Trong bài viết này thì hầu như chúng ta đã bước thêm 1 bước sâu hơn những kiến thức dưỡng da thông thường rồi đó. Ở mức độ hiểu biết này thì một số các bạn có câu hỏi rất hay về sự thiên nhiên, lành tính cũng như độ pH của sản phẩm. Leta rất hoan nghênh tinh thần chịu khó đọc của các bạn. Tuy nhiên, bài này mình sẽ thảo luận những vấn đề lớn mà nhiều bạn còn ái ngại nhé: mỹ phẩm ăn được và độ pH của sản phẩm.Có. Nhưng đây là điều tốt. Đương nhiên sẽ có những công ty mỹ phẩm cố gắng khiến bạn tin rằng vitamin C được chiết xuất từ thực vật của họ sẽ tốt hơn những loại cô đặc vì nó “tự nhiên” và “sạch” hơn
Sự thực là gì?
Khi tia UV chiếu vào da bạn, nó có thể sinh ra cơ chế phản ứng sửa chữa, cũng như da mặt tiết dầu nhiều khi thiếu dầu, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra lựơng elastin hơn mức cần thiết (Journal of Biological Chemistry). Điều này đã được chứng minh nhé. Và elastin không phải là loại protein bạn nên kích thích bên trong làn da đâu. Vì khi elastin dư thừa, thì lượng elastin đáng ra cơ thể phải sản xuất hàng ngày sẽ chậm lại, và ngừng luôn. Khi không tiếp xúc với ánh mặt trời, cơ chế sản xuất sẽ chậm lại và trở về cường độ bình thường. Nghe hơi vô lý đúng không?
Tương tư như dầu dư trên mặt gây ra mụn, lúc bị dư thừa elastic thì cũng là lúc cơ thể lại bị thiếu elastin, kéo theo da nhăn nheo và chảy xệ. Đây chính là lý do gây lão hóa của làn da bị tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều. Trong thực tế, khi elastic bị kích thích cho ra một lượng dư thừa thì sợi elastic sẽ phát triển thành những dạng liên kết chéo rất đặc trưng khiến cho làn da kém đàn hồi và săn chắc.
Vậy cần kích thích gì?
Nguyên bào sợi (fibroblasts) và collagen, 2 chất này càng lớn tuổi càng sản xuất chậm lại mà độ thay đổi tế bào mới cũng chậm hơn. Vitamin C có khả năng gia tăng cường độ này, nên khiến da trông trẻ hơn. Mà dư thừa fibroblasts và collagen thì ít khi xảy ra.
Hơn nữa, sau khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím, da phục hồi sau bằng cách thúc đẩy sản xuất collagen và giảm sản xuất elastin của nó. Vì vậy, Vitamin C này làm chậm sản xuất elastin thực sự làm bạn có làn da đẹp hơn. Hỏi: Thành phần dưỡng da có nên ăn được không? Nghe nói thành phần tốt nhất phải lành tính nhất nên chắc cũng ăn được?
Lấy trái chuối bên dưới làm ví dụ đi ha. Đây là những thành phần được chiết xuất từ nó
Không có cái nào trong số này là tự nhiên cả vì trái cây được phun thuốc trừ sâu hoặc bởi vì ô nhiễm môi trường nên thành phần của nó đã bị biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, cũng không một chất nào được liệt kê trong hình là thuốc trừ sâu hay là có độc cả. Đây đều là những thành phần của một trái chuối được tiêu thụ BÌNH THƯỜNG từ năm 1900 đến đây.
Thành phần mỹ phẩm không nhất thiết phải ăn được thì mới an toàn vì da và hệ tiêu hóa làm việc không giống nhau. Da được tiến hóa để bảo vệ nội tạng khỏi tổn thương. Mặt khác, đường tiêu hóa tiến hóa để hấp thụ các chất dinh dưỡng càng nhiều càng tốt
Rõ ràng là bảo vệ và hấp thụ là hai khái niệm hành động vô cùng khác nhau!
Ví dụ nhé, da mặt không thể hấp thụ cái gì lớn hơn 500 Daltons (định lý 500 daltons nói về độ lớn của phân tử trong chất hóa học và thuốc để có thể thâm nhập vào da) nhưng một lượng phân tử nhỏ hơn nhiều so với 500 Daltons thường xuyên được hấp thụ khi ăn. Nghĩ thử về một lượng thạch tín be bé đi, da bạn không thể hấp thụ thạch tín nhưng chắc chắn bao tử của bạn có thể.
Da là một phần của hệ vỏ bọc, và dạ dày là một phần của hệ thống tiêu hóa. Đây là hai hệ thống cơ quan với các chức năng hoàn toàn khác nhau.
Hỏi: Vậy còn độ pH thì sao? pH của da với pH của thành phần nên thế nào là hợp. Độ pH là một vấn đề khác, nhưng cũng minh chứng cho việc thức ăn không phải là mỹ phẩm dưỡng da. Thực sự là một sản phẩm của có độ pH cao 1 chút (có tính kiềm) tốt cho sức khỏe của bạn. Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng kiềm là tốt hơn bởi vì các axit clohydric trong dạ dày của bạn có độ pH thấp của axit. Để tiêu hóa, dạ dày cần phải vô hiệu hóa và phá vỡ các loại thực phẩm cơ bản! Phần lớn các loại trái cây và rau quả lành mạnh hoặc là kiềm (như rau xanh) hoặc để lại một tro kiềm khi tiêu hóa trong hệ thống của bạn (như chanh và trái cây họ cam quýt khác).
Mặt khác, sản phẩm dưỡng da lại phải có pH thấp 1 chút thì mới tốt cho da của bạn. Bởi vì da của bạn có 1 lớp màng bảo vệ tự nhiên có thể bị phá vỡ bởi các chất có độ pH lớn hơn 7). Da của bạn sẽ được tẩy tế bào với độ pH thấp hơn 5.5 (như Glycolic acid). Và da sinh lý khỏe mạnh thì sẽ có chứa vi khuẩn có lợi được duy trì ở pH trung tính
Tuy là cũng rất những loại thực phẩm, trái cây, rau củ và chiết xuất của chúng có lợi cho da, nhưng cũng phải được công thức lại để thân thiện với làn da.
Hỏi: pH của các làn da như thế nào?
Leta đã từng đề cập đến độ pH và cách chọn sữa rửa mặt cũng như từng làm clip để đo độ pH của một số sữa rửa mặt rồi. Nhưng thật ra, không chỉ có sữa rửa mặt mới có độ pH mà sản phẩm dưỡng da nào bạn cũng nên biết được đại khái nó có thuộc tính gì. Ngầu hơn nữa, đi đến bước tự cân bằng độ pH cho dạ dựa trên những sản phẩm này. Hôm nay mình xem đặc tính pH của các làn da nhé.
Da khỏe mạnh: 5.5
Da khô: độ kiềm cao, pH cao
• Cảm thấy da căng khó chịu và khô sau khi rửa mặt. • Dưỡng ẩm hơn một lần một ngày là cần thiết. • Da có mảng tróc bong ra. • Da trông xỉn màu với nếp nhăn. • Có cảm giác châm chích và nóng rát sau khi bôi các các sản phẩm. • Da hiếm khi thấy mịn hoặc căng bóng
Da dầu: độ axit cao, pH thấp. Những làn da bị mụn mãn tính, ửng đỏ, kích ứng mạnh thường có độ pH rất rất thấp (bệnh Eczema và Rosacea)
• Cảm thấy da nhờn sau khi rửa mặt. • Dùng kem dưỡng ẩm cảm thấy quá nhờn. • Da phản ứng và nhạy cảm với các sản phẩm. • Da dễ bị mụn. • Da trông đỏ và cảm thấy bị kích ứng
Hầu hết vấn đề về da xảy ra khi độ pH không được cân bằng như chế độ ăn uống không có lợi, stress, cách sống, hút thuốc, uống rượu, ít vận động, phơi nắng qúa nhiều, không chăm sóc da và không uống đủ nước. Trong đó, THỨC ĂN ảnh hưởng rất lớn nhé. Tiêu thụ các loại thực phẩm như táo, cam, quýt, mâm xôi và cà chua tự nhiên có thể hỗ trợ trong việc giữ cân bằng pH da
Hỏi: Quy tắc cân bằng pH cho da?
[sociallocker id=3487]
Đầu tiên nói 1 chút về lớp màng bảo vệ cho da nhé. Nó tên là Acid mantle. Nghe tên là thấy độ pH thấp rồi. Nhiệm vụ của nó là nằm ở lớp ngoại bì, lớp da đầu tiên luôn ấy, sản xuất ra mồ hôi và dầu trên mũi, nhằm bảo vệ da khỏi vi khuẩn xâm nhập. Nhiều chất gây ô nhiễm như hóa chất trong không khí và vi khuẩn trong tự nhiên có hại thường có tính kiềm, có nghĩa pH cao hơn 7. Khi gặp lớp chắn axit này, chúng sẽ bị tiêu diệt.
Đó là lý do vì sao khi bạn dùng quá nhiều kiềm thì lớp màng này bị trung hòa, và sẽ mỏng đi, yếu đi. Kết cục là da bạn bị khô và yếu, càng dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây breakout hơn. Đây cũng là lý do Leta tẩy trang hàng ngày bằng dầu dừa (có tính axit đó nha) và rửa lại bằng xà phòng handmade dành cho mặt để nó trung hòa vừa đủ mà vẫn sạch
Sữa rửa mặt: nên có độ pH từ 5.5-6.5. Có Citric acid thì tốt.
Toner: bạn này đang dùng sữa rửa mặt kiềm cao thì nhất định phải có nước hoa hồng, em này là chỉnh cho chuẩn pHh của bạn đó. Tuy nhiên, hạn chế dùng srm có pH cao nhé, đổi pH đột ngột da chịu không nổi đâu.
Kem dưỡng ẩm nên có pH thấp hơn: 3 – 5
Tẩy tế bào: pH từ 2-3
Phù phù. Lần nào viết xong 1 bài về dưỡng da cũng tốn hao tinh lực hết. Sắp tới chắc sẽ nhiều review hơn cho đỡ cực. Còn 1 bài về những chất cơ bản cần biết trong mỹ phẩm đặc trị nữa là xong.
[/sociallocker]
Kiến thức là sức mạnh. Nhà mình nhớ xem nhé.