3 bài tập giúp bạn chữa rối loạn tiền đình – Hello Bacsi

  • Bước 1: Di chuyển mắt chậm sau đó nhanh dần.
  • Bước 2: Di chuyển mắt lên xuống, từ bên này sang bên kia.
  • Bước 3: Tập trung nhìn vào các ngón tay cách mặt từ 30cm đến 1m. Bạn lưu ý thực hiện động tác xen kẽ cho cả 2 tay.

Bài tập chuyển động đầu

  • Bước 1: Di chuyển đầu chậm sau đó nhanh dần kết hợp với mở mắt và nhắm mắt.
  • Bước 2: Gập người về phía trước và phía sau.
  • Bước 3: Xoay người từ bên này sang bên kia.

Tư thế đứng

  • Bước 1: Chuyển động mắt, đầu và vai.
  • Bước 2: Thay đổi từ tư thế ngồi sang tư thế đứng kết hợp với mắt mở sau đó nhắm lại. (Lưu ý: Những người cao tuổi hay cao huyết áp không nên thực hiện tư thế này).
  • Bước 3: Ném bóng từ tay này sang tay kia trên tầm mắt.
  • Bước 4: Ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.

Bên cạnh các bài tập chữa rối loạn tiền đình theo 3 tư thế trên, bạn cũng có thể thực hiện động tác chuyển động trong phòng như:

  • Đi ngang qua phòng với hai trạng thái mắt mở và nhắm.
  • Đi lên và xuống mặt phẳng nghiêng hoặc con dốc với mắt mở và nhắm.
  • Bước lên xuống cầu thang với mắt mở và nhắm.
  • Ném và bắt bóng.
  • Thực hiện các trò chơi liên quan đến khom lưng, kéo giãn và nhắm bắn (ví dụ như ném bi sắt, bowling…).

3. Bài tập nằm nghiêng 45 độ giúp chữa rối loạn tiền đình

bài tập chữa rối loạn tiền đình

Bài tập trị rối loạn tiền đình nằm nghiêng 45 độ có thể được thực hiện tại nhà mà không cần sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Đây là dạng bài tập phân tán vị trí các ký tự hoặc vật thể. Nhờ đó, não của bạn quen với các triệu chứng chóng mặt thông qua các chuyển động được lặp đi lặp lại. Hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Bắt đầu ở vị trí ngồi thẳng người.
  • Bước 2: Quay đầu 45 độ sang một bên.
  • Bước 3: Từ từ nằm xuống phía đối diện của bạn (nghĩa là sang trái nếu bạn quay đầu sang phải và ngược lại) sao cho vành tai chạm giường.
  • Bước 4: Giữ vị trí này trong khoảng 30 giây hoặc cho đến khi các triệu chứng chóng mặt chấm dứt.
  • Bước 5: Quay trở lại tư thế ngồi, đổi bên và lặp lại bài tập đối với phía bên kia. Làm liên tục đủ 6 lần mỗi bên.

Lưu ý: Khi thực hiện bài tập nằm nghiêng 45 độ, bạn cũng không nên vội vàng vì có thể gây chóng mặt và buồn nôn đi kèm với những người chưa quen. Do đó, bạn sẽ có nguy cơ va đập vào đầu hoặc cổ làm chấn thương.

Bên cạnh các bài tập thể dục chữa rối loạn tiền đình, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng dinh dưỡng, ngâm chân nước ấm 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ giấc và giữ tâm trạng thoải mái để có hiệu quả nhanh và tốt hơn. Nếu có thể, hãy tham gia những lớp học yoga, ngồi thiền định, aerobic chậm để rèn luyện khả năng thăng bằng cũng rất tốt trong điều trị bệnh này.