà còn an toàn để sử dụng như một chất khử trùng cho nước uống khi cần thiết.

Sử dụng an toàn với hàm lượng 0,5-1% để bảo quản hầu hết các sản phẩm, hoặc sử dụng ở mức dưới 2% để tạo ra các loại kem chống vi khuẩn.

>>> Paraben trong mỹ phẩm có thật sự đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ? Tìm hiểu ngay về chất bảo quản Paraben

3.2 Axit Citric

Axit Citric hay còn gọi là Axit Citric là một axit hữu cơ yếu, có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, chiếm khoảng 8% khối lượng khô của trái chanh.

Vì đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, nó được xem là một chất bảo quản tự nhiên hiệu quả, an toàn dùng để thay thế cho các loại chất bảo quản tổng hợp Paraben.

chất bảo quản là gì
Nguồn Vitamin C dồi dào chống oxy hóa hiệu quả trong Cam Quýt

Chất bảo quản K145 là một trong những chất có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn nấm mốc, giúp mỹ phẩm kéo dài “tuổi thọ”. Hãy tìm hiểu chi tiết nó là gì nhé!

3.3 Dầu Neem

Neem là một trong những loại dầu phổ biến trên thị trường trong những năm trở lại đây. Từ xa xưa, nó đã được sử dụng ở Ấn Độ kể từ thời Phạn và được công nhận là loại tinh dầu quý hiếm.

Nó có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, diệt khuẩn tuyệt vời. Vì vậy, nó là một lựa chọn khá hiệu quả khi thay thế cho các loại chất bảo quản mỹ phẩm tổng hợp.

4. Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nói về chất bảo quản mỹ phẩm

Theo các chuyên gia nghiên cứu, muốn bảo quản các loại mỹ phẩm cần tập hợp nhiều yếu tố như: nguyên liệu đầu vào, công nghệ chế biến, chất bảo quản, bao bì sản phẩm…

Trong đó, sử dụng chất bảo quản là cách dễ dàng và đơn giản nhất, thường là các chất hóa học có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc.

chất bảo quản mỹ phẩm
Vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong các sản phẩm không chứa chất bảo quản

Kèm theo đó, chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên cũng giúp những sản phẩm ít bị tác động của môi trường, thời tiết gây oxy hóa, biến đổi màu sắc, mùi vị, giữ sản phẩm nguyên vẹn trong khoảng thời gian nhất định.

Các chất này bắt buộc phải nằm trong danh mục cho phép, tuân thủ hàm lượng an toàn theo quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đơn vị sản xuất nào cũng chấp hành nghiêm yêu cầu trên. Thậm chí, vì yếu tố lợi nhuận, một số nơi đã sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm, hoặc chất cấm, hàm lượng vượt ngưỡng một cách bừa bãi… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thường gây tác hại với gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh.

Nếu là tín đồ của các sản phẩm mỹ phẩm làm đẹp, chắc chắn bạn sẽ quan tâm các thành phần trong sản phẩm là gì, có độc hại không? Một trong số đó phải kể đến chất bảo quản thiên nhiên PE 9010. Tìm hiểu ngay nhé!

5. Một số câu hỏi về chất bảo quản

5.1 Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên kéo dài bao lâu?

Hầu hết các chất bảo quản để làm mỹ phẩm tự nhiên tồn tại ít nhất một năm nhưng một số nhà sản xuất làm chất bảo quản mỹ phẩm trong 6 tháng.

5.2 Năm loại chất bảo quản phổ biến nhất được sử dụng trong mỹ phẩm

  • Paraben. Ví dụ: Mầm II. Methylparben. …
  • Formaldahyde Releasers. Ví dụ: Mầm non Plus. HydDMin DMDM. …
  • Isothiazolinone. Ví dụ: Kathon. …
  • Phenoxyethanol. Ví dụ: Optiphen, Optiphen Plus (chứa phenoxyethanol kết hợp với các loại khác để bảo vệ phổ rộng) …
  • A-xít hữu cơ. Ví dụ: Axit benzoic / Natri Benzoat.

5.3 Mật ong có phải là chất bảo quản hay không?

Vào thời cổ đại, mật ong được sử dụng làm chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, khi ta thêm nước, làm giảm nồng độ đường trong mật ong và biến chất bảo quản tự nhiên thành một loại hợp chất bảo quản tuyệt vời cho nấm men và vi khuẩn.

6. iFree – Đơn vị cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm an toàn, uy tín

Là một trong những đơn vị gia công sản xuất chất bảo quản trong mỹ phẩm hàng đầu trong lĩnh vực, iFree luôn mong muốn mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến khách hàng và nâng tầm mỹ phẩm Việt.

Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ làn da của Việt, mong muốn cải thiện để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp cũng như kinh doanh của khách hàng. Chúng tôi tâm niệm luôn lấy lợi ích của khách hàng làm gốc rễ, làm kim chỉ nam để phát triển doanh nghiệp.

Với nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP, diện tích hơn 3000m2, sở hữu các trang thiết bị hiện đại, máy móc được chuyển tiếp công nghệ từ những quốc gia tiên tiến trên thế giới, đội ngũ nhân lực được đào tạo tại nước ngoài và tại chỗ, là các chuyên gia sinh hóa đầy kinh nghiệm.

iFree luôn nói không với làm mỹ phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, lợi ích của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Sản phẩm có đầu vào và đầu ra của công ty luôn qua nhiều quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt từ đội ngũ QC dày dặn kinh nghiệm, có các chứng nhận an toàn từ các cơ quan có thẩm quyền.

iFree sẽ luôn đồng hành cùng bạn từ những bước đầu tiên như tư vấn chuyên sâu, đánh giá nguồn khách hàng mục tiêu cho đến khi bạn bán sản phẩm ra thị trường, hỗ trợ làm giấy công bố sản phẩm.

Hãy hiện thực hóa giấc mơ về thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình ngay hôm nay! Chúng tôi luôn là người cộng sự đồng hành trên con đường xây dựng thương hiệu cùng bạn, đảm bảo chất bảo quản trong mỹ phẩm đạt chất lượng!

Liên hệ chúng tôi tại:

Hotline: 094.200.2020

Email: contact@ifree.vn

Website: www.ifree.vn

Trụ sở văn phòng: 102 Đường số 3, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh

Nhà máy iFree: Lô 9A, Đường 15, Khu công nghiệp Tân Đức, Đức Hòa, Long An