Tìm hiểu BHA là gì và xem hướng dẫn cách dùng dùng BHA đúng chuẩn giúp bạn tận dụng tối đa những tác dụng của BHA mang đến cho làn da hết mụn và sạch sâu.
BHA – Thành phần tẩy tế bào chết hóa học đang được nhiều tín đồ làm đẹp yêu thích sử dụng bởi khả năng thâm nhập sâu vào lỗ chân lông giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, giải quyết triệt để tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
Vậy cụ thể thì BHA là gì, nó có thể mang đến những tác dụng gì cho làn da của bạn và nên dùng BHA đúng cách như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!
BHA là gì – và lợi ích của việc sử dụng BHA là gì?
BHA và viết tắt của “Beta Hydroxy Acids”, một loại axit chăm sóc da có tác dụng làm sạch lỗ chân lông của bạn. Vì BHA tan trong dầu nên chúng có khả năng thẩm thấu qua dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và tẩy tế bào chết đã tích tụ. Đây cũng là lý do tại sao BHA lại được khuyến khích sử dụng cho những người có làn da dầu và dễ bị mụn.
Ngoài việc làm thông thoáng lỗ chân lông, BHA còn có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, chúng có thể giúp định hình lại lỗ chân lông của bạn đồng thời cũng cho phép các sản phẩm chăm sóc da khác của bạn thâm nhập vào da tốt hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả chăm sóc da tổng thể.
BHA và viết tắt của “Beta Hydroxy Acids”, một loại axit chăm sóc da có tác dụng làm sạch lỗ chân lông của bạn
Cơ chế hoạt động của BHA
BHA có cấu trúc khử chất béo, có khả năng nới lỏng và phá vỡ sự gắn kết giữa các tế bào. Quá trình này gây ra sự hình thành các tế bào mới đồng thời tẩy tế bào chết ở lớp biểu bì hoặc lớp ngoài của da.
BHA cũng hòa tan trong lipid, có nghĩa là nó có thể dễ dàng vượt qua chất béo và dầu trên da của bạn. Khả năng này cho phép BHA thâm nhập vào lỗ chân lông của da để phá vỡ và loại bỏ tế bào da chết, dầu và vi khuẩn, làm sạch và làm thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế nguy cơ gây mụn cho bít tắc lỗ chân lông.
BHA có tác dụng gì?
Những tác dụng nổi bật mà BHA có thể mang đến cho làn da của bạn bao gồm:
- Tẩy tế bào chết: tác dụng đầu tiên và cũng là một trong những tác dụng nổi bật nhất của BHA đó chính là loại bỏ tế bào chết, làm sạch tế bào chết trên bề mặt da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, cho bề mặt da sáng mịn và mềm mại hơn.
- Làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông: với đặc tính đi sâu vào bên trong lỗ chân lông, BHA có thể giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa tích tụ sâu bên trong lỗ chân lông, làm thông thoáng lỗ chân lông và cải thiện kích thước lỗ chân lông.
- Loại bỏ mụn: BHA đi sâu vào bên trong lỗ chân lông loại bỏ lớp bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết tích tụ lâu ngày bên trong lỗ chân lông; từ đó giúp chấm dứt nguy cơ nổi mụn trên da do bít tắc lỗ chân lông. Dù là mụn trứng cá, mụn đầu đen hay mụn viêm đều có thể sử dụng BHA với nồng độ phù hợp để ngăn ngừa và cải thiện. Hơn thế nữa, BHA giúp đẩy nhanh quá tình phát triển của tế bào cũng giúp đẩy các vết mụn ẩn dưới da trồi nhân mụn lên trên bề mặt da, nhanh chóng khôi cồi và dễ dàng loại bỏ hơn.
- Làm đều màu da, làm mờ thâm: BHA loại bỏ lớp tế bào chết khô ráp, sạm màu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, từ đó giúp làm đều màu da và làm mờ các vết thâm sạm trên da.
- Chống lão hóa, cải thiện cấu trúc da: BHA có thể giúp làm mịn kết cấu của da, giảm thiểu sự xuất hiện của các đường nhăn và nếp nhăn trên da.
- Kiểm soát dầu nhờn: BHA “ưa” dầu, khiến chúng trở thành thành phần hỗ trợ cân bằng lượng dầu trên da hiệu quả. BHA có thể giúp hút hết dầu thừa trên da của bạn, khi bạn rửa sạch BHA bằng nước, BHA sẽ cuốn theo dầu thừa trên da. Đối với các loại da nhờn, BHA có thể giúp ngăn chặn việc sản xuất quá nhiều dầu và điều chỉnh sự cân bằng độ ẩm trên da.
- Giảm tăng sắc tố: BHA khuyến khích kích thích lớp tế bào đáy và loại bỏ các tế bào bề mặt, có thể giúp giảm sự tăng sắc tố. BHA có thể giúp loại bỏ các tế bào da bị ảnh hưởng bởi tăng sắc tố hoặc melanin dư thừa và thay thế bằng các tế bào da mới không bị đổi màu. BHA đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng tăng sắc tố da do viêm. Hỗ trợ tốt cho những người bị sẹo và đổi màu do mụn viêm.
BHA tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông
Phân loại BHA
Các loại BHA khác nhau thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc da bao gồm:
- Salicylic acid: loại BHA phổ biến nhất và cũng là BHA mạnh nhất. Tuy nhiên, nó không gây kích ứng như glycolic acid (loại AHA mạnh nhất) bởi nó có kích thước phân tử lớn kèm theo đó là khả năng kháng viêm cho làn da. Salicylic acid được biết đến nhiều nhất với khả năng trị mụn, giúp ngăn ngừa mụn đầu đen và mụn đầu trắng hiệu quả.
- Betaine salicylate: Một loại BHA có nguồn gốc từ củ cải đường, được đánh giá là một chất thay thế dịu nhẹ hơn cho salicylic acid, betaine salicylate 4% được đánh giá có khả năng tương đương với salicylic acid 2%.
- Salix alba hoặc chiết xuất vỏ cây liễu: đây là một loại BHA tự nhiên chiết xuất từ thực vật. Mặc dù hàm lượng salicin sẽ chuyển đổi thành axit salicylic nhưng nó yếu hơn nhiều. Do đó, nó sẽ không thể mang lại hiệu quả tương đương trong việc tẩy tế bào chết hoặc điều trị mụn trứng cá như salicylic aicd.
BHA dùng cho da gì?
Với lợi ích mà BHA mang đến cho làn da, chúng được đánh giá phù hợp nhất cho da hỗn hợp đến da dầu. BHA ở nồng độ thấp có thể được sử dụng để giúp làm dịu làn da nhạy cảm. Ngoài ra, BHA cũng có thể được sử dụng làm giảm tình trạng mẩn đỏ liên quan đến bệnh rosacea.
Hướng dẫn cách dùng BHA đúng chuẩn
Về tần suất sử dụng:
BHA nên được tích hợp với quy trình chăm sóc da của bạn một cách từ từ, dưới dạng sữa rửa mặt, toner hoặc serum tùy thuộc vào nhu cầu chăm sóc da của bạn. Nếu bạn muốn thử một loại serum hoặc toner đậm đặc có chứa BHA, bạn nên sử dụng dần dần và chỉ sử dụng sản phẩm 1 – 2 lần / tuần cho đến khi làn da của bạn tăng khả năng dung nạp. Và khi làn da của bạn đã tăng khả năng chịu đựng với BHA thì bạn có thể sử dụng nó thường xuyên hơn.
Bạn có thể dùng BHA 1 – 2 lần trong 2 tuần đầu tiên sử dụng. Sau đó, tăng lên 3 lần / tuần trong tuần thứ 3. Sang tuần thứ 4, bạn có thể sử dụng cách ngày hoặc nếu da khỏe thì bạn có thể sử dụng hàng ngày.
Nhìn chung, tần suất sử dụng BHA cụ thể sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng làn da của bạn có thể dung nạp với tần suất sử dụng BHA của bạn. Đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như độ an toàn cho làn da của bạn.
Cách dùng BHA
Về nồng độ sử dụng:
- BHA 1%: Đây là mức thấp nhất, phù hợp với làn da nhạy cảm và nồng độ phù hợp với làn da mới bắt đầu làm quen với BHA.
- BHA 2%: Nồng độ hoàn hảo với làn da, cho hiệu quả tốt và nhanh hơn so với BHA 1%. Thường được sử dụng khi làn da của bạn đã quen với BHA. Lưu ý, việc sử dụng BHA 2% trong một số trường hợp có thể gây ra cảm giác hơi châm chích làn da ban đầu; nhưng sau một vài lần sử dụng thì cảm giác này cũng dần biến mất.
- BHA 4%: Nồng độ BHA cao với hoạt tính mạnh thường được sử dụng cho làn da khỏe với tần suất sử dụng 1 – 2 lần/ tuần.
Dùng BHA đúng cách nên bắt đầu với nồng độ thấp trước, đặc biệt là đối với những bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.
Nồng độ BHA thấp có thể mất một thời gian dài để có hiệu quả rõ rệt nhưng “chậm mà chắc”, có thể giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng da bị break out. Hãy để làn da của bạn làm quen với BHA trước khi tăng nồng độ BHA lên với những hoạt tính mạnh mẽ hơn.
Về thứ tự sử dụng BHA:
Thứ tự sử dụng BHA sẽ phụ thuộc vào sản phẩm BHA mà bạn sử dụng, đó là sữa rửa mặt, toner, serum, mặt nạ hay bất cứ loại sản phẩm nào khác. Việc sử dụng BHA lúc này sẽ tuân thủ theo bước trong quy trình chăm sóc da. Có nghĩa là đi từ sản phẩm có nồng pH thấp cho đến pH cao. Và đừng quên dưỡng ẩm sau khi sử dụng BHA, bạn nhé!
Quy trình chăm sóc da cơ bản:
- Bước 1: Làm sạch da mặt (tẩy trang + sữa rửa mặt)
- Bước 2: Thoa toner / nước hoa hồng
- Bước 3: Tẩy da chết
- Bước 4: Đắp mặt nạ
- Bước 5: Serum / tinh chất
- Bước 6: Kem dưỡng ẩm
- Bước 7: Kem chống nắng
===>>> Tham khảo thêm: Quy trình các bước chăm sóc da mặt ngày và đêm từ cơ bản đến chuyên sâu
Lưu ý khi dùng BHA
- Đối với những bạn mới bắt đầu sử dụng BHA, hãy bắt đầu từ nồng độ thấp, giãn cách thời gian sử dụng để da quen dần với việc sử dụng BHA trước khi chuyển sang sử dụng BHA ở nồng độ cao hơn với tần suất sử dụng nhiều hơn.
- Phụ nữ đang mang thai, không nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa BHA. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng BHA qua đường miệng có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tốt nhất bạn nên thận trọng việc sử dụng BHA trong thời gian mang thai để đảm bảo an toàn cho bé.
- Nồng độ BHA thoa lên da càng cao thì da càng khô và dễ bị kích ứng hơn. Do đó, bạn cũng đừng quên dưỡng ẩm kỹ càng cho làn da sau khi sử dụng BHA.
- Sau khi tẩy tế bào chết bằng BHA, hãy nhớ đợi khoảng 30 phút trước khi bạn thoa các sản phẩm có độ pH cao hơn như kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng. Bằng cách đó, chúng sẽ có đủ thời gian để hoạt động ở mức độ pH dự định.
Lưu ý khi dùng BHA
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng BHA
Dùng BHA bao lâu thì đẩy mụn?
Đẩy mụn là tình trạng thường gặp sau một thời gian sử dụng sản phẩm chứa BHA. Ở giai đoạn này, trên bề mặt da của bạn sẽ “trồi lên” rất nhiều cục mụn. Đó có thể là các nốt mụn đỏ, mụn đầu trắng hoặc thậm chí là cả mụn mủ. Nguyên nhân đến từ chính khả năng thâm nhập sâu vào bên trong da của BHA, làm mở lỗ chân lông, từ đó thúc đẩy các mụn ẩn sâu dưới da nhanh chín và đẩy chúng lên bề mặt da.
Là tình trạng thường gặp nhưng không có nghĩa là ai cũng sẽ bị mụn sau khi sử dụng BHA. Thực tế có 3 trường hợp sau khi sử dụng BHA. Bao gồm: trường hợp 1 là da không thêm nốt mụn nào, trường hợp 2 là mụn “trồi lên” nhanh chóng ngay sau khi sử dụng và trường hợp 3 là sau khoảng 2 – 3 sử dụng mụn mới bắt đầu trồi lên.
Tuy nhiên, trong cả 2 trường hợp nổi mụn khi sử dụng BHA, thì tối đa sau khoảng 3 lần turn over (quá trình đổi mới lớp sừng), diễn ra trong vòng từ 2 – 6 tuần và tối đa là 3 tháng, da của bạn sẽ sạch mụn.
Quá trình này cũng giúp làm sạch hết mụn ẩn trên da của bạn, cho bạn làn da đều màu, mịn màng và sạch sâu hơn.
Dùng BHA đẩy mụn
Nên dùng BHA hay Retinol?
Retinol là một dạng tự nhiên hoặc tổng hợp của vitamin A. Vitamin A là một chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong các loại serum hoặc kem dưỡng. Retinol thường được sử dụng với mục đích cải thiện các dấu hiệu lão hóa sớm bằng cách kích thích sự thay đổi tế bào ở các lớp sâu của da. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra retinol có thể mang đến những tác động tích cực trong điều trị mụn trứng cá, nám da, tăng sắc tố và sẹo mụn trứng cá nhẹ.
Retinol kích thích tổng hợp collagen và sản sinh các mạch máu mới trong da để cải thiện màu da.
Cũng do khả năng kích thích sự thay đổi tế bào ở các lớp sâu dưới da, dẫn đến việc bong tróc các tế bào chết trên bề mặt da. Nhiều ý kiến cho rằng Retinol có thể giúp tẩy tế bào chết, có tác dụng tương tự như BHA nên nếu sử dụng Retinol thì không cần sử dụng BHA nữa? Điều này liệu có đúng?
Retinol là một chất chống oxy hóa và là một thành phần quan trọng trong giao tiếp tế bào. Khi retinol hấp thụ vào da, nó có thể thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da để tạo ra các tế bào khỏe mạnh, trẻ hơn và tăng cường sản xuất các tế bào da mới.
Retinol thực hiện công việc của nó bằng cách kích thích sự luân chuyển tế bào từ các lớp sâu hơn lên – không phải ở các lớp trên cùng. Những lớp trên cùng là nơi BHA hay các loại axit khác bước vào để giúp da loại bỏ các tế bào da chết, không lành mạnh.
Ngoài ra, có một lầm tưởng phổ biến rằng BHA có thể ức chế tác dụng của Retinol, nhưng thực tế không phải vậy. Trên thực tế, BHA và Retinol hoạt động đồng thời, có nghĩa là mỗi loại sẽ làm cho loại kia hoạt động tốt hơn. BHA là một chất tẩy tế bào chết, có nghĩa là nó loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da. Khi làm như vậy, về cơ bản nó sẽ dọn đường cho các thành phần hoạt tính khác thâm nhập vào. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng Retinol sau khi áp dụng BHA, nó có thể mang lại hiệu quả nhiều hơn khi không sử dụng BHA.
Đổi lại, Retinol cũng có thể thúc đẩy tác dụng của BHA. Bởi vì Retinol làm tăng chu kỳ tế bào và giảm xu hướng tế bào da chết kết tụ lại với nhau và làm tắc nghẽn lỗ chân lông, điều này có thể cho phép BHA tẩy tế bào chết hiệu quả hơn. Về cơ bản, đó là đôi bên cùng có lợi cho làn da của bạn.
Có thể nói Retinol và BHA hoạt động rất khác nhau để cải thiện làn da, nhưng bổ sung cho nhau khi được kết hợp trong một quy trình chăm sóc da hoàn chỉnh. Thay vì cân nhắc sử dụng BHA hay Retinol thì bạn có thể kết hợp cả BHA và Retinol vào quy trình chăm sóc da của mình để có thể tận dụng tối đa các lợi ích chăm sóc da của cả 2 thành phần này, cho hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
Kết hợp dùng BHA và Retinol giúp tăng hiệu quả chăm sóc da
Dùng BHA và Retinol cùng lúc được không?
Như đã nói ở trên, bạn có thể kết hợp BHA và Retinol trong quy trình chăm sóc da. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu nhạy cảm, dễ kích ứng hay mới bắt đầu sử dụng BHA, Retinol, tốt nhất nên sử dụng BHA và Retinol xen kẽ trong quy trình chăm sóc da sáng – tối. Vừa có thể tận dụng tối đa hiệu quả chăm sóc da của BHA và Retinol và hạn chế nguy cơ kích ứng có thể xảy ra.
