Nám da sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nám da sau sinh là tình trạng nhiều chị em phải trải qua do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố làm tăng sản xuất các hắc sắc tố (melanin) dẫn đến những vết nám. Vậy nám da sau sinh có hết được không và có những cách điều trị nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nám da sau sinh là gì?

Nám da sau sinh (chloasma) hay còn gọi là mặt nạ thai kỳ hoặc nám da thai kỳ, do thay đổi nội tiết tố estrogen và progesterone khi mang thai dẫn đến kích thích sản xuất hắc sắc tố melanin, gây nên các vết sạm nám màu nâu hoặc xám trên da. Nám da thường xuất hiện trên mặt (thường là má, mũi, trán) nhưng một số trường hợp có thể xuất hiện ở nám bàn tay, nám cổ, thậm chí ở trên môi trên.

Đối với phụ nữ đang mang thai, nám da thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Theo thống kê, có từ 50-70% phụ nữ mang thai bị nám. Tình trạng này còn phổ biến hơn ở những phụ nữ có làn da tối màu. Nám da khi mang thai còn kéo dài đến sau sinh.

Nám da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây nám da sau sinh

Tình trạng tăng sắc tố da khi mang thai rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy một số vị trí trên cơ thể rất dễ bị thâm, sạm như núm vú, nách, bộ phận sinh dục… Trong thời kỳ này, các vết nám da cũng xuất hiện nhiều do thay đổi nội tiết tố, đặc biệt dư thừa estrogen và progesterone.

Cơ chế của estrogen và progesterone gây nám da chưa rõ ràng nhưng chúng được cho là kích thích sản sinh hắc sắc tố melanin gây nên các mảng sạm nám trên da. Khi estrogen tăng cao làm cho tế bào sắc tố tăng sản xuất ra sắc tố và được vận chuyển sang các tế bào thượng bì dẫn đến tăng sắc tố da, da trở nên sạm, nám.

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần gây nám da sau sinh như:

  • Bị mất cân bằng nội tiết tố trước khi mang thai
  • Do sử dụng thuốc tránh thai
  • Do di truyền
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím
  • Áp lực, căng thẳng cộng rối loạn nội tiết tố
  • Không có thời gian chăm sóc da, dưỡng da
  • Lão hóa dẫn đến nám da sau sinh
  • Do suy giảm sức đề kháng của cơ thể

3. Triệu chứng của nám da sau sinh

Cũng giống như tình trạng nám da thông thường, các biểu hiện của nám da sau sinh cũng sẽ xuất hiện:

  • Có các đốm, mảng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen trên mặt
  • Màu sắc các mảng nám không đồng đều nhưng có tính đối xứng, có thể xuất hiện ở hai bên gò má, mũi, cằm, trán
  • Các vết nám nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau
  • Vết nám tăng đậm vào mùa xuân hè và có xu hướng mờ dần vào mùa đông

Để biết chính xác nám da thuộc dạng nào, có thể thực hiện bằng cách soi đèn Wood.

  • Nếu vết nám tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì là nám thượng bì.
  • Nếu vết nám mờ hơn so với mắt thường thì là nám trung bì.
  • Nếu vết nám có chỗ vừa đậm hơn, vừa mờ hơn so với mắt thường thì nám khu trú ở cả thượng bì và trung bì, hay còn gọi là nám hỗn hợp.

4. Nám da sau sinh có hết không?

Nguyên nhân chủ yếu gây nám da sau sinh là sự thay đổi quá mức nội tiết tố trong thời gian mang thai. Vì vậy, sau sinh, khi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bắt đầu ổn định thì các vết thâm, nám, sạm có thể mờ dần và biến mất.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các vết nám da sau sinh chỉ mờ đi và không hết hẳn. Vì vậy chị em nên có những cách điều trị để làm mờ vết nám phù hợp.

