Thị trường mỹ phẩm có quy mô tương đối rộng lớn và nhu cầu thì ngày càng tăng bởi quan niệm về cái đẹp ít nhiều đã có sự thay đổi trong nhận thức, nhu cầu làm đẹp tăng cao, thêm vào đó là sự gia tăng về thu nhập, mức sống của người tiêu dùng đã khiến cho mỹ phẩm có điều kiện trở thành loại sản phẩm thông dụng. Kinh doanh mỹ phẩm từ đó “phất” lên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, sức cạnh tranh cũng ngày càng lớn như chưa từng có, buộc người kinh doanh cần phải có chiến lược hoặc là sẵn sàng cho thất bại. Điều đầu tiên và cực kỳ quan trọng đó là bạn đã nắm rõ thị trường mỹ phẩm cũng như là thấu hiểu người tiêu dùng trong lĩnh vực này chưa?
Hãy cùng Sapo điểm qua những góc cạnh của khảo sát thị trường mỹ phẩm để có cái nhìn khách quan và rõ rệt hơn trước khi bắt tay vào kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả.
Khảo sát thị trường mỹ phẩm để kinh doanh hiệu quả
Theo con số khảo sát thị trường mỹ phẩm, người Việt chi tiền cho mỹ phẩm trung bình khoảng 4USD/người/năm. Con số này thấp hơn 4-5 lần so với các nước trong khu vực nhưng với trên 90 triệu dân, Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng.
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam, từ mỹ phẩm cao cấp như Lancome, Shisedo, Fendi, Lower, Loreal hay bình dân như Nevia, Pond, Hezaline… Hơn thế nữa là các thương hiệu mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam cũng như các loại mỹ phẩm handmade cũng ngày càng nở rộ.
Theo một nghiên cứu thị trường về thói quen tiêu dùng của phụ nữ Việt về mỹ phẩm, có 24% người khảo sát trang điểm hằng ngày, 44% trang điểm ít nhất 1 tuần, 45% chỉ trang điểm khi có dịp đặc biệt nào đó.
Trong 1 tháng, phụ nữ Việt tiêu xài trung bình khoảng 140.000 đồng cho mỹ phẩm với 2 hình thức tìm kiếm thông tin để mua bán mỹ phẩm chính là bạn bè (70%) và website (58%).
Một lưu ý khá quan trọng đối với các bạn kinh doanh đó là về thương hiệu ưa chuộng của phụ nư VIệt. Những thương hiệu đến từ Hàn Quốc có ảnh hưởng tích cực nhất. Trong tâm trí họ, thương hiệu cho giới trẻ và sành điệu được chọn cao gấp 3 lần các thương hiệu của các nước khác.
Khảo sát thị trường mỹ phẩm để kinh doanh hiệu quả
Riêng về giới trẻ, khảo sát cho thấy 30% số học sinh ở độ tuổi 15-16 đã bắt đầu làm quen với một trong các loại sản phẩm chăm sóc da và trang điểm cơ bản như sữa rửa mặt, sữa tắm, lotion, trị mụn, son dưỡng môi…
Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi. Một số nhãn hiệu quen thuộc nhất với nhóm khách hàng này có thể kể đến như Essance, Clear, Oriflame, LipIce, Tee Tree, Gohnson’s…
Về tần suất mua hàng, với những loại mỹ phẩm khác nhau, người Việt có tần suất mua hàng khác nhau. Theo một báo cáo khác, sữa rửa mặt được mua với tần suất nhiều nhất, sau đó là kem dưỡng da – dưỡng thể, phấn-son môi và cuối cùng là nước hoa.
Khảo sát thị trường mỹ phẩm để kinh doanh hiệu quả
Khi nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, bạn cũng không được bỏ qua các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh ví dụ như thu nhập, nhân khẩu khách hàng, thị hiếu văn hóa…
Thu nhập phản ánh quyết định mua và khả năng thanh toán của khách hàng, nếu thu nhập cao, ngoài việc chi trả cho các nhu cầu bình thường, họ sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu cao cấp hơn và sử dụng thường xuyên hơn và ngược lại.
Về nhân khẩu, địa lý thì cụ thể là tỷ lệ nam nữ trong khu vực, thường thì nơi nào có lượng nữ giới nhiều hơn sẽ có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm cao hơn. Tuổi tác cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm các loại sản phẩm làm đẹp.
Bạn cần căn cứ vào đây để xác định phân loại sản phẩm cho từng phân đoạn thị trường khác nhau. Mặt khác, ở những thành phố lớn hay những nơi có mức sống cao sẽ có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn hơn ở vùng kém phát triển, mức sống dân cư thấp.
Mỹ phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi thị hiếu và văn hóa. Cũng là sử dụng mỹ phẩm nhưng ở mỗi vùng lại có những quan điểm tiêu dùng khác nhau. Ví dụ như ở Châu Á thường dùng mỹ phẩm trang điểm nhẹ nhàng còn Châu Âu thì chuộng trang điểm đậm.
Từ một số nghiên cứu thị trường quan trọng kết hợp với nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, giá cả, chất lượng dịch vụ, bạn cần lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình, từ việc lựa chọn các loại mỹ phẩm để kinh doanh, hướng đối tượng mục tiêu và chọn điểm khác biệt của mình so với đối thủ.
Đây sẽ là bước tạo tiền đề để bạn bắt tay vào kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả.