Mỡ máu cao là tình trạng bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều nguy cơ biến chứng như viêm tụy, xơ vữa động mạch. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh khi bị mỡ máu cao mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị, đồng thời ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh.
Mỡ máu cao là bệnh gì?
Cholesterol là một chất béo steroid được sản xuất trong gan, có màu vàng nhạt, xuất hiện ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể.
Cholesterol kém tan trong nước, chúng không có khả năng di chuyển tự do trong máu mà cần tới sự vận chuyển của các lipoprotein. Các protein tham gia cấu tạo bề mặt của mỗi hạt lipoprotein sẽ quyết định cholesterol lấy đi khỏi tế bào nào và mang tới đâu.
Có hai dạng lipoprotein chính:
- Lipoprotein mật độ thấp (LDL) , còn được gọi là “cholesterol xấu”, khi lắng đọng trong động mạch dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch.
- Lipoprotein mật độ cao (HDL), còn gọi là “cholesterol tốt”, được tổng hợp và chuyển hóa ở gan và ruột, giúp trả lại cholesterol LDL cho gan để loại bỏ.
Mỡ máu cao hay còn gọi máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu. Bệnh nhân được chẩn đoán là mỡ máu cao khi:
- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L.
- LDL-cholesterol > 3,4 mmol/L
- Triglyceride > 2,3 mmol/L
- HDL-cholesterol < 0,9 mmol/L
Điều trị mỡ máu cao phải kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Trong đó thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường vận động thể lực, kết hợp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Điều trị bệnh mỡ máu cao bên cạnh dùng thuốc, điều quan trọng lưu ý đó là thay đổi lối sống. Cụ thể là chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể thao kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm mỡ máu cao
Gan là nơi sản xuất ra lượng cholesterol nội sinh cho cơ thể (chiếm khoảng 75%). Nguồn thực phẩm và lượng tiêu thụ có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cholesterol mà gan tạo ra.
25% còn lại của cholesterol trong cơ thể chúng ta đến từ chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tuy lượng cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng quá nhiều đến cholesterol toàn phần trong cơ thể, nhưng chúng lại ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt và xấu. Và điều này có thể tự điều chỉnh được. Thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, bạn chủ động lựa chọn những thực phẩm tốt và loại bỏ thực phẩm xấu để giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt kéo theo lượng mỡ máu cũng giảm.
Một chế độ ăn uống lành mạnh cần đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng của 4 yếu tố sau:
1. Rau quả
Ăn ít nhất 400 gam rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ. Chất xơ được nghiên cứu là có khả năng hấp thụ cholesterol và đào thải chúng qua đường bài tiết. Để bổ sung đủ lượng rau củ cần thiết, bạn nên:
- Luôn có rau củ trong mọi bữa ăn mỗi ngày.
- Ăn salad, trái cây tươi thay cho đồ ăn vặt (bim bim, bánh ngọt, khoai tây chiên,…)
- Ăn rau quả theo mùa (mùa nào thức nấy)
- Ăn đa dạng nhiều loại rau quả
2. Chất béo
Đảm bảo tiêu thụ chất béo chỉ chiếm 15 -20% tổng năng lượng để kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý béo phì, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao,… Trong đó, chất béo no chiếm 1/3 tổng số chất béo, 1/3 là axít béo chưa no nhiều nối đôi và 1/3 còn lại là axít béo chưa no một nối đôi. Kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ bằng cách:
- Chế biến món ăn thành các món hấp, luộc thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ.
- Ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật chưa bão hòa như: dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu hạt bí ngô, (chúng chứa nhiều các axit béo không no có nhiều nối đôi omega-3, omega-6)…
- Sử dụng các loại sữa, chế phẩm từ sữa tách bơ; ăn thịt nạc, thịt bỏ mỡ.
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn nướng, chiên, thực phẩm chế biến sẵn (chúng có nhiều chất béo chuyển hóa transfat).
3. Muối, natri và kali
Hầu hết chúng ta có thói quen ăn uống tiêu thụ nhiều natri (> 10g/ngày) và ít kali (<3 g/ngày). Ăn nhiều natri khiến cơ thể gặp nhiều rắc rối: tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh tim,… Lượng muối cho phép một người tiêu thụ là dưới 5g/ngày.