5. Điều trị nám da sau sinh

Nguyên tắc chung là điều trị từ nguyên nhân nếu có thể, đồng thời kết hợp với phòng tái phát. Có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc điều trị nội khoa kết hợp laser. Trong đó:

5.1. Chống nắng bảo vệ da

Da của các bà mẹ sau sinh vẫn còn tương đối yếu, vì việc việc chống nắng giảm rám nắng, nám da sau sinh rất cần thiết. Chị em nên tránh ra ngoài vào lúc 9h sáng đến 16 giờ chiều.

  • Khi ra ngoài nên đội mũ rộng vành, mang khẩu trang, găng tay, tất chống nắng
  • Dùng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ da chống nắng SPF từ 30 trở lên để tránh các tia cực tím UVA, UVB
  • Nên lựa chọn các sản phẩm có chứa oxit kẽm, titanium dioxide hoặc các chất chống nắng vật lý để tăng tác dụng bảo vệ và ít kích ứng da hơn.
  • Uống thuốc chống nắng từ chiết xuất cây dương xỉ (PLE)

Đây là hoạt chất đã được lưu hành tại châu Âu cách đây 40 năm với tên biệt dược DIFUR. PLE có tác dụng chống oxy hóa mạnh, bảo vệ chức năng miễn dịch, bảo tồn cấu trúc da và được chứng minh có độ an toàn cao.

Tuy nhiên PLE hiện chưa được nghiên cứu cho đối tượng mang thai. Đối với phụ nữ sau sinh nên có chỉ định sử dụng thuốc chống nắng dạng uống. Không nên tự ý sử dụng.

Có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, không gây dị ứng, không nhạy cảm với da, không chứa hương liệu hoặc các sản phẩm được bác sĩ da liễu chỉ định.

5.2. Trị nám bằng các phương pháp tự nhiên

Lựa chọn các nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên, thành phần lành tính, an toàn khi sử dụng có thể giúp chị em giảm tình trạng sạm nám sau sinh. Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp ích cho chị em trong việc làm mờ các vết thâm nám:

Giảm sạm nám nhờ giấm táo:

  • Lấy một lượng nhỏ giấm táo hòa với nước tinh khiết sau đó thoa lên da mặt như toner
  • Vỗ nhẹ da mặt để các dưỡng chất được thẩm thấu
  • Rửa lại với nước sạch

Trị nám bằng nước cốt chanh và dưa chuột

  • Xay nhuyễn dưa chuột để lấy nước cốt sau đó trộn cùng 1 thìa nước cốt chanh
  • Axit trong nước cốt chanh có thể làm mờ các lớp sắc tố trên da
  • Thoa nhẹ hỗn hợp lên vùng da bị nám và vỗ nhẹ để các dưỡng chất được thẩm thấu
  • Sau 15-20 phút thì rửa lại với nước mát

Trị nám sau sinh bằng bột yến mạch mật ong

  • Mặt nạ bột yến mạch mật ong có tác dụng tẩy tế bào chết trên da và các enzyme trong mật ong có thể làm sáng da
  • Đun chín bột yến mạch sau đó trộn với mật ong
  • Đắp mặt nạ yến mạch và mật ong trên da trong khoảng 15-20 phút
  • Rửa lại với nước ấm

>>> THAM KHẢO NGAY: 22+ cách điều trị nám da tại nhà an toàn hiệu quả

5.3. Thuốc trị nám da sau khi sinh

Phụ nữ sau sinh sức khỏe chưa thực sự ổn định, ngoài ra vẫn đang chăm sóc con nhỏ như con cho bú. Vì vậy, việc dùng thuốc trị nám sau sinh nên cân nhắc. Nếu thực sự cần thiết nên thăm khám và có sự chỉ định của các bác sĩ da liễu.

Một số thuốc trị nám da phổ biến nhất là kem có chứa hydroquinone trong các sản phẩm không kê đơn như Esoterica và Porcelana, các loại thuốc kê đơn như: Obagi Clear, NeoCutis Blanche và 4% hydroquinone.

Trong trường hợp nám nặng, có thể được chỉ định kem có nồng độ hydroquinone cao hơn hoặc kết hợp với các thành phần khác như tretinoin, corticosteroid hoặc axit glycolic.

