Dùng trà để hạ mỡ máu là một trong những cách dân gian hay dùng. Nghiên cứu y khoa cũng đã chứng minh các loại thảo dược có trong trà giảm mỡ máu đem lại hiệu quả nhất định đối với việc cải thiện các chỉ số mỡ máu. Cùng Fremo.vn tìm hiểu danh sách các loại trà giảm mỡ máu hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây!
Mỡ máu cao là một trong những bệnh lý phổ biến, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Với những trường hợp bệnh nhân bị mỡ máu nhẹ (giai đoạn máu nhiễm mỡ độ 1) bên cạnh việc áp dụng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, việc dùng các loại trà thuốc có tác dụng hạ mỡ máu đem lại hiệu quả chữa bệnh khá khả quan.
Ưu điểm của dùng trà hạ mỡ máu
Khi dùng trà để hạ mỡ máu, bên cạnh nhận về hiệu quả tích cực còn có những ưu điểm có thể nhận thấy như sau:
- Hầu hết các nguyên liệu nấu trà đều là thảo dược tự nhiên dễ kiếm, dễ mua, chi phí tiết kiệm.
- Cách làm đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà.
- Trà có nguồn gốc tự nhiên nên khá an toàn, lành tính.
- Có thể đem đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn không chỉ là hạ mỡ máu.
10 loại trà giảm mỡ máu tốt nhất
1. Trà xanh ngăn ngừa tích tụ cholesterol
Nguyên văn chia sẻ của TS.Trần Thị Thu Vân, Học Viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam chia sẻ: “Trà xanh có tính lạnh, vị ngọt đắng, khong độc hại, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tan đờm, tiêu hóa thức ăn. Trong lá trà xanh cũng chứa nhiều sắc tố có tác dụng kháng bệnh xơ cứng động mạch, giảm thấp tỉ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể”.
Các flavonoid có trong trà xanh là chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm sự lắng đọng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu tại Bồ Đào Nha, khi cho các tình nguyện viên uống 4 cốc trà xanh (tương đương 250ml) được nấu từ 1,75g chè xanh tươi. Sau 1 tháng, tỉ lệ cholesterol xấu LDL – c giảm tới 8.9% và tăng tỉ lệ cholesterol tốt HDL – c tới 4%, cholesterol toàn phần giảm 6% đối với 1/2 số tình nguyện viên tham gia.
Trong trà xanh còn có chứa các hợp chất polyphenol và catechin, hai hoạt chất này được chứng minh là có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL và bảo vệ động mạch. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng bảo vệ cơ thể của bạn trước những tác động xấu từ chế độ ăn giàu chất béo.
Một chất khác có tên theanine cũng được tìm thấy trong trà xanh có tác dụng tạo cảm giác thư giãn, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Chính bởi vậy, trà xanh là thức uống có lợi đối với những người có chỉ số mỡ máu cao. Bạn có thể uống trà xanh hàng ngày, tuy nhiên không nên uống trước khi ngủ và pha trà quà đặc bởi nó có thể khiến bạn mất ngủ.
2. Trà xạ đen ngừa xơ vữa động mạch
Theo Đông y, xạ đen có vị đắng chát, ngoài công dụng nổi tiếng là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư thì xạ đen còn có nhiều công dụng khác như: hỗ trợ chữa trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,…; cải thiện giấc ngủ, tăng cường tuần hoàn máu não, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, ngừa xơ cứng động mạch,…
Trong lá xạ đen có chứa flavonoid – chất chống oxy hóa có khả năng làm chậm quá trình oxy hóa, làm giảm sự tích tụ cholesterol dư thừa, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,…
Hoạt chất Quinon tìm thấy trong lá xạ đen được chứng minh có công dụng làm hóa lỏng tế bào ung thư, kết hợp với flavonoid đào thải các tế bào ung thư, các cholesterol xấu theo đường bài tiết ra ngoài cơ thể.
Cách nấu trà xạ đen giảm mỡ máu:
- Chuẩn bị: 50g lá xạ đen phơi khô, 1.5l nước.
- Cách làm: Lá xạ đen rửa sạch đem bỏ vào ấm hoặc niêu đất, hãm với 1,5 lít nước sôi trong 10 – 15 phút.
- Dùng phần nước trà uống hàng ngày, có thể uống thay nước lọc.
3. Trà bụp giấm tăng cholesterol tốt
Thành phần bụp giấm có chứa anthocyan 1.5%, axit hữu cơ, đường, alcaloid.
Trong đài hoa bụp giấm có chứa Hibithocin, hoạt chất này được các chuyên gia dược lý Senegal nghiên cứu và kết luận là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và hạ huyết áp cao. Hibithocin giúp tăng chỉ số cholesterol tốt HDl- c và giảm chỉ số cholesterol có hại LDL – c, giảm nồng độ chất béo trung tính và cholesterol toàn phần. Nhờ vào việc cải thiện các chỉ số mỡ máu, đưa chúng về ngưỡng cân bằng, trà bụp giấm thực sự là loại trà vô cùng tốt cho bệnh nhân mỡ máu cao.
Cách dùng trà bụp giấm để hạ mỡ máu:
- Chuẩn bị: 30g hoa bụp giấm khô, 700ml nước lọc.
- Cách thực hiện: Đem bụp giấm rửa sạch, để ráo rồi hãm trong 700ml nước sôi.
- Nếu thích vị ngọt bạn có thể thêm một chút đường, lưu ý uống hết trong ngày, dùng thay nước lọc.
4. Trà giảo cổ lam giảm cholesterol xấu
Thành phần chính trong giảo cổ lam là hai hoạt chất có ích cho bệnh nhân mỡ máu cao đó là flavonoid và saponin. Ngoài ra giảo cổ lam còn có chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như kẽm, sắt, mangan, photpho, selen,…
Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học đã được công bố, giảo cổ lam có những ưu điểm nổi bật có thể kể tới như:
- Làm giảm lượng cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Ngăn ngừa mỡ thừa tích tụ trong lòng động mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng
- Ổn định đường huyết, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
- Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các biến cố tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
- Tăng cường trao đổi chất, tăng chuyển hóa mỡ thừa và oxy hóa chất béo, cải thiện tình trạng béo phì
Cách nấu trà giảo cổ lam:
- Chuẩn bị: 20g giảo cổ lam khô.
- Cho giảo cổ lam vào ấm, pha với nước sôi. Đợi khoảng 10 phút cho dược chất của thảo dược tiết ra bạn có thể dùng.
5. Giảm mỡ máu bằng trà kỷ tử
Câu kỷ tử có vị đắng, hơi chua. Kỷ tử có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C, sắt, kẽm,.. cùng nhiều chất xơ, axit amin và chất chống oxy hóa.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh kỷ tử có nhiều công dụng:
- Điều chỉnh rối loạn mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
- Hạ đường huyết.
- Làm giãn mạch, điều chỉnh huyết áp.
- Cải thiện sức khỏe phổi.
- Chống viêm, giảm đau.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Thải độc gan.
- Tăng cường thị lực.
Cách pha trà kỷ tử:
- Chuẩn bị: Mật ong, táo tàu khô, quả kỷ tử khô, nước lọc.
- Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu vào bình, thêm nước sôi rồi đậy nắp kín, ủ ấm trong 10 phút. Lọc lấy phần nước, uống trong ngày.
6. Trà gừng hỗ trợ hạ mỡ máu
Gừng là gia vị quen thuộc của mỗi gia đình Việt, ngoài ra đây còn là một vị thuốc trong y học dân gian. Thành phần trong củ gừng không chứa cholesterol, giàu chất xơ, protein và các vitamin cùng khoáng chất.
Hoạt chất Gingerol được tìm thấy trong gừng có khả năng thúc đẩy phân hủy chất béo, hạn chế tình trạng chất béo tích tụ quá lâu trong cơ thể.
Cách nấu trà gừng:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng to, 1 thìa mật ong rừng, 1 thìa nước cốt chanh.
- Cách làm: Gừng cạo sạch vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Cho vào nồi rồi đổ 60ml nước lọc vào, đun sôi, để lửa liu riu trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ gừng ra ly sau đó thêm mật ong và nước cốt chanh rồi khuấy đều. Uống khi còn ấm.
7. Trà hoa cúc giảm mỡ trong máu
Trà hoa cúc được nghiên cứu là có nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Đây là loại trà thảo mộc có thành phần từ hoa cúc khô. Theo Đông y, hoa cúc có tính mát, vị dắng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ não.
Trà hoa cúc có chứa nhiều flavones, một chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm huyết áp và cholesterol, nhờ đó ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch.
Các nghiên cứu mới đây cũng chỉ ra chất chống oxy hóa có trong hoa cúc rất tốt trong việc điều trị chứng đau thắt ngực, làm dịu những cơn đau do bệnh động mạch vành.
Cách nấu trà hoa cúc:
- Chuẩn bị: 10g hoa cúc khô (Bạn có thể chọn các loại hoa cúc như cúc la mã, cúc bạch, cúc mâm xôi, cúc tiến vua, cúc vàng Đà Lạt,…), 30ml mật ong.
- Cách thực hiện: Hoa cúc sau khi chưng cắt lấy phần cánh đem phơi khô rối bảo quản trong bình thủy tinh có nắp kín để dùng dần. Hoa cúc cho vào ly, tráng qua với nước ấm. Sau đó, cho hoa cúc vào ấm, rót nước sôi rồi đậy nắp lại trong 3 phút. Khi dùng cho thêm mật ong.
Lưu ý không uống trà hoa cúc lúc đói.
8. Trà cát cánh giảm cholesterol xấu
Lá cát cánh có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, làm giãn nở mạch máu, ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, động mạch vành, điều chỉnh huyết áp, chữa mất ngủ.