- Hạn chế sử dụng muối và các gia vị có chứa nhiều muối (như nước mắm, nước tương) khi nấu nướng và sơ chế thực phẩm (tẩm, ướp,…)
- Thay thế muối bằng các gia vị thảo mộc để tạo sự hấp dẫn mới cho món ăn thay vị mặn.
- Giảm tiêu thụ các thức ăn vặt chứa nhiều muối
- Lựa chọn đồ ăn có ghi hàm lượng thành phần muối thấp
4. Đường
Tiêu thụ nhiều đường, nhất là đường nhân tạo khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… Hãy cố gắng giảm lượng đường xuống còn khoảng 5% tổng năng nặng.
- Ưu tiên ăn trái cây tươi
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai, đồ ăn vặt tẩm đường, bánh, kẹo ngọt,…
Gợi ý thực đơn 1 tuần dành cho người bị mỡ máu cao
Giờ ăn Thứ hai, thứ năm Thứ ba, thứ sáu, chủ nhật Thứ tư, thứ bảy 6h30 – 7h
- Sữa đậu nành 200ml
- Bánh mì nguyên cám
- Bún riêu cua (bún 200g)
- (hoặc) Cháo đậu xanh
- Cháo gạo tẻ lá sen
- (hoặc) Cháo yến mạch táo đỏ
11h
- 2 lưng cơm gạo lứt
- Thịt lợn nạc 30g
- Cà tím hấp tỏi
- 2 lưng cơm gạo lứt
- Tôm hấp 50g
- Bông cải xào dầu oliu
- 2 lưng cơm gạo lứt
- Đậu phụ nhồi thịt (đậu phụ 50g, thịt 20g)
- Nấm xào bắp non
14h
- Sữa chua ít đường (1 hộp)
- Chuối 1 quả
- Bơ 1 quả
18h
- 2 lưng cơm gạo lứt
- Rau cần xào bách hợp
- Thịt heo nạc luộc
- 2 lưng cơm gạo lứt
- Lườn gà áp chảo 30g
- Rau + canh
- 2 lưng cơm gạo lứt
- Cá đồng 100g
- Salad rau mầm (rau 300g, lạc vừng 40g, gia vị)
Công thức nấu món ăn giúp người mỡ máu cao mau khỏi bệnh
1. Cà tím hấp tỏi
Tác dụng: Giảm cholesterol xấu, đảm bảo tính đàn hồi mạch máu
Nguyên liệu:
- Tỏi (40g): Tính ấm, vị cay. Công năng giải độc sát trùng, trị ho khu đàm, tuyên khiếu thông bế. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, tỏi làm giảm cholesterol, triglyceride, phòng trị xơ vữa động mạch.
- Cà tím (400g): Tính hơi hàn, vị ngọt. Công năng sinh tân giải khát. Muối, giấm gạo, đường trắng, dầu mè, dầu lạc, bột nêm, mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến:
- Cà tím gọt vỏ rửa sạch, thái lát mỏng, cho vào bát. Lại cho vào hấp cách thủy chín nhừ bằng lửa mạnh, lấy ra để nguội, đổ bỏ nước trong bát. Tỏi rửa sạch, dùng dao đập dập, băm nhuyễn, dùng 1 chén nhỏ.
- Lấy một chiếc bát, cho vào đó tỏi băm, muối, giấm gạo, đường trắng, dầu mè, bột nêm, hoa tiêu làm xốt, rưới trên mặt cà tím, trộn đều thì hoàn tất.
Cách dùng:
Thích hợp dùng cho người bệnh mỡ máu cao, xơ vữa động mạch. Có tác dụng phòng trị nhất định đối với tiêu chảy mùa nóng do vi khuẩn gây ra. Người thể chất hư hàn, tiêu chảy không nên dùng nhiều.
2. Nấm mèo xào phổ tai
Tác dụng: Than thơm khoái khẩu, giảm cholesterol, lợi tiểu tiêu thũng.
Nguyên liệu:
- Nấm mèo đen ngâm nở (25g: Tính bình, vị ngọt. Công năng lương huyết cầm máu, hòa huyết dưỡng vinh, chữa tả lỵ. Chứa chất keo có tác dụng tẩy sạch ruột, chứa lecithin, giúp giảm cholesterol.