Một số thuốc trị nám có thể tham khảo như:

  • Axit azelaic 15% -20% (Azelex , Finacea)
  • Axit retinoic 0,025% -0,1% (tretinoin)
  • Tazarotene 0,5% -0,1% (kem hoặc gel Tazorac)
  • Adapalene 0,1% -0,3% (gel Differin)
  • Axit kojic
  • Kem dưỡng da axit lactic 12% (Lac-Hydrin hoặc Am-Lactin)
  • Axit glycolic 10% -20% kem (kem Citrix, NeoStrata)
  • Axit glycolic làm bong tróc 10% -70%

Tuy nhiên, các kem trị nám này có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Kích ứng da tạm thời
  • Dùng hydroquinone nồng độ cao trong thời gian dài (vài tháng đến hàng năm) có thể bị trứng cá
  • Bệnh chùng da do hydroquinone làm đổi màu da vĩnh viễn nếu nồng độ trên 4%

5.4. Điều trị nám da sau sinh bằng tia laser

Trường hợp điều trị bằng tia laser có thể được chỉ định cho phụ nữ sau sinh sau 6 tháng hoặc hơn (trường hợp phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ nữa và các vết nám không bị mất đi sau sinh). Tuy nhiên phương pháp này cần có sự tư vấn và chỉ định của các chuyên gia da liễu.

Liệu pháp laser này có tác dụng làm mất sắc tố tạm thời nhưng không có khả năng điều trị khỏi vĩnh viễn. Phương án điều trị này chị em có thể cân nhắc.

Một số loại laser thường dùng để trị nám như:

  • Laser Nd YAG
  • Laser YAG-KTP
  • Laser Ruby

5.5. Trị nám từ sâu bên trong nhờ thay đổi chế độ dinh dinh dưỡng tập luyện

Để giảm tình trạng sạm nám sau sinh, ngoài việc chống nắng đầy đủ khi ra ngoài, chị em nên chủ động bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để giữ cho làn da luôn tươi trẻ, tràn đầy sức sống.

Một số thực phẩm giàu vitamin như:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, ớt chuông đỏ…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: óc chó, quả bơ, cá hồi, nho, dầu oliu…
  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, bí đỏ, gan bò, cải xanh, xoài…
  • Thực phẩm giàu vitamin B5: trứng, cá, đậu, phomat

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập như yoga, aerobic, plank… giúp chị em có cơ thể dẻo dai, cũng giúp làn da trở nên săn chắc hơn, giảm bớt tác động của các vết nám.

6. Lời khuyên từ chuyên gia với tình trạng nám da sau sinh

Nám da sau sinh là vấn đề nhiều chị em quan tâm bởi chúng ảnh hưởng đến nhan sắc của chị em, có thể gây thiếu tự tin trong cuộc sống. Để giảm tình trạng này, chị em nên dành thời gian chăm sóc làn da để hạn chế được tình trạng nám da, sạm da hay tàn nhang sau sinh.

  • Một số lưu ý đối với tình trạng nám da sau sinh, chị em nên:
  • Chủ động chống nắng bằng nhiều cách để bảo vệ làn da
  • Lựa chọn kem chống nắng an toàn cho bà mẹ sau sinh
  • Dưỡng ẩm sau sinh là cách cần thiết để ngăn ngừa tình trạng lão hóa
  • Lựa chọn kỹ càng các loại mỹ phẩm dành cho da sau sinh
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm đồ uống tốt cho da
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Hạn chế căng thẳng, stress để giảm nguy cơ nám da
  • Nên thăm khám nếu tình trạng nám da không có cải thiện

Trên đây là một số thông tin về tình trạng nám da sau sinh chị em có thể tham khảo. Nếu gặp vấn đề gì về da do thay đổi nội tiết tố, chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hướng dẫn.

XEM THÊM:

  • Vì sao bị nám da khi mang thai? Chuyên gia giải đáp
  • Nám da tàn nhang ăn gì kiêng gì? Chị em nên nắm rõ
  • Làm đẹp da với collagen cá tuyết – ưu điểm vượt trội hơn collagen thông thường như thế nào?