Lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm với 5 bước cực chuẩn

Đối với những ai đang có ý đinh kinh doanh mặt hàng này thì để có những bước khởi đầu thuận lợi, bạn cần có ý tưởng kinh doanh độc đáo và lập một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm thật chi tiết, chu đáo mới có thể kinh doanh thành công và cạnh tranh được với đối thủ. Sau đây là 5 bước cơ bản cần làm để lập một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn hảo.

Làm đẹp ngày nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Các thẩm mỹ viện, spa, salon tóc… xuất hiện ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc làm đẹp tại nhà cũng không kém phần quan trọng. Nhưng dù là làm đẹp tại các trung tâm chăm sóc sắc đẹp hay tại nhà thì vẫn không thể thiếu sự hiện diện của mỹ phẩm. Việc sử dụng mỹ phẩm không chỉ để làm đẹp mà còn có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Vì thế, kinh doanh mỹ phẩm cần sự am hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng từ đó lựa chọn được loại sản phẩm phù hợp với từng loại da, màu da…

Vậy làm sao để khách hàng biết đến bạn và làm sao để tiếp thị được sản phẩm đến khách hàng ? Ban đầu chúng ta phải thiết kế web mỹ phẩm để giới thiệu sản phẩm cũng như công dụng chức năng của từng loại, sau đó thiết kế email marketing thật đẹp để quảng bá sản phẩm đến khách hàng, và phải biết lập kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:

  1. Xác định đối tượng khách hàng

Không chỉ riêng kinh doanh mỹ phẩm mà khi lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm bất cứ ngành hàng nào, điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó là đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ như thế nào, từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư cho phù hợp. Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là doanh nhân hay nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn các hãng mỹ phẩm cao cấp để kinh doanh. Còn nếu đối tượng kinh doanh là học sinh, sinh viên thì bạn nên bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ.

  1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Như đã nói ở trên, đối tượng khách hàng của bạn sẽ quyết định địa điểm kinh doanh phù hợp. Nếu đối tượng khách hàng của bạn có mức thu nhập khá thì địa điểm kinh doanh nên đặt gần các văn phòng, các khu phố đông dân cư, trong trung tâm thương mại. Đối với đối tượng học sinh, sinh viên thì vị trí phù hợp nhất là gần các trường học. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc giá cả của địa điểm thuê cửa hàng, xem xét lượng tiền của mình bỏ ra thuê được bao lâu, tránh trường hợp được vài tháng chưa thu hồi được vốn đã hết tiền thuê cửa hàng.

  1. Chuẩn bị vốn đầu tư

Vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm. Nó chi phối rất nhiều đến hình thức và quy mô kinh doanh của bạn. Nếu có số vốn hạn chế thì bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh online hoặc mở cửa hàng với quy mô nhỏ lẻ. Còn nếu bạn có vốn đầy đủ thì hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mở một cửa hàng lớn, kết hợp với việc bán hàng trên website, đồng thời số lượng mặt hàng nhập về sẽ nhiều và đa dạng hơn. Tuy nhiên, dù vốn nhiều hay ít thì bạn cũng cần tính toán thật cẩn thận bởi vì ngoài các chi phí cố định để đầu tư cho cửa hàng như thiết kế website bán hàng, thuê mặt bằng, mua tủ kệ, thuê nhân viên, tiền hàng… thì còn có thể phát sinh thêm nhiều chi phí khác.

  1. Nghiên cứu thị trường

Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh, đồng thời nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Từ những số liệu đó, bạn có thể dự trù chi phí và lợi nhuận hàng tháng, thời điểm hòa vốn, phương thức quảng cáo hiệu quả…

  1. Quảng cáo cho cửa hàng

Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên bạn cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên Google và mạng xã hội… Tùy theo hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp và có thể cạnh tranh được với đối thủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó dần dần mở rộng tập khách hàng và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để shop của bạn luôn duy trì phong độ mà không bị tụt lại phía sau.

Kinh doanh mỹ phẩm không phải là một ngành kinh doanh dễ dàng bởi nó đòi hỏi bạn có sự hiểu biết và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Với 5 bước trên đây, chúng tôi hi vọng bạn có thể lên một kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hoàn hảo để có những bước khởi đầu thuận lợi trên con đường khởi nghiệp.

Theo Bizweb