Học cách giảm mỡ máu bằng tỏi đơn giản mà hiệu quả

Mỡ máu là căn bệnh nhiều người mắc phải hiện nay do lối sống ít vận động và ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, không lành mạnh. Giảm mỡ máu bằng tỏi được nhiều người áp dụng và có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.

Tỏi là nguyên liệu thông dụng, thường thấy trong gian bếp của các gia đình Việt. Chúng ta thường xem chúng là loại gia vị được thêm vào chế biến thức ăn, nhưng ít người biết tỏi còn có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị mỡ máu. Theo các chuyên gia, tỏi có khả năng chống lại những cholesterol thừa trong cơ thể, phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Tham khảo ngay 3 cách giảm mỡ máu bằng tỏi ngay sau đây.

1. Cơ cấu dẫn đến mỡ máu cao

giảm mỡ máu bằng tỏi

Vì sao mỡ máu cao?

Gan là bộ phận đảm nhiệm sản sinh 80% mỡ của cơ thể bằng vào việc tổng hợp đạm và đường, 20% lượng mỡ còn lại đến từ những nguồn thực phẩm mà cơ thể nạp vào mỗi ngày. Mỡ sẽ được vận chuyển trong những tế bào, mô để thực hiện chức năng sống của cơ thể như cấu tạo hormone, sản sinh năng lượng, xây dựng tế bào… Nếu gan sản sinh ra quá nhiều mỡ hay quá trình tiêu thụ mỡ ở tế bào và mô giảm, lượng mỡ trong máu sẽ ứ trệ, tăng cao từ đó dẫn đến tình trạng mỡ máu cao. Vì thế, muốn cải thiện tình trạng mỡ máu cao, cơ thể cần tăng cường tiêu thụ mỡ tại tế bào và mô, cũng như giảm lượng sản xuất mỡ tại gan.

2. Biểu hiện của mỡ máu cao

Mỡ máu cao sẽ không có biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu. Do đó người bệnh khó phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thời gian, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đau tim, bệnh động mạch ngoại biên, đột quỵ, gan nhiễm mỡ dẫn đến ung thư gan… Một số triệu chứng điển hình của mỡ máu cao là: Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, đau thắt ngực, xuất hiện các cơn đau tim thoáng qua, chân tay tê bì và lạnh.

3. Công dụng của tỏi

  • Trị mỡ máu cao: Các chuyên gia y tế chia sẻ, tỏi có tác dụng chống lại các cholesterol thừa trong cơ thể. Theo kết quả nghiên cứu, nước chiết từ tỏi giảm đến 30% lượng cholesterol, giúp phòng ngừa xơ cứng động mạch, nên bạn có thể giảm mỡ máu bằng tỏi.
  • Tốt cho hệ tim mạch: Tỏi có tác dụng làm giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, hạ huyết áp và làm giảm tỷ lệ mắc những bệnh lý về tim mạch.

giảm mỡ máu bằng tỏi

Tỏi tốt cho hệ tim mạch

  • Chống ung thư: Tỏi và một số loại thực vật khác như hẹ, hành có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thu vú….
  • Kháng khuẩn: Với tác dụng kháng lại nhiều chủng virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm, tỏi được áp dụng trong việc điều trị những bệnh về nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiêu hóa, ngoài da.

4. Tác dụng giảm mỡ máu bằng tỏi

4.1. Dinh dưỡng trong tỏi

Theo đông y, tỏi sẽ có vị cay, tính ấm cũng như có công dụng hành khí tiêu tích, tiêu độc. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra trong 100 gram tỏi sẽ chứa 150 gram calo, 33 gram carbohydrates, 6,36 gram protein và các vitamin khác.

Trong tỏi có chứa nhiều iot, tinh dầu sẽ có khả năng diệt khuẩn, sát trùng. Không chỉ vậy mà người ta còn tìm thấy lượng lớn các vitamin A, B, C, D,… Tỏi chưa chế biến sẽ có lượng dinh dưỡng cao hơn tỏi đã qua chế biến..

