Chất gây ô nhiễm là gì?
Không khí ô nhiễm thường chứa các hạt chất rắn siêu nhỏ (PMs), khí nitrogen dioxide (NO2), hợp chất hữu cơ độc hại bay hơi (VOC) và nhóm hơn 100 hóa chất sinh ra từ việc đốt than, dầu, xăng, thùng rác, thuốc lá có thể gây ra ung thư (PAHs).
Các nghiên cứu của Giáo sư Jean Krutmann ở Viện nghiên cứu Leibniz Research Institute thuộc Hiệp hội Environmental Medicine ở Đức cho kết quả, các hợp chất trên chính là nguyên nhân làm da lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư.
Một nghiên cứu cho rằng tiếp xúc lâu dài với các chất có liên quan đến khí thải giao thông và khí nitơ có thể liên quan đến sự phát triển của tàn nhang trên khuôn mặt, hoặc các đốm nâu trên các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến cả da khỏe mạnh và da bị tổn thương, và những người có da nhạy cảm được cho là dễ bị tổn thương hơn. Những bệnh nhân chàm (eczema) cũng có thể là nạn nhân của ô nhiễm không khí và khói thuốc.
Chất gây ô nhiễm được cho là gây ra một số vấn đề cụ thể liên quan đến da, bao gồm:
• Tăng sắc tố
• Viêm
• Suy thoái collagen
• Sự phân hủy Elastin
Các sản phẩm chống ô nhiễm giúp ngăn chặn các triệu chứng này bằng các thành phần như chất chống oxy hoá và các chất hữu ích khác. Các nhà khoa học đã gợi ý rằng các sản phẩm mỹ phẩm có thể bảo vệ da khỏi thiệt hại gây ra do ô nhiễm không khí.
Làm thế nào mỹ phẩm có thể là chất chống ô nhiễm?
Các sản phẩm chăm sóc da chống ô nhiễm được cho là giúp ngăn chặn các triệu chứng này bằng các thành phần như chất chống oxy hoá và các chất hữu ích khác. Chúng đã được phát triển thành tất cả các loại mỹ phẩm, từ dạng phun sương, gel, chiết xuất, xà phòng, sản phẩm make up và nhiều hơn nữa.
Một sản phẩm “chống ô nhiễm” cho thấy sản phẩm có thể giúp chống lại tia tử ngoại, không khí bẩn và các chất ô nhiễm khác. Các sản phẩm có một hỗn hợp các thành phần có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ của làn da với phần lớn những chất bẩn xung quanh.
Các sản phẩm sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật bảo vệ mô da chống lại quá trình oxy hóa. Hóa chất thực vật trong mỹ phẩm không phải là mới, nhưng chưa bao giờ hạ nhiệt vì vì tác dụng phục hồi làn da hiệu quả, đặc biệt là da nhạy cảm.
Một số thành phần hữu cơ thường được sử dụng:
Chiết xuất hạt nho, Hesperidin (tìm thấy trong trái cây có múi), Chiết xuất Ginkgo: là chất chống oxy hoá, giúp bảo vệ da chống lại các chất ô nhiễm.
Chiết xuất Yerba Maté và Tocopheryl Acetate: thường được biết đến như là một loại cây ăn quả và vitamin E kết hợp; hoạt động chống oxy hoá có thể giúp bảo vệ chống lại các chất ô nhiễm.
Protein lúa mì được thủy phân: thường được sử dụng làm chất làm sạch da.
Mannitol: sử dụng làm chất làm ẩm.
Glycogen: sử dụng làm chất dưỡng da.
Chiết xuất từ nấm men: sử dụng trong điều trị da.
Chiết xuất nhân sâm: sử dụng trong bảo vệ da và làm thuốc bổ.
Chiết xuất Linden: sử dụng làm chất làm sạch da, làm dịu và làm mới.
Calcium Pantothenate: kết hợp trong hợp chất chống ô nhiễm được sử dụng trong một số mỹ phẩm.
Chiết xuất hạt dẻ: sử dụng làm chất làm sạch da.
Biotin: sử dụng làm chất làm sạch da.
Các sản phẩm chống ô nhiễm cho làn da đang trở thành xu hướng khắp thế giới
Vì các sản phẩm chống ô nhiễm mới xuất hiện, các công ty mỹ phẩm hiện đang nghiên cứu những cách khác nhau để phát triển sản phẩm của họ.
Các công ty đang tìm kiếm phương pháp để tạo ra các sản phẩm giúp giảm tải tác hại ô nhiễm trên da. Họ cũng tập trung khôi phục và tăng cường chức năng bảo vệ da để giảm sự xâm nhập của chất ô nhiễm trong khi cải thiện sự đàn hồi của da.
Một ưu tiên nữa là gia tăng hoạt động chống oxy hoá của các các hoạt chất để giúp giảm viêm và sự xâm nhập của chất gây ô nhiễm. Bảo vệ da khỏi tia UV là một mục tiêu chung.
Các sản phẩm chống ô nhiễm đang gia tăng, bởi vì rất nhiều người đang sống lối sống đô thị, chứa đầy các chất ô nhiễm xung quanh. Trong năm 2015, khoảng 28% sản phẩm làm đẹp mới tại thị trường châu Á Thái Bình Dương được bổ sung thêm thành phần chống ô nhiễm môi trường. Con số này tăng lên 38% vào năm 2016 và đến năm 2017 đã thật sự trở thành xu hướng dẫn đầu.
Nhu cầu về các sản phẩm chống ô nhiễm ngày càng tăng, với nhiều sản phẩm mỹ phẩm đa dạng, từ kem dưỡng da, chống nắng đến dầu gội, sữa rửa mặt…
Các nghiên cứu về các sản phẩm chống ô nhiễm đã cho thấy xu hướng này tăng nhanh ở Trung Quốc và Ấn Độ, 2 đất nước có mức độ ô nhiễm không khí cao. Tuy nhiên xu thế này không dừng lại ở bất kỳ khu vực nào mà lan rộng khắp thế giới. Chẳng hạn như khu vực Bờ Tây của Hoa Kỳ cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm không khí với sự thay đổi thời tiết nóng hơn bình thường.
Trang Phạm