Hiện nay, mỡ máu cao đang trở thành bệnh chung của xã hội, nhất là khi lối sống công nghiệp đang ngày càng phát triển. Ðể hạn chế được những tai biến tim mạch có thể xảy ra khi đã bị mỡ máu cao, hãy sử dụng các loại trà thảo dược hạ mỡ máu được GẸN STF gợi ý qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Người mẹ có con trai ung thư máu tìm thấy nụ cười
- Giảm mỡ máu: 5 bài thuốc đơn giản cho hiệu quả cao
- 10 loại thức ăn giảm mỡ máu chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng
1. Trà xanh – thảo dược hạ mỡ máu
Các flavonoid trong trà xanh giúp hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch.
Trà xanh cũng giúp cơ thể tránh được những tổn hại do đau tim hoặc đột quỵ gây ra. Tiến sĩ Anastasis Stephanou và cộng sự tại Viện Sức khỏe trẻ em (Anh) đã phát hiện ra rằng trong trà xanh có một hợp chất hoá học có tên epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ, qua việc ngăn chặn hoạt động của protein Stat1. Bình thường loại protein này tồn tại trong các tế bào tim ở trạng thái “ngủ” và chỉ quay trở lại trạng thái hoạt động sau những biến cố như đau tim hay đột quỵ. Khi đã quay trở lại trạng thái hoạt hoá, Stat1 sẽ tiêu diệt tế bào tim.
Ngoài khả năng kiềm chế hoạt động của Stat1, EGCG cũng làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim, nhờ đó làm giảm mức độ tổn thương ở những cơ quan nội tạng ở những người bị bệnh mạch vành cấp tính, theo kết quả nghiên cứu từ nhà sinh học phân tử Anastasis Stephanou.
Vì vậy, những người bị máu nhiễm mỡ nên uống trà xanh mỗi ngày hoặc bổ sung chiết xuất trà xanh có trong các sản phẩm bổ sung.
2. Trà xạ đen
Thành phần hóa học trong xạ đen gồm các hoạt chất Flavonoid (chất chống oxy hóa, tác dụng phòng chống ung thư); Saponin Triterpenoid (có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinolon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu).
Xạ đen có chức năng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
3. Trà giảo cổ lam
Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…
Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, một số tác dụng chính của giảo cổ lam đã được chứng minh như:
- Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
- Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
- Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.
Trà giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu
Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
4. Trà kỷ tử giúp hạ mỡ máu
Trà kỷ tử giúp ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, tăng cường độ bền vững thành mạch, tăng khả năng phục hồi trí óc, lưu thông huyết mạch…, rất có ích cho người bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch.
Ngưu tất (thái lát mỏng) 5g, kỷ tử 5g, quyết minh tử (sao thơm) 5g, hòe hoa 3g, hà thủ ô đỏ chế đậu đen, nghiền vụn thành bột thô 3-5g, quy thân (thái lát mỏng) 2g, bạch quả (thái lát mỏng hoặc đập vụn) 5g, cam thảo bắc 1g.
Cho dược liệu vào phích dung tích khoảng 1 lít, đổ nước thật sôi, đậy kín và hãm trong khoảng 20 phút. Khi uống thì mới chiết ra để dùng dần. Bài trà – thuốc này có vị thơm ngon, dễ uống, có thể dùng hàng ngày thay trà hoặc các thức uống khác. Những người chưa bị mỡ máu cao cũng có thể uống để phòng ngừa.
Nếu bạn đã bị tai biến mạch máu não để lại di chứng bại liệt nửa người, có thể thêm 4g địa long hợp vị vào thang thuốc. Người béo phì có thể thêm trạch tả 5g để giúp lợi tiểu.
5. Trà Atiso đỏ
Atiso đỏ chứa anthocyanin 1,5%, acid hữu cơ, nhựa, đường, alcaloid. Hoạt chất hibi thin trong đài hoa được các chuyên gia dược lý người Senegal chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp. Hibithocin giúp thay đổi một cách ấn tượng các chỉ số mỡ máu bị rối loạn và đưa về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.
6. Trà lá sen
Lá sen có tác dụng giảm béo và chống xơ vữa động mạch, do có nhiều loại alkaloids và flavonoid đặc biệt.
Trà lá sen trị béo phì, hạ cholesterol máu cao: Nấu lá sen tươi uống thay nước hàng ngày, mỗi ngày 1 lá.
7. Trà đen
Trà đen giúp cải thiện khả năng giãn nở của mạch máu, cho phép dòng máu lưu thông trôi chảy hơn. Theo tiến sĩ Kenei Shimada, hợp chất chống oxy hóa flavonoid có trong trà đen giúp cải thiện chức năng của lớp niêm mạc trong mạch máu, làm tăng độ giãn nở của thành mạch để đáp ứng cho dòng chảy. Thông thường, tình trạng suy thoái chức năng của lớp màng trong này sẽ mau chóng dẫn đến bệnh tim.
8. Trà Hà thủ ô
Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, nó có thẻ làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch; có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lỵ.
Công thức trà: hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, hổ trượng, lá sen, sơn tra và lá chè tươi, mỗi thứ 15 – 30g đem hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Ý kiến đánh giá của chuyên gia PGS. TS. Nguyễn Huy Oánh về Fucoidan sulfate hóa cao