4.2. Dùng tỏi giảm mỡ máu được không?

Không chỉ vậy mà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong tỏi có hàm lượng lớn allicin sulfur. Chính hoạt chất này sẽ có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol xấu và làm vô hiệu hóa hoạt động chúng. Qua đó cũng ngăn ngừa cholesterol được tổng hợp trong máu và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Một số nghiên cứu ở những người ăn nhiều tỏi đã chỉ ra rằng lượng cholesterol xấu và các nguy cơ bệnh tim mạch đã được giảm thiểu đáng kể. Trong tỏi có tác dụng làm chậm chuyển hóa chất béo có trong gan. Vì thế khiến gan tiết ra nhiều mật cũng như lấy bớt mỡ từ thành động mạch.

Các chuyên gia y khoa cũng nhận định rằng dược tính có trong tỏi gần tương đương với thuốc hạ lipid máu thường dùng. Đồng thời, tỏi còn giúp tăng thêm lượng cholesterol tốt và giảm thiểu lượng cholesterol xấu. Từ đó làm giảm chuyển hóa mỡ trong máu. Vì thế mà nhiều người đã dùng tỏi để ngăn ngừa mỡ máu, xơ vữa động mạch hay hạn chế các biến chứng của mỡ máu cao.

giảm mỡ máu bằng tỏi

Sử dụng tỏi giảm mỡ máu được không?

5. Những cách giảm mỡ máu bằng tỏi

5.1. Giảm mỡ máu bằng tỏi tươi

Trong tỏi tươi chứa hợp chất sulfide có khả năng ức chế sự hấp thụ cholesterol qua màng ruột và đào thải cholesterol dư thừa thông qua đường tiểu. Mỗi ngày, người bị mỡ cao nhai sống 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc chế biến tỏi chung với những món ăn hằng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.

5.2. Giảm mỡ máu bằng tỏi ngâm rượu

Khi dùng tỏi ngâm rượu, cơ thể sẽ giảm sự hấp thu LDL – cholesterol (cholesterol xấu) qua niêm mạc ruột, đồng thời tăng sự đào thải cholesterol, qua đó giảm lượng cholesterol bám trên thành mạch và trong máu. Hoạt chất tương tự prostaglandin I2 (prostacyclin) trong rượu tỏi vừa giãn mạch vừa ức chế quá trình tích tụ tiểu cầu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột qụy, hạ huyết áp, nghẽn mạch do tiểu cầu. Bạn ngâm 300gram tỏi đã bóc vỏ, làm sạch và cắt mỏng trong 600ml rượu trắng khoảng 40 độ, mỗi ngày dùng 2 lần với liều lượng mỗi lần là 15 – 20 giọt.

5.3. Giảm mỡ máu bằng tỏi và chanh

Chanh có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh tim, ngăn ngừa lượng cholesterol bám dính vào những thành động mạch, cải thiện sức khỏe tổng thể. Chất oxy hóa mạnh – limonin trong chanh sẽ làm giảm hàm lượng apo B, đây là thành phần protein chính của cholesterol xấu. Đồng thời, chất pectin, flavonoid cùng những sắc tố trong chanh có đặc tính chống oxy hóa, làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Vì vậy, khi bạn kết hợp dùng tỏi và chanh với nhau sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm mỡ máu.

giảm mỡ máu bằng tỏi

Sử dụng tỏi và chanh để giảm mỡ máu

Bạn cho 4 quả chanh tươi vào nước sôi để loại bỏ sạch vi khuẩn, bụi bẩn rồi cắt thành từng lát mỏng hoặc miếng nhỏ. 4 củ tỏi bóc vỏ, làm sạch. Sau đó, bạn cho chanh và tỏi vào máy xay sinh tố xay cho đến khi nhuyễn thì đổ vào bình chứa 2 lít nước sôi để nguội. Tiếp theo, bạn đậy kín nắp bình cho vào tủ lạnh ngâm trong 3 ngày. Mỗi ngày trước 3 bữa ăn chính, bạn uống 50ml hỗn hợp tỏi và chanh để giảm mỡ máu.

5.4. Giảm mỡ máu bằng tỏi và đậu xanh

Đậu xanh có vị ngọt và tính mát nên sẽ giúp bồi bổ cơ thể. Ngoài ra cũng giúp giải nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu, hạ huyết áp cũng như chống béo phì hiệu quả. Đậu xanh vô cùng giàu chất đạm, xơ, vitamin B1 giúp ngừa các bệnh lý tim mạch. Trong khi đó các hoạt chất có trong đậu xanh sẽ giúp bảo vệ các phần tử LDL tương tác cùng các gốc tự do không ổn định. Vì vậy khi dùng tỏi kết hợp với đậu xanh sẽ tạo ra bài thuốc chữa mỡ máu cao cực kì hiệu quả.

Đầu tiên bạn đem đậu xanh rửa sạch, bóc sạch vỏ tỏi. Bỏ tất cả nguyên liệu đã sơ chế vào trong bát to rồi đặt vào nồi chứa 500ml nước. Đậy nắp và đun cách thủy trong khoảng 15 đến 20 phút là được. Bạn uống như uống nước bình thường trong ngày là được.

5.5. Giảm mỡ máu bằng tỏi và chanh gừng

Gừng là một dược liệu vô cùng phổ thông. Các nhà khoa học đã chứng minh trong gừng có tác dụng đốt cháy mỡ thừa cũng như tăng cường tuần hoàn máu. Đặc biệt, gừng có tác dụng tương tự như chanh. Loại củ này vô cùng giàu chất chống oxy hóa cũng như ngăn ngừa tình trạng hình thành mảng bám ở thành mạch máu. Qua đó giúp đào thải các cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể. Như bạn đã biết trong tỏi và chanh cũng có tác dụng làm giảm thiểu hàm lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, cho thêm gừng vào hỗn hợp tỏi và chanh sẽ càng làm cho công dụng thêm hiệu quả.

Đầu tiên bạn chuẩn bị chanh, gừng, tỏi. Đem tỏi đi lột vỏ, rửa sạch. Đem tất cả các nguyên liệu vào máy xay nhuyễn. Sau đó pha hỗn hợp vừa thu được vào nồi pha cùng 2 lít nước. Đem nồi bắc lên bếp đun sôi, khuấy thật đều tay khoảng 10 phút thì tết bếp, để nguội.

giảm mỡ máu bằng tỏi

Hỗn hợp tỏi và chanh gừng giảm mỡ máu

6. Lưu ý khi dùng tỏi hạ mỡ máu

  • Không dùng quá 10 gram tỏi mỗi ngày bởi tỏi rất nóng và sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày dẫn đến tiêu chảy, chóng mặt.
  • Không nên nuốt nguyên tép tỏi do người dùng sẽ dễ bị nghẹn, hóc, khó tiêu hóa. Trong khi tỏi băm nhuyễn nhờ vào enzyme mà sẽ phóng thích nhiều allicin hơn. Do đó tốt nhất nên ăn tỏi nguyên tép.
  • Nếu bạn ngại mùi tỏi thì hãy súc miệng bằng cà phê không đường, sữa bò, trà xanh hay ngậm kẹo cao su.
  • Không dùng tỏi khi đang đói. Bởi trong tỏi sẽ có tính phân hủy gây ra kích thích với niêm mạc dạ dày. Khi ăn quá nhiều tỏi cùng lúc hoặc ăn khi đói thì sẽ không tốt cho đường ruột, đặc biệt với những ai mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng.

7. Những ai nên hạn chế giảm mỡ máu bằng tỏi?

  • Người có bệnh về mắt cũng cần hạn chế việc dùng tỏi, bởi chúng sẽ gây ra kích ứng, viêm bầu mắt hay bị viêm kết mạc mắt.
  • Người có bệnh về gan, sức đề kháng yếu, khí huyết kém cũng nên hạn chế dùng nhiều tỏi. Nếu dùng nhiều sẽ dễ bị loãng khí, hao máu, sinh đờm hay bị phát nhiệt.
  • Những ai mắc các bệnh đường ruột hoặc bị tiêu chảy cũng cần chú ý nếu ăn tỏi. Đặc biệt càng quan tâm hơn khi ăn tỏi sống. Bởi hoạt chất allicin có trong tỏi sẽ gây kích thích thành ruột, dẫn đến phù nề, nghẽn mạch máu dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

giảm mỡ máu bằng tỏi

Những ai nên hạn chế dùng tỏi

Giảm mỡ máu bằng tỏi mặc dù mang lại hiệu quả, tuy nhiên bạn cần lưu ý cần dùng thuốc và thường xuyên khám bệnh theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hãy duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đều đặn tập luyện thể dục thể thao để cải thiện tình trạng bệnh. Tham khảo các sản phẩm tập luyện chăm sóc sức khỏe tại nhà như máy chạy bộ, xe đạp tập… tại website thương hiệu Elipsport.