Tăng mỡ máu làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Thay đổi chế độ ăn uống là phương pháp rất quan trọng giúp kiểm soát mỡ máu. Ngoài ra, việc sử dụng một số vị thuốc đông y cũng giúp kiểm soát tốt lượng mỡ máu.
Các thuốc đông y giảm mỡ máu có thể uống thay trà hay chế biến vào các món ăn hàng ngày. Một số vị thuốc nam thường dùng có tác dụng hạ mỡ máu như:
1. Giảo cổ lam – thuốc đông y giúp giảm mỡ máu
Giảo cổ lam có vị ngọt, đắng và tính hàn, không có độc. Một số tác dụng của giảo cổ lam bao gồm:
- Giúp hạ mỡ máu (hạ cả cholesterol và triglycerid) nên có tác dụng làm hạ máu nhiễm mỡ và giảm béo đặc biệt giảm mỡ bụng và mỡ đùi, làm giảm xơ vữa thành mạch và hạ huyết áp.
- Có tác dụng tăng lực giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phòng chống bệnh tật về lâu dài
- Ức chế sự hình thành và phát triển khối u, ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư.
- Tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan. Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
Cách sử dụng dùng 20g giảo cổ lam khô hãm với nước uống hàng ngày.
Chú ý: Kiêng kỵ những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chứng hư hàn không dùng.
2. Lá sen – thuốc đông y giúp giảm mỡ máu
Tên khác thường gọi là Hà Diệp, có vị hơi đắng, tính bình không có độc.
Công dụng của lá sen:
- Chữa say nắng.
- Giúp hạ mỡ máu, giảm cân.
- Cải thiện giấc ngủ giúp ngủ ngon hơn.
- Hạ huyết áp, hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng huyết áp.
Cách sử dụng: Có thể dùng lá sen để nấu cháo hay phối hợp các vị thuốc khác pha trà uống mỗi ngày.
Chú ý khi sử dụng: Không dùng cho người huyết áp thấp.
3. Nấm linh chi – thuốc đông y giúp giảm mỡ máu
Đây là vị thuốc quý có nhiều tác dụng đối với cơ thể. Nấm linh chi có vị đắng tính hàn. Một số công hiệu tuyệt vời của nấm linh chi đối với cơ thể như:
- Tác dụng ổn định huyết áp: Giúp bình ổn huyết áp, đặc biệt trong các trường hợp huyết áp dao động lúc lên cao lúc xuống thấp.
- Làm giảm lượng cholesterol trong máu. Chống tình trạng thừa cân, béo phì.
- Giúp tăng cường hệ thần kinh, tăng trí nhớ, giảm đau đầu, giảm mệt mỏi.
- Điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm các triệu chứng do thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.
- Tác dụng ức chế các tế bào ung thư: Trong nấm linh chi có chất germanium ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Còn sản sinh ra các vitamin, chất khoáng, đạm cần thiết cho cơ thể.
- Làm sạch ruột, thúc đẩy tiêu hóa, chống rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.
- Thúc đẩy bài tiết insulin: Cải thiện tình trạng tăng đường huyết.
- Chậm quá trình oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch giúp ngăn ngừa các bệnh lý do vi sinh vật gây ra.
- Giúp tăng cường chức năng giải độc gan, ức chế virus viêm gan B. Nên có hiệu quả tốt với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Cách sử dụng: Dùng 6-12g nấu thay nước uống hàng ngày.
4. Rong biển
Rong biển có vị mặn tính hàn, đây là một thực phẩm phổ biến được dùng trong các bữa ăn. Không chỉ bổ dưỡng mà rong biển còn giúp cải thiện tình trạng mỡ máu. Giúp hạ cholesterol và triglycerid, từ đó giúp phòng chống bệnh cao huyết áp, bệnh lý tim mạch.
Không những thế người ta nhận thấy lượng calo trong rong biển thấp, nhưng lại cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Rong biển có thể chế biến nhiều món ăn như canh, món xào, món hấp…
5. Yến mạch
Yến mạch là một loại ngũ cốc họ lúa, được dùng phổ biến. Trong yến mạch có chứa 66 % carbohydrate, 11,2 % protein, 9,2 % chất béo, 7,1% chất xơ và các thành phần khác như natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium, các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5%. Yến mạch có tính ấm vị ngọt, có tác dụng giảm mỡ máu, hạ đường huyết.
Yến mạch giúp giảm tổng hợp cholesterol, triglyceride. Do có lượng chất xơ cao nên khi ăn yến mạch sẽ giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy sự bài tiết chất béo.
Kiên trì sử dụng yến mạch cho bữa sáng giúp giảm mỡ máu. Có thể dùng yến mạch nấu cháo hay các sản phẩm khác như bánh.
Kiêng kỵ: Người yếu, đi ngoài phân lỏng và phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng.
6. Hà thủ ô – thuốc đông y giúp giảm mỡ máu
Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là giao đằng, dạ hợp…, Hà thủ ô đỏ có vị đắng, ngọt và tính ấm
Một số tác dụng của hà thủ ô đỏ:
- Bồi bổ cơ thể, trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
- Bổ huyết, khỏe gân cốt.
- Dùng lâu tăng tuổi thọ, làm đen râu tóc.
- Với phụ nữ, hà thủ ô còn được dùng để chữa các bệnh lý sau đẻ, trị xích bạch đới.
- Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh trong thử nghiệm lâm sàng.
Liều lượng: Dùng mỗi ngày từ 12-20g hà thủ ô chế, dạng thuốc sắc hoặc tán bột.
7. Sơn tra
Sơn tra hay còn gọi là bắc sơn tra, nam sơn tra. Trong 100g sơn tra có 73g nước, 0,5g protein, 0,6g chất béo, 22g đường, 52mg canxi, 24mg phốt-pho, 0,9 mg sắt và các vitamin khoáng chất khác như kẽm, vitamin B1, B2, PP và Vitamin C.
Sơn tra có vị chua tính ấm, có tác dụng nhuận tràng, tiêu thực, hạ áp và giảm mỡ máu.
Sơn tra có thể ăn trực tiếp hoặc pha trà để uống.
Sơn tra có vị chua nên những người bị bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích không nên dùng nhiều. Nên ăn sau khi ăn để tránh kích thích tăng tiết dịch vị.
8. Thảo quyết minh
Tên gọi khác hạt muồng, bộ phận dùng là hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh.
Thảo quyết minh có vị mặn, tính bình có tác dụng thanh can, làm sáng mắt, giúp nhuận tràng, thông tiện. Trị chứng táo bón, mắt đỏ, ngoài ra nghiên cứu thấy rằng thảo quyết minh có thể khống chế sự tăng cholesterol và triglycerid máu.
Cách sử dụng lấy khoảng 20-30g thảo quyết minh sắc uống thay nước khoảng 1 tháng.
Kiêng kỵ: Người bị ỉa chảy không dùng, người huyết áp thấp thận trọng khi dùng.
Kết hợp với chế độ ăn uống và sử dụng thêm một số loại thuốc từ thảo dược giúp kiểm soát tốt mỡ máu. Nên kiên trì sử dụng để có tác dụng tốt hơn.
Nguồn tài liệu tham khảo: thuốc nam Nguyễn Kiều https://thuocnamnguyenkieu.com/
Tags: bệnh dạ dày, bệnh viêm gan, mỡ máu, rối loạn tiêu hóa, viêm gan b