ĐIỂM TÊN NHỮNG LOẠI ACID PHỔ BIẾN TRONG CHĂM SÓC DA

Các sản phẩm chứa acid đang được ưa chuộng đối với những tín đồ thích làm đẹp. Nó đã được đa dạng hơn ở các dạng sản phẩm như sữa rửa mặt, toner, serum hay kem dưỡng. Không quá khó để lựa chọn ra được một sản phẩm chứa hoạt chất này ở các nhãn hàng hiện nay.

Tuy nhiên, một số bạn vẫn chưa hiểu rõ về công dụng cũng như đặc tính của các loại acid này nên xảy ra những trường hợp breakout không kiểm soát, tăng sắc tố da hay tệ hơn là màng bảo vệ da bị mất đi khiến da trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn và không được mịn màng. Vì vậy, chúng mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các hoạt chất này cũng như cách sử dụng như thế nào là hợp lý.

Chúng ta cùng nhau bắt đầu nha!

SALICYLIC ACID (SA)

Tên gọi: Axit 2-Hydroxybenzoic hay Salicylic Acid.

Salicylic Acid hay còn gọi là BHA tuy SA xét theo cấu trúc hóa học không phải là BHA thực thụ. Tuy nhiên, nó cũng không ảnh hưởng gì, cho nên người ta thường nói Salicylic Acid là BHA (Beta Hydroxy Acid).

SA ban đầu được chiết xuất từ vỏ của cây liễu trắng, cây lộc đề xanh, gỗ phong vàng và ngày nay thì còn được tổng hợp trong phòng lab. Dù là nguồn tự nhiên hay tổng hợp thì đều cho hiệu quả tương đương nhau ở cùng độ tinh khiết. SA bôi ngoài da có tác dụng chống nhiễm khuẩn, chống nấm, kháng viêm và tiêu sừng.

Tính chất vật lý: Tinh thể màu trắng, không mùi. Tan tốt trong dầu, tan ít trong nước và các dung môi hữu cơ.

Khối lượng phân tử: 138.12 g/mol

CÔNG DỤNG CỦA SALICYLIC ACID

  • Tẩy tế bào chết

Được coi là một tác nhân tiêu sừng, vai trò của SA là khả năng phá vỡ các liên kết tế bào hơn là phá vỡ hoặc làm tách các sợi keratin giữa các tế bào. Salicylic Acid thấm vào lỗ chân lông để tẩy tế bào chết ở thành lỗ chân lông giúp hạn chế chế bí tắc và hình thành mụn.

  • Hỗ trợ điều trị mụn

Salicylic acid không có công dụng đẩy mụn, mà khả năng làm lỏng những bả nhờn và tế bào chết hay nhân mụn khiến chúng dễ dàng rụng ra hơn. Có khả năng kháng viêm nên thích hợp sử dụng trong quá trình điều trị mụn.

Salicylic Acid thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá. SA đã được tìm thấy để giảm lipid da và có đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đã làm sáng tỏ các cơ chế và con đường liên quan đến việc điều trị mụn trứng cá như vậy.

  • Khả năng chống oxy hóa

Salicylic Acid có khả năng chống oxy hóa và không nhạy dưới ánh nắng nên có thể kết hợp cùng kem chống nắng.

Thông tin bên lề:

  • SA không phụ thuộc vào pH
  • Nồng độ giới hạn của SA trong sản phẩm tại nhà tối đa 2%
  • Dù có khả năng kháng viêm, SA vẫn có thể bùng viêm vì độ kích ứng của nó khá cao. Hãy cẩn thận khi làm quen với SA nhé.
  • Công thức chứa SA quan trọng nhất là nền vì nó ảnh hưởng đến hoạt động và cả khả năng kích ứng của SA.

ALPLA HYDROXY ACIDS (AHAS)

Tên gọi: Alpha Hydroxy Acids

AHAs là một acid hữu cơ có nhóm hydroxyl gắn vào vị trí alpha. Những AHAs nổi tiếng bao gồm: Glycolic Acid, Lactic Acid, Mandelic Acid,… được ứng dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm hiện nay. AHAs đóng vai trò như một chất loại bỏ lớp sừng, kích thích sản sinh Collagen và Elastin, hỗ trợ điều trị mụn và làm sáng.

khả năng thẩm thấu của các loại AHA

GLYCOLIC ACID (GA)

Tên gọi: Hydroacetic Acid hay Hydroxyacetic Acid

Glycolic Acid là một AHA có kích thước phân tử nhỏ nhất, nó được phân lập từ các nguyên liệu thiên nhiên như: cây mía đường, củ cải đường, nho chưa chín, dưa đỏ. Glycolic Acid có thể được tổng hợp bằng nhiều cách khác nhau như phương pháp tiếp cận chủ yếu sử dụng sự xúc tác giữa Formaldehyde và khí tổng hợp, phương pháp điều chế bằng phản ứng Chloroacetic và Natri Hydroxide, phương pháp hydro hóa Oxalic Acid hay phương pháp Cyanohirin từ Formaldehyde. Ngoài ra, Glycolic Acid cũng có thể được điều chế từ quá trình sinh hóa bằng enzyme.

Do kích cỡ phân tử khá nhỏ, Glycolic Acid là một trong những AHAs có thể thâm nhập vào sâu trong da nhầm kích thích sản sinh collagen và elastin, làm gãy các liên kết của các tế bào chết trên bề mặt da, làm sáng da và hỗ trợ cho quá trình điều trị mụn.

Tính chất vật lý: Tinh thể không màu, không mùi và dễ hòa tan trong nước.

Khối lượng phân tử: 76.05g/mol

Công dụng của Glycolic Acid

  • Tẩy tế bào chết

Glycolic Acid sẽ phản ứng với lớp sừng, làm đứt gãy các liên kết tế bào da chết trên bề mặt da, khiến da chết bong và có thể rụng khi có một số tác động vật lý như rửa mặt, tẩy trang hoặc massage,…

  • Hỗ trợ điều trị mụn

Glycolic Acid được ứng dụng vào việc điều trị mụn rất nhiều. Thông thường, nồng độ tầm 20% – 50% được ứng dụng vào phương pháp peel da để có thể giảm viêm ở mụn trứng cá.

GA thể hiện tính kháng khuẩn phụ thuộc vào pH đối với C.Acnes. Múc độ kháng khuẩn bao gồm nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của GA trong phạm vi pH từ 3 đến 4.5, nhưng ở pH 3 là lí tưởng và có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, ở độ pH có thể mang đến kích ứng đối với da nhạy cảm.

Bên cạnh đó, ở các thí nghiệm, nồng độ được chọn là pH 3.5 và được xác định GA có thể triệt tiêu các tế bào C. Acne bằng cách phá vỡ các màng vi khuẩn.

  • Hỗ trợ làm sáng, tăng sắc tố

Ngoài các công dụng trên, Glycolic Acid được xem là một trong những chất hỗ trợ việc tăng sắc tố như nám, tàn nhang,… Là một hoạt chất có khả năng ức chế sự tăng sinh của melanin và ngăn ngừa những đốm nâu trên làn da phát triển.

Ngoài ra, nhờ khả năng tẩy da chết hiệu quả, lớp sừng già cỗi được lấy đi sẽ khiến lớp da mới lộ ra khiến làn da trông sáng hơn.

  • Chống lão hóa

Glycolic có khả năng kích thích sản sinh tăng collagen và elastin vì kích thước phân tử nhỏ đi sâu vào trong da. Từ đó, nó khiến da trở nên săn chắc hơn.

Thông tin bên lề:

  • Glycolic Acid có tính nhạy cảm với ánh nắng nên chú ý dùng kem chống nắng
  • Có thể bắt đầu cho người mới từ nồng độ 4% trở lên và dùng tối đa là 10%
  • Glycolic Acid phụ thuộc vào độ pH sản phẩm.
  • Có khả năng kích ứng với những làn da nhạy cảm vì khả năng thẩm thấu của nó.

LACTIC ACID (LA)

Tên gọi: Lactic Acid hay DL-Lactic Acid

Lactic Acid là một AHAs tẩy tế bào chết tốt, nó dễ chịu hơn Glycolic Acid. Kích thước của LA to hơn GA nên khả năng thẩm thấu sẽ không vào sâu bằng. Nó có nguồn gốc từ sữa, bắp, củ cải đường,… và trong cơ thể của con người. Lactic Acid có thể được tổng hợp nhờ nhân tạo và từ tự nhiên.

Lactic Acid có tác dụng loại bỏ lớp da chết già cỗi, khiến da sáng mịn. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích sản sinh collagen, chống lão hóa và hỗ trợ dưỡng ẩm.

Tính chất vật lý: Dạng lỏng màu vàng nhạt.

Khối lượng phân tử: 90.08g/mol

Công dụng của Lactic Acid

  • Tẩy tế bào chết

Lactic Acid cũng hoạt động giống như Glycolic Acid, chúng làm đứt gãy các liên kết của các tế bào chết để khiến lớp da chết được loại bỏ. Nó cũng hỗ trợ hạn chế được sự hình thành mụn do bí tắc.

  • Làm sáng da

Tái tạo lại lớp thượng bì, loại bỏ đi lớp da cũ và thúc đẩy quá trình bong da chết trên da. Đồng thời, nó cũng có khả năng ức chế quá trình melanin lớp biểu bì, hỗ trợ làm sáng các vết thâm trên da.

  • Chống lão hóa

Do nó giúp thúc đẩy quá trình chu trì thay da kết hợp với kích thích sản sinh collagen khiến da trở nên săn chắc và trẻ hóa hơn.

  • Khả năng cấp ẩm

Lactic Acid cũng có khả năng cấp ẩm cho da, giữ độ ẩm bề mặt da khiến chúng không bị mất nước trong quá trình sử dụng Lactic Acid.

Thông tin bên lề:

  • Lactic Acid là AHA nên khá nhạy cảm với ánh nắng nên chú ý dùng kem chống nắng
  • Khi kết hợp cùng Glycolic Acid sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ trị mụn nhưng sẽ có khả năng kích ứng với da nhạy cảm
  • Lactic Acid ở nồng độ 3% – 5% có khả năng dưỡng ẩm cho da
  • Nồng độ sử dụng tối đa là 12%, cần đến bác sĩ hoặc các chuyên gia khi sử dụng Lactic Acid có nồng độ 12% trở lên.

MANDELIC ACID (MA)

Tên gọi: Mandelic Acid hay DL-Mandelic Acid

Mandelic Acid là một AHA hoạt động trên da khá tốt, chúng được điều chế bằng phương pháp thủy phân (hydrolysis) các chiết xuất từ quả hạnh nhân đắng. Kích thước phân tử của Mandelic Acid sẽ lớn hơn cả 2 loại acid phía trên. Do đó, nó sẽ nhẹ nhàng trên da vì độ thẩm thấu khá nông.

Chúng hỗ trợ việc tẩy tế bào chết, ngừa mụn hình thành, chống lão hóa, tăng sinh collagen và làm sáng da.

Tính chất vật lý: Tinh thể màu trắng dễ tan trong nước và các dung môi hữu cơ.

Khối lượng phân tử: 152.149g/mol

Công dụng của Mandelic Acid

  • Tẩy tế bào chết và làm sáng da

Đây là dạng tẩy tế bào chết hóa học, giúp loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn bị tích tụ trên bề mặt da.

  • Hỗ trợ ngăn ngừa mụn

Mandelic Acid hiện đang được ứng dụng rất nhiều vào việc trị mụn vì tính kháng khuẩn, kháng viêm. Chúng giúp hạn chết bí tắc và hình thành nhân mụn.

Ngoài ra, Mandelic Acid thường được kết hợp cùng Salicylic Acid để đảm bảo việc làm sạch bề mặt da và trong lỗ chân lông. Điều này giúp cho quá trình trị mụn sẽ có hiệu quả tốt hơn.

  • Làm sáng và đều màu da

Chúng có tác dụng nới lỏng kết nối giữa các tế bào da trên bề mặt bị tác động (gọi là desmosomes) để cho các tế bào rụng một cách tự nhiên dẫn đến làn da tươi tắn và sáng hơn.

  • Chống lão hóa

Mandelic Acid hoạt động để đẩy nhanh quá trình luân chuyển tế bào bằng cách hòa tan các liên kết nhỏ giữ các tế bào da với nhau, giúp loại bỏ da chết trên bề mặt có thể dẫn đến làn da xỉn màu, cũng như nếp nhăn. Nó cũng tăng cường collagen, một trong những sợi liên kết của da, mang lại hiệu quả chống lão hóa.

Thông tin bên lề:

  • Mandelic Acid thuộc nhóm AHAs nên nó sẽ nhạy cảm với ảnh nắng
  • Khi sử dụng MA có đem lại hiệu ứng bóng da
  • Mandelic Acid được ứng dụng trong peel da ở nồng độ đến 50% giúp điều trị các bệnh lý về mụn, nhất là mụn nang.
  • Nồng độ sử dụng tại nhà có thể lên đến 20%

Chuyện quan trọng ở đây nè!

những lưu ý khi dùng Acid

Mong bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn!

Các bạn hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ các bài viết tiếp theo của chúng mình nha!

——————————————-

Website: www.da101.org

Instagram: DA101.OFFICIAL

Facebook: DA101