I. Uống nước mía có tốt không?
Nước mía quá quen thuộc mỗi khi hè về, trở thành thức uống ngon, ngọt mát lành được ép trực tiếp từ cây mía ra.
Theo nghiên cứu, nước mía có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: đường saccaro, canxi, vitamin các nhóm A, B, C nên sử dụng một cách khoa học sẽ tốt cho cơ thể.
1.1 Tác dụng của nước mía với sức khỏe
- Giảm mệt mỏi
Ngày hè oi bức, khó chịu khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi chỉ cần bổ sung một cốc nước mía bạn có thể lấy lại tinh thần và thoải mái hơn.
Lượng đường cao trong nước mía không chỉ bổ sung kịp thời nước cho cơ thể mà năng lượng calo cũng tăng lên đáng kể. Do vậy, cảm giác mệt mỏi giảm đáng kể.
Những người tập gym uống nước mía cũng rất tốt
- Phòng chống ung thư
Trong một số nghiên cứu về cây mía, chuyên gia có đề cập tới tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả của loại nước ép mía này.
Theo phân tích, trong nước mía có tính kiềm nên giúp cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Ngăn chặn các yếu tố gây bệnh ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt.
- Giải độc gan
Ngoài vitamin, chất chống oxy hóa trong nước mía khi đưa vào trong cơ thể. Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, bảo vệ gan thận đồng thời kiểm soát các sắc tố da cam hiệu quả.
- Hỗ trợ tiêu hóa
Với thành phần kali không nhỏ, thường xuyên uống nước mía còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp khắc phục tình trạng táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, khi cơ thể bị mệt mỏi trong thời gian mắc bệnh, bị cảm cúm thì nên bổ sung uống nước mía tăng đề kháng, hồi sức rất tốt.
1.2 Bà bầu, sau sinh ăn mía có tốt không?
Không chỉ có nhiều tác dụng tốt tới sức khỏe mà đặc biệt với phụ nữ đang mang thai và cho con bú được khuyên nên uống nước mía sẽ tốt cho trẻ nhỏ.
❖ Bà bầu
Chuyên gia dinh dưỡng nhận định: nước mía hoàn toàn tốt trong suốt quá trình mang thai.
Tuy nhiên, tại từng thời điểm khác nhau của chu kì mà liều lượng nước mía nên uống cũng khác nhau:
- 3 tháng đầu tiên (tháng 1, 2,3): Mỗi ngày uống khoảng 150ml nước mía giúp hạn chế cảm giác mệt mỏi, ốm nghén, buồn nôn cho thai phụ.
- 3 tháng giữa (tháng 4, 5,6): Hạn chế số lượng, tần suất uống nước mía xuống từ 2 – 3 lần/ 1 tuần bởi hàm lượng đường cao có thể gây tiểu đường khi mang thai.
- 3 tháng cuối ( 7,8,9): uống bổ sung 200ml 1 ngày và uống tối đa 2 lần/ 1 ngày để giúp thai nhi phát triển toàn diện và cân nặng.
Bà bầu chỉ nên uống nước mía giữa buổi để tránh khiến cơ thể nôn nao khó chịu
❖ Phụ nữ sau sinh
Giai đoạn bà đẻ đang cho con bú thường không được ăn uống thoải mái cần kiêng khem nhiều thứ để không ảnh hưởng tới sữa và sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Nhưng nước mía cũng rất tốt trong việc cung cấp thêm năng lượng và nhiều vitamin tự nhiên cho bé và phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau sinh.
🔥🔥🔥 ĐỌC THÊM: Bí quyết giảm cân sau sinh an toàn, không ăn kiêng!
II. Uống nước mía có mập không?
Trên nguyên tắc, ăn mía hay uống nước mía có béo không phụ thuộc vào lượng đường và dưỡng chất trong đó nhiều hay ít đặc biệt là đường saccaro.
Theo so sánh, mỗi loại mía khác nhau thì thành phần đường cũng chênh lệch. Cụ thể, mía mật màu tím đường vô cùng cao còn với mía trắng thường sử dụng ép nước thì lại thấp hơn rất nhiều.
Trong 100 gram mía chỉ chiếm tới 12g chất đường và 84g nước
Do vậy, người đang có trọng lượng cơ thể vượt quá mức quy định cũng hoàn toàn có thể thưởng thức nước mía mà không lo tăng cân.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều mía mật tím một ngày khiến cân nặng thay đổi tiêu cực. Hơn nữa, uống nước mía kéo dài thường xuyên thì tăng cân là điều khó tránh.
Trong một số nghiên cứu có từng đề cập tới hiệu quả giảm cân từ nước mía.
Theo đó, mía còn giúp giải độc, thanh lọc tốt nên hỗ trợ tích cực cho những người ăn kiêng, tập gym giảm béo.
Lưu ý:
Việc giảm cân bằng nước mía muốn hiệu quả cần kết hợp nhiều công thức khác nhau. Từ chế độ dinh dưỡng tới vận động thể dục thể thao mỗi ngày.
Như vậy, uống nước mía có mập không chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: dinh dưỡng, vận động, … Trường hợp bạn chỉ uống nước mía thì không những không giảm cân mà có thể phản tác dụng tăng cân nhanh chóng.
III. Cách uống nước mía giảm béo hiệu quả
Tổng hợp từ nhiều kinh nghiệm chia sẻ của chị em, có một số cách làm nước ép mía thơm ngon giúp giảm mỡ hiệu quả hơn.
3.1 Mẹo uống nước mía và chanh, muối giảm béo an toàn
Sự kết hợp nước mía ngọt thơm cùng chút nước chanh và vài hạt muối công dụng hạn chế gây mập nhanh hơn.
Những người thường xuyên tập luyện nên lựa chọn nước mía chanh muối để giảm mệt mỏi và ổn định vóc dáng.
Vào ngày hè, bạn có thể bỏ thêm đá lạnh để giải khát khỏi oi nóng của thời tiết
🔥🔥🔥 TÌM HIỂU RÕ HƠN: Cách giảm cân bằng bạc hà, nước chanh, dưa chuột
3.2 Kinh nghiệm mix Nước mía với ớt ngọt Đà Lạt giảm cân tại nhà
Nghe qua có vẻ không hợp lý nhưng sự kết hợp giữa nước ép mía và ớt ngọt Đà Lạt có thể tạo ra thức uống giảm cân tuyệt vời.
Cách pha chế cũng vô cùng đơn giản:
- Mua nước mía nguyên chất ở ngoài hàng hoặc tự mua mía về ép đều được.
- Ớt ngọt rửa sạch, bỏ hạt và thái nhỏ để xay nhuyễn cùng nước lọc cho nhanh.
- Dùng khăn sạch để lọc lấy nước và loại bỏ bã ớt
- Trộn nước mía cùng nước ớt để uống mỗi ngày.
Hàng ngày, bạn uống 3 cốc nước mía ớt chuông và uống trước bữa ăn 15 – 30 phút
Thực tế, phương pháp uống nước mía không thể cải thiện cân nặng nhiều. Những trường hợp mỡ thừa lâu năm, béo phì đặc biệt là các vùng “khó” giảm cân như mặt, lưng, nách.
👉👉👉 XEM NGAY: Những trường hợp nên hút mỡ mặt
3.3 Một số lưu ý khi uống nước mía
Không phải cứ uống thật nhiều nước mía là có thể giảm cân nhanh được mà bên cạnh đó bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Nên uống nước mía vào buổi chiều
Thời gian lý tưởng để uống nước mía tốt cho sức khỏe không phải buổi sáng mà chính là vào buổi chiều khi đói.
Chất đường và vitamin trong mía giúp ích nạp năng lượng cũng như tạo cảm giác no, hạn chế ăn nhiều thức ăn khác vào buổi tối.
Ngoài ra, khi uống nước mía vào buổi chiều tối còn giúp kích thích tiêu hóa
- Uống nước mía tối đa 200ml/ 1 ngày
Nước mía uống đúng đủ thì sẽ tốt. Nếu bạn lạm dụng cũng như sử dụng quá nhiều nước mía trong 1 ngày chỉ khiến phản tác dụng.
Đường tự nhiên glucose bổ sung tại một thời điểm quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến khiến cơ thể dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường.
- Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường không được uống nước mía
Nước mía hỗ trợ giảm cholesterol nhờ chất policosanol. Nhưng ở bệnh nhân tim mạch, thiếu máu, tiểu đường phải sử dụng nhiều loại thuốc sẽ làm policosanol mất tác dụng cũng như ảnh hưởng tới thời gian trị bệnh.
Vì vậy, đối với những trường hợp sức khỏe đang gặp vấn đề mà vẫn muốn giảm cân thì cần tới bệnh viện kiểm tra để bác sĩ đưa ra phương án tốt nhất cho bạn.
IV. Review hiệu quả giảm cân bằng nước mía
Chủ đề ” giảm cân” luôn vô cùng “hot” đối với chị em phụ nữ trên các diễn đàn như webtretho, diễn đàn thẩm mỹ, …
Đề cập tới giảm cân bằng nước mía, có nhiều chị em từng áp dụng thử và đưa ra nhiều chia sẻ bình luận thực tế.
- Thành viên Hoanganh2102 chia sẻ: “Uống nước mía giảm cân hiệu quả tùy trường hợp cụ thể, cơ địa mỗi người”
- Bạn Thuy_Tran review: “Giảm mỡ bằng nước mía không được lâu dài, rất dễ bị tăng cân trở lại”
- Lilaphuong có bình luận: “Người nào mỡ tích tụ nhiều, lâu năm nhất là béo sau sinh uống nước mía không thể giảm được cân”
V. Bí kíp giữ dáng chuẩn eo thon không lo tăng cân
Diễn viên Thùy Dương giảm sạch mỡ sau sinh nhờ kinh nghiệm hút mỡ bụng
- Loại bỏ hoàn toàn mỡ thừa tích tụ lâu năm, giảm tới 10 – 15 kg chỉ 1 lần áp dụng
- Các vùng khó giảm: nọng cằm, lưng, bắp tay, bắp chân cũng hết sạch mỡ
- Béo phì, thừa cân nhiều năm liền cũng giảm hiệu quả
- Không vất vả kiêng khem, tập luyện
- Không lo bị tăng cân trở lại