- Phổ tai ngâm nở (100g): Tính hàn, vị mặn. Công năng thanh nhiệt, lợi thủy, nhuyễn kiên tiêu anh, cầm máu. Chứa algin có tác dụng cầm máu khi chảy máu động mạch, laminine có tác dụng giảm huyết áp.
- Tỏi, hành hoa, nước tương, đường trắng, muối, hạt nêm, dầu mè, mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến:
- Phổ tai, nấm mèo đen lần lượt rửa sạch, thái sợi, sử dụng sau. Tỏi đập dập sử dụng sau.
- Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm tỏi, hành phi thơm, thêm vào phổ tai, nấm mèo đen, xào nhanh. Tiếp sau thêm nước tương, muối, đường trắng, bột nêm, rưới lên dầu mè thì hoàn tất.
Cách dùng:
Thích hợp dùng cho người cao mỡ máu, tăng huyết áp và bệnh mạch vành, trị táo bón. Người tiêu chảy mạn tính nên thận trọng khi dùng.
3. Hành tây xào chay
Tác dụng: Chống xơ hóa mạch máu tim – não, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao.
Nguyên liệu:
- Hành tây (300g): Tính hàn, vị mặn. Công năng thanh nhiệt, lợi thủy, nhuyễn kiên tiêu anh, cầm máu. Trong hành tây không chứa lipid nhưng chứa tinh dầu giúp giảm cholesterol, chứa hoạt chất tương tự prostaglandin giảm áp lực máu ngoại biên và động mạch vành. Bên cạnh đó còn thúc đẩy đào thải natri, làm hạ huyết áp.
- Nước tương, muối, bột nêm, mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến:
- Củ hành gọt vỏ, rửa sạch, bổ đôi, ngâm trong nước lạnh, khi thái sẽ không bị cay mắt. Ngâm 5 phút, sau đó vớt ra thái vừa ăn.
- Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, khi nóng thêm củ hành vào rồi xào nhanh, nêm nước tương, muối, bột nêm, trộn đều rồi tắt bếp, bày ra đĩa và thưởng thức.
Cách dùng:
Món ăn rất có ích cho người bị mỡ máu cao, tăng huyết áp. Người bị bệnh nhiệt, đau mắt thì hạn chế dùng.
4. Mứt ngọt sơn tra
Tác dụng: Giúp khai vị tiêu thực, hoạt huyết hóa ứ, nhuận trường thông tiện.
Nguyên liệu:
- Sơn tra (500g): Tính hơi ấm, vị chua ngọt. Công năng tiêu thực tích, tán ứ huyết, lợi tiểu, cầm tiêu chảy. Nghiên cứu hiện đại cho thấy sơn tra có tác dụng giãn mạch, giảm hàm lượng cholesterol. Sau khi ăn sơn tra tăng enzym dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa tức ăn.
- Mật ong (250g): Tính bình, vị ngọt. Công năng bổ trung nhuận táo, làm giảm áp thông tiện. Có chứa nhiều nguyên tố vi lượng gồm crom, sắt, magie và các vitamin A, E, K, B1, B2,… Mật ong giúp làm liền vết thương, vì chứa chứa dính kích thích tế bào phân chia, Người mắc bệnh tim mạch thường dùng để dưỡng cơ tim.
Chế biến:
Cho những quả sơn tra to, đầy đặn, màu đỏ đậm rửa sạch, bỏ cuống, hột vào nồi, thêm nước vừa đủ, ninh gần chín nhừ, cạn. Dùng sau khi nguội.
Cách dùng:
Thích hợp dùng cho người bệnh mạch vành, mỡ máu cao kèm táo bón, người bị rối loạn tiêu hóa. Người bị tiểu đường nên thận trọng khi dùng.
5. Chè đậu xanh nấu phổ tai
Nguyên liệu:
- Phổ tai ngâm nở (200g): Tính hàn, vị mặn. Công năng thanh nhiệt lợi thủy, nhuyễn kiên tiêu anh, cầm máu. Chứa aglin có tác dụng cầm máu khi chảy máu động mạch, laminine có tác dụng giảm huyết áp.
- Đậu xanh (200g): Tính mát, vị ngọt. Công năng tư âm, thanh nhiệt giải độc, thanh thử lợi thủy.
- Đường thẻ vừa đủ.
Chế biến:
Phổ tai rửa sạch, thái lát, đậu xanh vo sạch, cùng cho vào nồi thêm nước ninh đến nhừ, nêm đường thì hoàn tất.
Cách dùng:
Thích hợp dùng cho người bệnh mạch vành, mỡ máu cao. Người bị tiểu đường dùng thận trọng.
6. Rau cần xào bách hợp
Nguyên liệu:
- Rau cần (500g: Tính hàn, vị ngọt cay. Công năng thanh nhiệt lợi thủy, cầm máu, chữa huyết trắng. Dùng điều trị tăng huyết áp, rau cần chứa nhiều chất xơ, có tác dụng hấp thụ cholesterol từ mật, đào thải qua đường bài tiết.
- Đông cô ngâm nở (50g): Tính bình, vị ngọt. Công năng ích vị khí, cầm máu. Đông cô dinh dưỡng phong phú, chứa protid, glucid, lipid, còn có ergosterol và vitamin,… Nghiên cứu hiện đại cho thấy đông cô có nhiều giá trị chữa bệnh, có thể làm giảm cholesterol, polysaccharide giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống tế bào khối u.
- Bách hợp (50g): Tính bình, vị ngọt, hơi đắng. Công năng nhuận phế trị ho, thanh tâm an thần. Có chứa tinh bột, protid, lipid, canxi, photpho, sắt, vitamin, alkaloid.
- Muối, giấm gạo, bột nêm, bột năng, mỗi thứ vừa đủ.
Chế biến:
- Rau cần bỏ lá, rễ, rửa sạch, thái đoạn dài 2cm, trụng trong nước sôi vớt ra để ráo, sử dụng sau. Đông cô rửa sạch, bỏ cuống, thái lát. Bách hợp rửa sạch.
- Lấy một chén, cho vào bột nêm, bột năng, giấm gạo, nước, trộn thành xốt. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, cho vào rau cần, xào trong 2 phút, thêm đông cô, bách hợp, muối, đảo đều, rưới lên nước sốt lên trên, đảo đều là có thể dùng được.
7. Nấm xào bắp non
Nguyên liệu:
- Nấm rơm ngâm nở (100g): Tính bình, vị ngọt. Công năng ích vị khí, cầm máu.
- Đông cô ngâm nở (100g): Tính mát, vị ngọt. Công năng tư âm ích khí, khai vị ăn ngon, nâng cao sức đề kháng.
- Nước dùng vừa đủ, bột năng, muối, bột nêm, mỗi thứ một ít.
Chế biến: Đông cô, nấm rơm rửa sạch bằng nước ấm, thái lát, bắp non rửa sạch, thái lát. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vừa đủ cho nóng, thêm đông cô, nấm rơm xào sơ, tiếp theo thêm nước dùng, bắp non nấu chung, đến khi chín nêm muối, bột nêm, dùng bột năng làm xốt, đảo đều là có thể dùng được.
8. Cháo yến mạch – táo đỏ
Nguyên liệu:
- Yến mạch phiến (100g): Tính mát, vị ngọt. Chứa hàm lượng protid và lipid đứng đầu trong các loại lương thực. Yến mạch chứa axit linolenic có tác dụng giảm mỡ máu, chứa triterpen, chất xơ hòa tan và beta glucan có tác dụng điều trị mỡ máu cao.
- Táo đỏ (10 quả, khoảng 50g): Tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ tỳ hòa vị, ích khí sinh tân, điều hòa dinh vệ, giảm mỡ máu, chống ung thư. Chứa nhiều vitamin C, tăng cường hoạt tính CAMP, chống phản ứng đột biến, ức chế thần kinh trung ương, bảo vệ gan, giảm cholesterol, ức chế tế bào khối u tăng trưởng,…
Chế biến: Táo đỏ ngâm nước ấm, rửa sạch. Bắc chảo lên bếp, thêm nước vừa đủ, cho táo đỏ vào đun sôi rồi cho yến mạch phiến, trộn đều, đun nhỏ lửa đến khi chín thì tắt bếp.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao
Với mong muốn tìm ra giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh mỡ máu, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công sản phẩm FREMO. Đây là liệu pháp từ tự nhiên đã được chứng minh hiệu quả trong việc:
– Cân bằng các chỉ số mỡ máu: Giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL, tăng HDL
– Giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tổn thương tim mạch
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Fremo.vn chúc bạn có những bữa ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe tốt nhất!