I. Nguyên nhân gây nên mỡ bụng?
Nguyên nhân phổ biến gây nên mỡ bụng thường là:
– Tiêu thụ nhiều đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ: Những loại đồ ăn này thường chứa nhiều chất béo, việc nạp vào quá nhiều chất béo dễ gây tích tụ mô mỡ ở các vùng da, đặc biệt là vùng bụng, làm vòng hai không được săn chắc.
– Sử dụng nhiều chất béo xấu: Chất béo xấu thường có nhiều trong các loại bánh kẹo, bơ, sữa. Từ đó, ăn vặt nhiều dễ dẫn đến tăng cân, xuất hiện mỡ bụng.
– Ngủ không đủ giấc: Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, làm tăng những hormone sự thèm ăn của bạn. Khi đó, vô tình dạ dày đã nạp quá nhiều thức ăn vượt quá nhu cầu của cơ thể.
– Tập thể dục sai cách: nhiều người có suy nghĩ rằng, muốn giảm mỡ bụng thì chỉ cần tập luyện ở vùng bụng. Điều này thường không dẫn đến hiệu quả cao. Muốn nhanh chóng giảm cân, mọi người cần tập luyện đều đặn, vận động toàn bộ các nhóm cơ trong cơ thể. Nhờ đó, cơ thể được khỏe mạnh hơn.
– Áp lực, căng thẳng: Những stress, căng thẳng trong cuộc sống chính là nguyên nhân của việc béo bụng. Một khi có áp lực, mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn, làm giảm khả năng đốt cháy calo của cơ thể.
– Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tốt cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mỡ bụng. Sự thay đổi nội tiết tố thường ảnh hưởng nhiều đến cân nặng, xuất hiện các tình trạng lão hóa.
– Vấn đề tuổi tác: Tuổi tác càng cao dẫn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể giảm sút, chất béo khó đào thải hơn, dẫn đến tích tụ mô mỡ ở vùng bụng.
Các kiểu béo bụng thường thấy ở cơ thể
II. Tác hại của mỡ bụng đối với sức khỏe
Việc các mô mỡ tích tụ ở vùng bụng không những gây nên sự tự ti về ngoại hình, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang yếu đi.
1. Suy giảm trí nhớ
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng MRI để đánh giá tác động của mỡ thừa vùng bụng lên não và rút ra kết luận rằng: vùng mỡ bụng càng lớn thì trí nhớ càng suy giảm. Qua đó cho thấy mỡ thừa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trí não của con người.
2. Nguy cơ mắc các bệnh lý về tim và tiểu đường
Chỉ số mỡ cao là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Những lớp mỡ không những tồn tại dưới lớp da mà còn tích tụ trong nội tạng, mỡ trong máu cao, có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, chức năng sử dụng insulin yếu đi, dẫn đến lượng đường trong máu vượt ngưỡng, bệnh tim và bệnh tiểu đường từ đó diễn biến phức tạp hơn.
3. Tăng cholesterol và thoái hóa động mạch
Các loại mỡ là nguyên nhân hình thành các cholesterol xấu và giảm các cholesterol tốt. Nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo răng, béo phì, thừa cân thường đẩy nhanh các nguy cơ mắc bệnh đến tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ…
Mỡ thừa gây nên nhiều vấn đề có hại đối với sức khỏe
III. Thực đơn giảm mỡ bụng tại nhà hiệu quả
Một chế độ ăn nhiều rau xanh, nhiều chất xơ và khoáng chất là cách hiệu quả để tránh tích tụ mỡ thừa ở vùng bụng. Thực đơn giảm mỡ 7 ngày tiêu chuẩn dưới đây chủ yếu sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, được nhiều người áp dụng thành công.
1. Thực đơn ngày 1
Thực đơn ngày 1 bắt đầu từ việc cắt giảm calo nạp vào, ưu tiên những loại thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ và ít chất béo.
Buổi sáng: Bắt đầu ngày mới với 1 cốc nước ấm, 1 quả táo và 1 ly nước ép hoa quả (không đường)
Buổi trưa: 2 quả trứng luộc, 1 bó rau muống, 1 quả cà chua và một quả chuối
Bữa tối: 200g thịt bò,1 đĩa salad hoa quả và 1 ly nước ép hoa quả tươi.
Nên tránh thức ăn nhiều tinh bột trong quá trình giảm cân
2. Thực đơn ngày 2
Thực đơn ngày 2 tiêu thụ nhiều chất xơ (có nhiều trong rau xanh) giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm béo nhanh chóng.
Bữa sáng: 1 miếng bánh mì nướng và 1 tách cà phê đen (1 muỗng đường)
Bữa trưa: 2 quả trứng luộc, 1 phần thịt lợn áp chảo và 1 đĩa salad rau quả.
Bữa tối: 1 quả bí đao luộc và nửa quả bưởi.
Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả tốt cho việc giảm cân
3. Thực đơn ngày 3
Bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ quả sẽ đốt cháy mỡ bụng nhanh hơn.
Bữa sáng: 1 lát bánh mì nướng và 1 tách cà phê đen (1 muỗng đường).
Bữa trưa: 1 quả táo và 1 đĩa rau cải luộc.
Bữa tối: 1 quả trứng gà luộc, 1 bát bún và 1 củ cà rốt sống.
Yến mạch là bữa phụ hoàn hảo trong khi giảm cân
4. Thực đơn ngày 4
Lúc này cơ thể đã bắt đầu quen với chế độ ăn nhiều rau củ, chỉ cần duy trì tập luyện các bài tập vận động để nhanh lấy lại vóc dáng.
Bữa sáng: 1 lát bánh mì, 1 tách cà phê đen (1 muỗng đường).
Bữa trưa: 1 quả chuối, 1 nửa hộp thịt hầm và 1 hộp sữa chua.
Bữa tối: 200g thịt nạc bò, 1 đĩa salad trộn rau củ và 1 quả lê.
Các loại rau củ nên luộc hoặc ép thành nước để giữa lại tối đa chất dinh dưỡng
5. Thực đơn ngày 5
Vào ngày thứ 5, bạn có thể thay đổi thực đơn để việc giảm cân được dễ dàng hơn, tránh nhàm chán khi ăn.
Bữa sáng: 2 lát bánh mì, 1 quả trứng gà luộc và 1 ly nước ép bưởi (không đường).
Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 bát canh bí đao, cá luộc hoặc hấp và 1 nửa quả bưởi.
Bữa tối: 1 đĩa salad rau quả và 1 ly nước ép bí đao (không đường).
Có thể thay thế dầu thường dùng thành dầu oliu để chế biến các món ăn giảm cân
6. Thực đơn ngày 6
Để tránh cảm giác thèm ăn, mọi người có thêm các bữa phụ bằng các loại hạt ngũ cốc, nước ép rau củ…đều được.
Bữa sáng: 1 bát bún và 1 ly nước ép bưởi.
Bữa trưa: 200g ức gà luộc, 1 bát canh mướp đắng và 1 quả táo.
Bữa tối: 1 đĩa salad rau củ và 1 quả bưởi.
Trong măng tây chứa nhiều chất xơ, thúc đẩy tiêu hóa và ngăn chặn tích tụ mỡ
7. Thực đơn ngày 7
Ngày 7 là ngày cuối cùng của lộ trình giảm mỡ bụng trong vòng 7 ngày, mọi người nên duy trì chế độ ăn từ 1000 -1200 calo mỗi ngày để luôn giữ được vóc dáng như mong muốn.
Bữa sáng: 2 lát bánh mì nướng và 1 ly sữa không béo.
Bữa trưa: 200g thịt cừu nướng, 1 quả táo và 1 ly nước ép bí đao.
Bữa tối: Ăn nhẹ bằng 1 bát bún nhỏ và 1 quả bưởi.
Tập luyện đều đặn là cách nhanh nhất để lấy lại vóc dáng
Chế độ giảm mỡ bụng trong vòng 1 tuần phù hợp với những ai cần giảm cân nhanh, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và kiên trì thực hiện các bài tập giảm cân. Hy vọng mọi người sẽ thành công với thực đơn giảm mỡ hiệu quả này.
Theo Thúy Nga