Ở Trung Quốc xưa, đặc biệt là vào thời nhà Đường, người phụ nữ phải trải qua 7 bước trang điểm để trở nên xinh đẹp: đánh phấn nền, phủ lớp phấn màu lên mặt, tô lông mày, dùng “ngạch đầu kim” hoặc “hoa thiểm thước/hoàng kim”, vẽ núm đồng tiền, hóa trang má và tô màu môi.
Nếu mắt là cửa sổ tâm hồn, thì miệng phản ánh tính nết và khí chất của người ta. Là một phần quan trọng trong trang điểm khuôn mặt như đã nói ở trên, trang điểm đôi môi có một lịch sử lâu dài và mỗi thời kỳ lại có nhiều kiểu trang điểm khác nhau.
Người ta tin rằng việc trang điểm đôi môi ban đầu là để làm hài lòng các vị Thần trong những dịp lễ tôn giáo. Dần dà, người ta nhận thấy nó có thể nâng cao tinh thần và đôi khi còn thể hiện địa vị xã hội của người ta. Kết quả là, nhiều nguyên liệu khác nhau dùng cho các sản phẩm làm đẹp môi liên tục được thử nghiệm và sử dụng để giúp môi đỏ và sáng bóng, làm nên nghệ thuật trang điểm môi Trung Quốc.
Các sản phẩm làm đẹp môi vào thời Trung Quốc cổ đại thường được gọi là “nhuận thuần cao” hay “khẩu thần cao” (son môi), được ghi chép trong cuốn từ điển Trung văn “Thế Minh” của Lưu Hi vào triều Đông Hán (năm 25 – 220 trước CN).
Son môi ban đầu không giống như loại thỏi son môi chúng ta thấy hiện nay, mà là một thứ bột nhão được đựng trong một chiếc hộp đặc biệt. Sau triều đại nhà Tùy (năm 589 – 618 trước Công nguyên) và triều đại nhà Đường, son môi được làm thành dạng cứng, có hình ống. Do dễ sử dụng, loại son mới này nhanh chóng được người ta ưa chuộng. Việc sản xuất son môi đã không thay đổi nhiều, mãi cho đến thời hiện đại mới có sự cách tân lớn.
Son môi Trung Quốc xưa còn có hương thơm tuyệt vời. Vào thời Bắc Triều (năm 386 – 581 trước CN) những nguyên liệu thô dùng làm son môi có cây hoắc hương và cây đinh hương. Vào thời Đường, nhiều mùi hương nhân tạo đã được đưa vào son môi.
Song Nhi (theo kanzhongguo.com)