Dùng BHA và Retinol như thế nào?
BHA và Retinol có thể được sử dụng cùng nhau để tăng hiệu quả chăm sóc da của bạn. Bạn có thể kết hợp BHA và Retinol trong một buổi chăm sóc. Tuy nhiên, cả BHA và Retinol đều là những thành phần có khả năng gây kích ứng da ở một mức độ nhất định. Việc kết hợp sử dụng 2 thành phần này trong cùng 1 buổi chăm sóc có thể làm tăng nguy cơ tổn thương, kích ứng cho làn da của bạn. Việc kết hợp này thường được khuyến khích cho làn da khỏe mạnh.
Trường hợp bạn sở hữu làn da nhạy cảm, muốn hạn chế tối đa nguy cơ kích ứng cho da, nên cân nhắc BHA vào buổi sáng và retinol vào ban đêm, thoa chúng vào các ngày xen kẽ hoặc sử dụng retinol mỗi tối và kết hợp với việc sử dụng BHA 2 – 3 lần / tuần.
===>>> Tham khảo thêm: Retinol là gì? Top 7 sản phẩm retinol cho người mới bắt đầu
Dùng BHA và vitamin C như thế nào?
Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, vì vậy nó bảo vệ làn da của bạn khỏi lão hóa sớm bằng cách trung hòa các gốc tự do. Nó cũng giúp sửa chữa những tổn thương hiện có bằng cách bình thường hóa quá trình sản xuất collagen và ngăn chặn sự hình thành melanin dư thừa – có nghĩa là làn da của bạn sẽ trở nên săn chắc, đều màu và rạng rỡ hơn.
Cả vitamin C và axit đều là những thành phần vượt trội để giải quyết tình trạng xỉn màu và đổi màu, nhưng chúng hoạt động khác nhau. Vì vậy, kết hợp chúng với nhau có thể mang lại cho bạn kết quả tốt hơn so với việc chỉ sử dụng một trong hai.
Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý là nên dùng BHA và vitamin C như thế nào để có hiệu quả tối ưu nhất đồng thời tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra do sử dụng sai cách.
Cách dùng BHA và vitamin C
Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để dùng kết hợp BHA và vitamin C:
- Cách 1: Sử dụng chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày
Cách đơn giản nhất để kết hợp vitamin C và BHA trong thói quen của bạn là thoa chúng cách xa nhau, vào những thời điểm khác nhau trong ngày.
Đây là một cách tiếp cận tốt cho người mới bắt đầu và da nhạy cảm, BHA và vitamin C đều là các thành phần có tính axit. Bằng cách tách chúng ra, bạn sẽ ít bị kích ứng da hơn.
Về việc sử dụng khi nào thì tùy thuộc vào bạn. Bạn có thể sử dụng vitamin C vào buổi tối và BHA vào buổi sáng hoặc ngược lại.
BHA có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, miễn là bạn bảo vệ da bằng kem chống nắng tốt vào ban ngày. BHA có một số đặc tính bảo vệ quang học, vì vậy chúng có thể trở nên lý tưởng để sử dụng vào buổi sáng. Trong khi đó, vitamin C lại làm tăng độ nhạy cảm của da bạn trước ánh nắng mặt trời. Việc sử dụng vitamin C vào buổi tối, tránh tia UV có thể giúp bạn đạt được hiệu quả chăm sóc da tốt hơn.
- Cách 2: Sử dụng vào các buổi sáng hoặc đêm luân phiên
Một lựa chọn dễ dàng khác là luân phiên giữa vitamin C và BHA vào cùng một thời điểm trong ngày. Vì vậy, ví dụ, vào một buổi sáng, bạn có thể thoa vitamin C và sáng hôm sau, bạn có thể sử dụng BHA yêu thích của mình.
Một ưu điểm của phương pháp này là bạn sử dụng chậm, vì vậy da của bạn sẽ có thể dần dần thích nghi với hai thành phần hoạt tính. Đó cũng là một ý kiến hay nếu bạn có làn da nhạy cảm và không thể chịu đựng được việc sử dụng các sản phẩm tẩy da chết có chứa axit hàng ngày.
- Cách 3: Sử dụng cùng lúc
Trên thực tế, sử dụng một loại axit ngay trước khi sử dụng vitamin C thực sự có thể tăng hiệu quả chăm sóc da cho bạn.
Đó là bởi vì dạng hoạt động của vitamin C, axit L-ascorbic, được phát hiện là có thể thẩm thấu tốt nhất ở độ pH thấp, dưới 3,5. Trong khi đó, BHA thường có độ pH từ 3.0 – 4.0, làm cho da có tính axit hơn bằng cách giảm độ pH của nó. Vì vậy, bằng cách sử dụng BHA, nó sẽ tạo điều kiện tối ưu cho axit L-ascorbic phát huy tác dụng.
Lưu ý: Sau khi sử dụng BHA, bạn hãy chờ khoảng 30 phút trước khi thoa vitamin C để có hiệu quả tốt nhất.
Dùng BHA trước hay sau toner?
Đối với sản phẩm tẩy da chết BHA bạn nên sử dụng sau bước làm sạch và bước toner.
Dùng BHA sau toner
Dùng BHA trước hay sau serum?
Trong quy trình chăm sóc da (skincare), việc sử dụng sản phẩm BHA tẩy da chết được khuyến khích thực hiện trước bước dùng serum.
Dùng BHA bao lâu thì dùng kem dưỡng?
Như đã nói ở trên, sau khi tẩy tế bào chết bằng BHA, hãy nhớ đợi khoảng 30 phút trước khi bạn thoa các sản phẩm có độ pH cao hơn như kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng. Bằng cách đó, chúng sẽ có đủ thời gian để hoạt động ở mức độ pH dự định.
Dùng BHA mỗi ngày được không?
Theo các chuyên da da liễu, BHA thường an toàn khi sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên với nồng độ BHA (4%) chỉ nên được sử dụng tần suất sử dụng 1 – 2 lần/ tuần.
Ngoài ra, hãy nhớ lưu ý đến các thành phần hoạt tính khác (chẳng hạn như retinol và chất chống oxy hóa ) trong dòng sản phẩm chăm sóc da của bạn. Quá nhiều thành phần có hoạt tính cao cũng có thể dẫn đến sự mất cân bằng bên trong da, gây kích ứng và nổi mụn.
Nên dùng BHA mấy lần 1 tuần?
Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng BHA đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên với những bạn mới bắt đầu sử dụng BHA với tần suất 2 – 3 lần / tuần để da làm quen dần với BHA trước khi chuyển sang sử dụng đều đặn mỗi ngày?Dùng BHA nên dùng kem chống nắng nào?
Dùng BHA khi nào?
Bạn có thể sử dụng BHA vào bất cứ lúc nào, buổi sáng hay buổi tối đều được.
Dùng BHA và niacinamide như thế nào?
Niacinamide là một dạng hoạt động của vitamin B3, và hoạt động bằng cách cung cấp cho các tế bào da của chúng ta năng lượng để thực hiện các chức năng của chúng. Điều này giúp niacinamide phù hợp để điều trị một loạt các vấn đề về da mà hầu như không có tác dụng phụ: làm sáng và mờ vết nám, tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm nếp nhăn, làm mịn kết cấu, giảm dầu và sạch mụn, làm dịu mẩn đỏ.
Cách dùng BHA và niacinamide
Bạn có thể sử dụng kết hợp BHA và niacinamide vào quy trình chăm sóc da của mình theo những cách sau để có hiệu quả chăm sóc da tối ưu:
- Sử dụng vào các thời gian khác nhau trong ngày
Để tránh mẩn đỏ hoặc kích ứng do lạm dụng các thành phần dưỡng da mạnh, bạn có thể luân phiên sử dụng chúng vào thời gian khác nhau trong ngày. Ví dụ, vào buổi sáng bạn có thể thoa niacinamide trước kem chống nắng hàng ngày để giữ nước cho da suốt cả ngày. Sau đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm có chứa BHA vào buổi tối.
- Dùng BHA và niacinamide cách nhau 30 phút
Nếu bạn muốn sử dụng cả hai thành phần trong cùng một thời điểm trong ngày, hãy đảm bảo rằng bạn để ít nhất 30 phút giữa các sản phẩm chăm sóc da của mình. Bằng cách này, bạn sẽ không chỉ cho các thành phần đủ thời gian để thẩm thấu vào da và công thức sản phẩm được cân bằng và tránh bất kỳ kích ứng hoặc bùng phát không mong muốn nào.
Mặc dù BHA không khiến da bạn quá nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Nhưng trong quá trình sử dụng BHA, bạn vẫn nên sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng (bảo vệ da trước cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da hiệu quả trước cả tia UVA và UVB.
===>>> Tham khảo thêm: Niacinamide là gì? Tác dụng của niacinamide trong mỹ phẩm
Dùng BHA trước hay sau khi đắp mặt nạ?
Trong quy trình chăm sóc (skincare), việc sử dụng BHA tẩy da chết được khuyến khích thực hiện trước bước đắp mặt nạ chăm sóc da. BHA sẽ giúp tẩy tế bào chết, làm sạch sâu làn da, chuẩn bị một làn sạch sẽ để có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất bổ sung từ mặt nạ cũng như các sản phẩm chăm sóc da chuyên sâu khác.
Dùng BHA có cần dưỡng ẩm?
Có. Việc sử dụng BHA có thể làm tăng nguy cơ gây khô da, kích ứng da. Nồng độ BHA càng cao thì nguy cơ khô da, kích ứng da càng cao. Vậy nên trong quá trình sử dụng BHA, các bạn cũng đừng quên sử dụng dưỡng ẩm da đầy đủ, hạn chế tình trạng khô da, bong tróc da có thể xảy ra.
Dùng BHA rồi có cần tẩy da chết không?
BHA vốn là một thành phần tẩy tế bào chết hóa học, có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết trên da. Khi sử dụng BHA tẩy da chết, bạn sẽ không cần sử dụng thêm sản phẩm tẩy da chết khác nữa.
Dùng BHA da bị sạm phải làm sao?
Mặc dù không phải là thành phần dưỡng trắng da nhưng việc sử dụng BHA đều đặn trong một thời gian cũng được đánh giá có khả năng giúp làn da bạn đều màu và sáng khỏe hơn nhờ tác dụng loại bỏ lớp tế bào chết xỉn màu trên da.
Tuy nhiên hiện nay lại có một số ý kiến phản hồi về việc dùng BHA bị sạm da. Nguyên nhân là tại sao?
Một số nguyên nhân được cho là có thể dẫn đến tình trạng dùng BHA bị sạm da bao gồm:
- Dùng BHA nồng độ quá cao, không phù hợp với da.
- Dùng BHA với tần suất dày đặc, vượt quá khả năng chịu đựng của da.
- Không cho sản phẩm thời gian để cải thiện làn da.
- Không sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng kem chống nắng không đủ.
- Không dưỡng ẩm da đầy đủ khi sử dụng BHA khiến da khô, bong tróc, xỉn màu.
Cách khắc phục:
Một trong những điều quan trọng khi sử dụng BHA để có thể tận dụng những hiệu quả mà BHA mang đến cho làn da của bạn đồng thời tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra. Chính là lựa chọn sản phẩm BHA phù hợp với làn da, tình trạng da của bạn. Với những bạn mới bắt đầu sử dụng BHA, đặc biệt là những bạn sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, tốt nhất nên sử dụng BHA ở nồng độ thấp (0,5 – 1%) để da có thể làm quen dần với BHA trước khi chuyển sang sử dụng BHA ở nồng độ cao hơn.
Trong những lần đầu sử dụng BHA, bạn cũng nên sử dụng sản phẩm với tần suất 2 – 3 lần / tuần để da quen với BHA trước khi chuyển sang sử dụng đều đặn mỗi ngày.
Việc sử dụng BHA nồng độ cao hay sử dụng liên tục với tần suất dày đặc ngay khi làn da bạn chưa kịp thích ứng có thể làm tăng nguy cơ gây kích ứng, tổn thương hàng rào bảo vệ da. Từ đó khiến da dễ bị thâm sạm, xỉn màu hơn.
Mặc dù BHA không khiến da bạn quá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, dù sử dụng hay không sử dụng BHA, các bạn cũng đừng quên thoa kem chống nắng quang phổ rộng, chỉ số SPF tối thiểu từ 30 trở lên để bảo vệ da hiệu quả trước tác hại của ánh nắng mặt trời, hạn chế nguy cơ thâm sạm da do tác động của ánh nắng mặt trời.
Như đã nói ở trên, BHA nồng độ càng cao thì càng khiến da khô và dễ kích ứng. Nên bạn cũng đừng quên dưỡng ẩm da đầy đủ sau khi sử dụng BHA để hạn chế tình trạng da khô, bong tróc, xỉn màu do thiếu ẩm, thiếu nước.
Dưỡng ẩm da đầy đủ giúp ngăn ngừa nguy cơ dùng BHA bị sạm da
BHA kết hợp với gì?
Trong một quy trình chăm sóc da (skincare), bạn có thể kết hợp BHA với AHA (một thành phần tẩy tế bào chết hóa học khác), kem dưỡng ẩm, kem chống nắng để có hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
BHA không nên kết hợp với gì?
Bạn nên tránh kết hợp BHA với retinol, vitamin C, Benzoyl Peroxide trong cùng một quy trình chăm sóc da để hạn chế những kích ứng không đáng có cho da. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng chúng vào các thời điểm khác nhau trong ngày để tận dụng những tác dụng mà các thành phần này mang đến cho da.
Tuổi dậy thì có nên dùng BHA?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về mụn trứng cá tuổi dậy thì và không có một làn da quá nhạy cảm thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng BHA (salicylic acid) để tẩy tế bào chết trong lỗ chân lông, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, loại bỏ mụn trứng cá và làm giảm nguy cơ phát triển mụn trứng cá mới.
Tuy nhiên như với bất cứ trường hợp mới bắt đầu sử dụng BHA nào khác, bạn cũng cần bắt đầu sử dụng BHA ở nồng độ thấp để làn da làm quen với BHA trước khi quyết định chuyển sang sử dụng BHA ở nồng độ cao hơn.
Bầu dùng BHA được không?
Không. Trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, tốt nhất không nên dùng BHA để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bầu không nên dùng BHA
Da mỏng có nên dùng BHA?
Không. Trường hợp da mỏng hay quá nhạy cảm thường được khuyến cáo không hoặc hạn chế sử dụng BHA, đặc biệt là BHA nồng độ cao.
Da yếu có nên dùng BHA?
Không. Trường hợp da yếu, tốt nhất bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng BHA, đặc biệt BHA nồng độ cao. Bản chất BHA là thành phần acid có hoạt tính mạnh có thể khiến làn da yếu của bạn dễ bị kích ứng hơn.
Da khô nên dùng BHA hay AHA?
Trường hợp da khô nên dùng AHA để có hiệu quả chăm sóc da tốt hơn.
Da không mụn có nên dùng BHA?
Có. Ngay cả khi không bị mụn, bạn vẫn có thể dùng BHA để tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn, cho làn da sáng mịn, tươi trẻ hơn đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nổi mụn có thể xảy ra.
Peel da xong có nên dùng BHA?
Không. Sau khi peel da, làn da của bạn đang ở trạng thái mỏng manh và dễ kích ứng. Tốt nhất bạn không nên dùng BHA sau khi peel da, tối thiểu là cho đến khi da phục hồi trở lại.
Dùng BHA có phải rửa mặt không?
Không. Sau khi dùng BHA, bạn không cần và không nên rửa mặt. Bạn có thể đợi khoảng 30 phút để BHA thẩm thấu và hoạt động trước khi thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem chống nắng.
Dùng BHA không cần rửa mặt
Bị mụn có nên dùng BHA?
Có. BHA với khả năng tan trong dầu có thể giúp loại bỏ lớp tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn tận sâu trong lỗ chân lông, từ đó giúp ngăn ngừa và cải thiện mụn hiệu quả. Rất thích hợp để sử dụng cho làn da mụn.
Bị mụn viêm có nên dùng BHA?
Có. BHA hỗ trợ chăm sóc tốt làn da mụn, bao gồm cả mụn viêm.
Mới nặn mụn có dùng BHA được không?
Không. Trường hợp bạn vừa nặn mụn, các nốt mụn vẫn sưng đỏ do tác động lấy nhân mụn thì tốt nhất không nên sử dụng BHA hay các sản phẩm có chứa hoạt chất làm sạch, tẩy rửa cao. Bởi lúc này làn da của bạn đang có những vết thương hở do nặn mụn, việc sử dụng các thành phần hoạt tính mạnh có thể khiến da bị kích ứng, ửng đỏ, châm chích và ngứa rát.
Sau khi các vết thương hở do nặn mụn đã hồi phục thì bạn có thể tiếp tục sử dụng BHA như bình thường.
Mụn ẩn nên dùng BHA hay AHA?
Trường hợp mụn ẩn nên ưu tiên dùng BHA giúp đẩy mụn ẩn, hỗ trợ điều trị mụn ẩn tốt hơn.
Dùng BHA không dùng kem chống nắng được không?
Không. Trong quá trình dùng BHA, việc sử dụng kem chống nắng là điều cần thiết và quan trọng nếu bạn không muốn làn da của mình bị sạm đen, cháy nắng. Bởi BHA có thể khiến làn da của bạn nhạy cảm hơn với tác hại của ánh nắng mặt trời.
Dùng BHA ở bước nào?
Trong quy trình chăm sóc da (skincare), bạn có thể sử dụng BHA sau khi đã làm sạch da, thoa toner/nước hoa hồng và trước khi sử dụng các sản phẩm serum, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng.
Dùng BHA nên dùng kem chống nắng nào?
Đối với làn da đang dùng BHA, bạn nên ưu tiên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF tối thiểu từ 30 trở lên để bảo vệ da hiệu quả trước tác hại của tia UVA và UVB.
Dùng BHA nên dùng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF tối thiểu từ 30 trở lên
Dùng BHA nên dùng kem dưỡng ẩm nào?
Đối với làn da đang dùng BHA, bạn nên ưu tiên sử dụng kem dưỡng ẩm có khả năng cấp ẩm, cấp nước tốt cho da, có khả năng làm dịu và phục hồi da. Giúp hạn chế tình trạng da khô, bong tróc thường gặp khi sử dụng BHA. Đồng thời giúp làm dịu, phục hồi và tăng cường sức khỏe làn da sau khi dùng các thành phần hoạt tính mạnh như BHA.
Dùng BHA da bị đổ dầu hơn?
BHA được cho là có khả năng giúp kiểm soát dầu thừa, hạn chế tình trạng da đổ dầu nhiều. Vậy tại sao một số trường hợp dùng BHA da bị đổ dầu hơn?
Nguyên nhân được cho có thể là do tần suất sử dụng BHA quá dày hoặc nồng độ BHA quá cao không thích hợp với da. Khiến da khô ráp, thiếu ẩm, thiếu nước, tạo nên “tín hiệu ảo” khiến làn da tiết dầu nhiều hơn để cân bằng da.
Nếu gặp phải tình trạng dùng BHA da bị đổ dầu hờn. Bạn nên xem xét lại tần suất sử dụng hoặc nồng độ BHA sử dụng đã phù hợp hay chưa để có điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dưỡng ẩm da đầy đủ để tránh tình trạng da thiếu ẩm, đổ dầu nhiều hơn để cân bằng da.
Dùng BHA không bị đẩy mụn?
Bị đẩy mụn được cho là một trong những hiện tượng thường gặp khi dùng BHA. Vậy dùng BHA không bị đẩy mụn thì sao?
Một số nguyên nhân được cho là có thể gây nên tình trạng dùng BHA không bị đẩy mụn bao gồm:
- BHA có nồng độ quá thấp: Không đủ để đẩy mụn ẩn dưới da. Bạn có thể cân nhắc sử dụng BHA ở nồng độ cao hơn để có hiệu quả đẩy mụn tốt nhất.
- Da của bạn có lớp sừng quá dày: Có thể cần thời gian sử dụng lâu hơn để đẩy mụn dưới da.
- Dùng BHA sai cách: Sử dụng BHA sai sách ảnh hưởng đến hoạt động của BHA cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dùng BHA không bị đẩy mụn. Lúc này bạn cần xem xét lại cách sử dụng BHA của bản thân. Nên nhớ không phải sản phẩm chứa BHA nào cũng có cách sử dụng như nhau. Bạn cần căn cứ vào đặc điểm của từng sản phẩm cụ thể, hướng dẫn của nhà sản xuất để sử dụng cho phù hợp.
- Da bạn không có mụn ẩn: Đôi khi tình trạng dùng BHA không bị đẩy mụn đơn giản chỉ là da bạn không có mụn ẩn.
Mới dùng BHA nên dùng dùng loại nào?
Một nguyên tắc quan trọng khi bắt đầu dùng BHA là nên bắt đầu từ nồng độ thấp đến cao. Đối với các bạn mới dùng BHA, nên bắt đầu dùng ở nồng độ thấp (khoảng 0,5-1%) để làn da quen dần với BHA trước khi chuyển sang sử dụng BHA ở nồng độ cao hơn, hạn chế tình trạng Break Out có thể xảy ra.
Dùng BHA trước hay sau mặt nạ đất sét?
Tác dụng chính của mặt nạ đất sét là hút bỏ dầu thừa, loại bỏ bụi bẩn và thải độc da. Mà BHA tan trong dầu giúp làm sạch sâu da. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng BHA trước khi đắp mặt nạ đất sét.
Dùng BHA trước khi đặp mặt nạ đất sét
Mụn ẩn nên dùng BHA hay Retinol?
Cả BHA và Retinol đều có khả năng đẩy mụn ẩn. Tùy theo nhu cầu chăm sóc da, các bạn có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên về khả năng đẩy mụn ẩn, điều trị mụn ẩn, Retinol vẫn được đánh giá có phần “nhỉnh” hơn so với BHA.
Khi dùng BHA bị đẩy mụn có nên nặn?
Khi dùng BHA bị đẩy mụn, một số có thể tự rụng, một số cần phải nặn mới ra. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của các chuyên viên để hỗ trợ nặn mụn một cách khoa học và an toàn hơn.
Sau BHA nên dùng gì?
Sau khi dùng BHA, tốt nhất bạn nên dùng kem dưỡng ẩm phù hợp để khắc phục tình trạng da khô, bong tróc thường gặp khi sử dụng BHA. Dùng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da hiệu quả trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
AHA và BHA có dùng được không?
AHA tan trong nước, hoạt động trên các lớp trên cùng của da. Còn BHA tan trong dầu, có thể hoạt động trên cả bề mặt da và bên trong lỗ chân lông. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp cả AHA và BHA trong quy trình chăm sóc (skincare) để có hiệu quả chăm sóc da tối ưu.
Tuy nhiên nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm hoặc mới bắt đầu sử dụng AHA, BHA, bạn có thể cân nhắc sử dụng AHA và BHA xen kẽ trong quy trình skincare sáng – tối.
Dùng BHA sau bao lâu thì dùng serum?
Sau khi dùng BHA, bạn nên đợi khoảng 20-30 phút trước khi chuyển sang bước chăm sóc da tiếp theo, như sử dụng serum dưỡng da.
BHA loại nào tốt?
Một số sản phẩm BHA đang được đánh giá cao hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
1. Paula’s Choice 2% BHA
Paula’s Choice 2% BHA với công thức chứa 2% BHA (salicylic acid) mang lại vẻ tươi sáng tự nhiên cho làn da. Giúp loại bỏ tế bào da chết bằng cách tẩy da chết nhẹ nhàng, làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ dầu, bụi bẩn và tạp chất, đồng thời thu nhỏ lỗ chân lông mở rộng để làm căng da. Góp phần giảm sẹo mụn và viêm nhiễm. Paula’s Choice 2% BHA cũng rất thích hợp để hỗ trợ loại bỏ mụn đầu đen trên da của bạn.
Ngoài thành phần chính BHA, sản phẩm còn được bổ sung chiết xuất trà xanh là một chất chống oxy hóa phổ biến có đặc tính chống lão hóa, hỗ trợ bảo vệ da trước tác hại của gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa da.
Paula’s Choice 2% BHA
2. BHA Obagi
Gương mặt vàng trong làng BHA đang được nhiều tín đồ làm đẹp Việt yêu thích sử dụng trong thời gian gần đây. Obagi BHA sử dụng 2% BHA (salicylic acid) giúp ô hiệu hóa vi khuẩn gây mụn để ngăn ngừa và chữa lành mụn, thúc đẩy làn da trong sáng bằng cách giữ cho lỗ chân lông thông thoáng và kiểm soát việc sản xuất dầu thừa. Sản phẩm cũng chứa glycerin giúp hút ẩm và giữ ẩm cho da, làm dịu các kích ứng, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng khô da thường gặp khi sử dụng BHA Obagi.
Obagi BHA
3. Paula’s Choice 2% BHA Body Treatment
Paula’s Choice 2% BHA Body Exfoliant được đặc chế với Salicylic Acid để giải quyết các lỗ chân lông bị tắc, mụn trên cơ thể, mang đến cho bạn một làn da mịn màng, sáng khỏe hơn.
Salicylic acid 2% giúp loại bỏ tế bào da chết và thâm nhập vào lỗ chân lông giúp làm sạch mụn đầu đen và mụn ở bất cứ đâu trên cơ thể. Hỗ trợ đối với các vùng da thô ráp hoặc da gồ ghề, bao gồm cả tình trạng dày sừng nang lông. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được bổ sung chiết xuất thực vật bao gồm chiết xuất từ trà xanh và thảo mộc giúp làm dịu và chữa lành da, cùng Vitamin E là một chất chống oxy hóa dưỡng ẩm cao, giúp hạn chế tối đa những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng BHA đồng thời tăng cường hiệu quả chăm sóc da cho bạn.
Paula’s Choice 2% BHA Body Treatment
4. The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution
The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution kết hợp gương mặt tẩy tế bào chết hóa học nổi bật nhất là AHA và BHA lý tưởng cho những người dùng có kinh nghiệm sử dụng axit tẩy tế bào chết đang tìm kiếm giải pháp cho các bất thường về kết cấu, tình trạng xỉn màu và các dấu hiệu tắc nghẽn lỗ chân lông.
The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution
AHA tẩy tế bào chết trên bề mặt trên cùng của da, giúp da sáng và đều màu hơn. BHA tẩy tế bào chết sâu hơn giúp làm sạch tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp chống lại các vết thâm có thể nhìn thấy và cải thiện làn da rạng rỡ. Công thức cũng cải thiện sự xuất hiện của kết cấu da và làm giảm nếp nhăn khi được sử dụng đều đặn.
Ngoài 2 thành phần tẩy tế bào chết nổi bật, The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution cũng chứa một dẫn xuất Tasmania Pepperberry đã được nghiên cứu để giúp giảm kích ứng liên quan đến việc sử dụng axit. Và được hỗ trợ thêm với một dạng polyme chéo của hyaluronic acid để tạo sự thoải mái trên da, Vitamin B5 để hỗ trợ chữa lành tổn thương trên da, phục hồi da và cà rốt đen như một chất chống oxy hóa, tăng hiệu quả bảo vệ da trước tác hại của các gốc tự do.
Trên đây là một vài hướng dẫn cách dùng BHA mà mình tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin cung cấp trong bài viết. Các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích trong việc dùng BHA đúng cách để chăm sóc, làm đẹp làn da của mình. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bạn viết của mình để có thêm những thông tin hữu ích trong làm đẹp và chăm sóc da bạn nhé!