Cách pha trà cát cánh:
Dùng lá cát cánh tươi đun với nước trong 30 phút rồi lấy phần lá phơi khô dùng dần. Mỗi lần dùng 10g, hãm với nước sôi, uống trong ngày.
9. Trà nghệ giảm mỡ máu
Trong nghệ có hoạt chất curcumin, được nghiên cứu là có khả năng giúp cơ thể giảm sản sinh và tăng tiêu thụ lượng mỡ máu xấu. Lượng chất béo tích tụ trong gan giảm, làm giảm chỉ số triglyceride máu.
Cách nấu trà nghệ:
- Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi nhỏ, 2 thìa cafe bột nghệ.
- Cách làm: Gừng tươi bỏ vỏ, đập dập, thả vào cốc nước nóng. Đợi nước nguội bớt bạn thêm bột nghệ vào khuấy đều. Ngâm khoảng 10 phút để gừng và nghệ tiết hết dược chất rồi dùng rây lọc bỏ phần bã, lấy phần nước. Khi uống bạn có thể cho thêm mật ong tùy khẩu vị.
10. Hạ mỡ máu nhờ trà nấm linh chi
Trong nấm linh chi có chứa Sterois, hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa rối loạn cholesterol, giải độc gan, ức chế vi khuẩn, phòng ngừa được các bệnh lý mỡ máu cao, huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan.
Uống trà nấm linh chi có thể giúp bạn cải thiện được chỉ số mỡ máu, đặc biệt là đối với bệnh nhân mỡ máu có có đi kèm tình trạng mất ngủ, tăng huyết áp, ho hen hoặc thể chất yếu.
Cách nấu trà nấm linh chi:
Nấm linh chi thái nhỏ, nghiền vụn. Mỗi ngày lấy 3g hãm với 50ml nước sôi, ủ trong 15 – 20 phút là có thể dùng. Có thể uống nước trà thay cho nước lọc trong ngày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp 15 loại nước uống tốt cho người mỡ máu cao
Lưu ý khi dùng trà giảm mỡ máu
Khi dùng trà để giảm mỡ máu, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để có thể mang lại kết quả tốt nhất:
- Không uống trà để qua đêm: Trà khi để sau một đêm có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn hoặc những chất độc tố không tốt cho sức khỏe.
- Không uống trà ngay sau bữa ăn: Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn uống ngay một cốc nước trà để tráng miệng. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Axit tanna có trong trà sẽ kết hợp với chất sắt có trong thức ăn của bạn ngày hôm đó gây khó tiêu. Nếu thực hiện trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Bạn nên đợi khoảng 20 phút sau khi ăn hãy dùng trà là hợp lý.
- Không nên uống trà xanh quá nóng: Với thời tiết mùa đông lạnh, nhiều người rất thích uống một chén trà nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ trà xanh quá cao được nghiên cứu là có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Do đó, bạn chỉ nên uống trà ở nhiệt độ vừa phải(60 – 65 độ C), tránh để bỏng miệng và hại cho cơ thể. Cũng lưu ý luôn, bạn không nên để trà nguội lạnh mới uống bởi có thể khiến lạnh bụng, tiêu chảy.
- Không uống trà quá đặc: Uống nước trà đặc thường xuyên không đem lại hiệu quả tốt mà còn khiến cơ thể bạn có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim, các bệnh về gan,… Trong nước chè đặc có nhiều chất nhu, chúng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, làm loãng dịch vị, co thắt niêm mạc dạ dày, làm rắn protein và lắng xuống.
- Không nên lạm dụng trà: Cũng như bất cứ phương pháp nào khác, việc lạm dụng đều không đem lại hiệu quả cao mà còn gây tác dụng phụ. Trà có chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, do đó cần kiên trì, uống đúng đủ liều lượng mới nhận được kết quả.
Bên cạnh việc uống trà giảm mỡ máu, bạn cũng cần thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh. khám sức khỏe định kỳ để có thể giúp các chỉ số mỡ máu sớm được kiểm soát.
▶️ Tìm hiểu thêm: Các phương pháp giảm mỡ máu tại nhà dễ thực hiện
Bổ sung sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu
Các chuyên gia y khoa khuyến khích bạn việc điều trị mỡ máu cao bên cạnh việc dùng thuốc, thực hiện lối sống ăn uống và sinh hoạt lành mạnh cũng nên kết hợp cùng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, hiệu quả.
Hiện nay, FREMO với công thức kết hợp từ 3 chiết xuất tự nhiên gồm bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam được chứng minh có khả năng làm giảm mỡ máu một cách hoàn hảo, tăng cholesterol tốt HDL-c, giảm cholesterol xấu, giảm cholesterol toàn phần và giảm chất béo trung tính triglyceride.
Sản phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi có công dụng tương đương với các loại thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát mỡ máu ổn định: giảm các chỉ số mỡ máu cholesterol, triglycerid, LDL và tăng HDL.
- Giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2 -3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn