Ngành kinh doanh mỹ phẩm đang phát triển với tốc độ chóng mặt không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Với nhu cầu thị trường lớn như vậy, bạn cần biết nắm bắt thời cơ để kinh doanh làm giàu cho mình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể kinh doanh mỹ phẩm thành công vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông qua bài viết dưới đây, PosApp sẽ chia sẻ cho bạn top 10 bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả nhất.
1/ Những sai lầm khi kinh doanh mỹ phẩm
1.1/ Không hiểu rõ nguồn lực của mình khi kinh doanh mỹ phẩm
Rất nhiều người muốn kinh doanh mỹ phẩm nhưng không rõ nguồn lực của mình và hiểu sai về vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh không chỉ là tiền mà nó còn kết hợp bởi nhiều yếu tố khác. Cụ thể:
Nguồn lực kinh doanh (Vốn) = Kiến thức mỹ phẩm + Kỹ năng bán hàng + Thương hiệu cá nhân + Tiền vốn
- + Kiến thức mỹ phẩm: Là những gì bạn biết về mỹ phẩm như tên sản phẩm, giá tiền, công dụng, nơi sản xuất,… Với kiến thức mỹ phẩm vững bạn có thể dễ dàng tư vấn sản phẩm và chăm sóc khách hàng của bạn chu đáo hơn, khách hàng sẽ tin tưởng hơn và tiếp tục mua hàng tại cửa hàng mỹ phẩm của bạn.
- + Kỹ năng bán hàng: Kỹ năng bán hàng là khả năng bạn thuyết phục khách hàng mua mỹ phẩm shop mình. Kỹ năng bán hàng tốt sẽ giúp bạn dễ dàng bán được nhiều hàng. Đây cũng là nguồn lực kinh doanh tốt nhất giúp bạn nhanh chóng thu hồi tiền vốn.
- + Thương hiệu cá nhân: Việc xây dựng thương hiệu cá nhân uy tín, tạo thiện cảm tốt cho khách hàng thật sự không dễ. Nhưng nếu bạn đã có thương hiệu cá nhân riêng thì việc kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, bạn không sợ thất bại.
- + Tiền vốn: Tất nhiên tiền vốn là yếu tố quan trọng nhất. Không có vốn thì bạn khó có thể bắt đầu kinh doanh được. Trong phần tiếp theo, PosApp sẽ nói rõ hơn bạn nên chuẩn bị những gì và cần tiền vốn bao nhiêu.
1.2/ Chưa hiểu rõ các mô hình kinh doanh mỹ phẩm
Theo PosApp, có 5 mô hình kinh doanh mỹ phẩm bạn nên biết:
- + Bán thuần online
Nếu bạn là người mới tập tành kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm và tiền vốn kinh doanh còn ít ỏi thì bạn có thể bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm với một shop bán hàng online. Kinh doanh online không chỉ giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí mà còn giúp bạn dễ tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu cá nhân.
- + Kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm truyền thống
Loại hình này cần vốn nhiều hơn, nhưng độ uy tín và khả năng sinh lời cao. Tuy nhiên, rất nhiều shop mỹ phẩm offline truyền thống đang khó khăn thậm chí phá sản vì những năm gần đây, dịch bệnh covid hoành hành. Bạn nên cân nhắc khi mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm offline trong thời gian này.
- + Kết hợp mở shop mỹ phẩm online và offline
Mô hình kinh doanh này đơn giản là shop mỹ phẩm vừa có cửa hàng bán thực tế lại vừa phát triển kênh bán online. Với shop offline bạn có thể tăng niềm tin cho khách, khách hàng có thể đến xem và test mỹ phẩm thực tế. Với kênh online: Bạn có thể quảng bá thương hiệu nhanh và hiệu quả đến người dùng. Càng nhiều người biết đến thương hiệu của bạn sẽ giúp bạn tăng doanh thu bán hàng.
- + Cơ sở phân phối mỹ phẩm
Hiểu đơn giản thì bạn là người cung cấp sỉ các mặt hàng mỹ phẩm. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này chỉ phù hợp với người đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm và tiền vốn bán hàng.
2/ Kinh nghiệm bán mỹ phẩm thành công
2.1/ Học hỏi kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm từ nhiều nguồn
Muốn mở cửa hàng mỹ phẩm và kinh doanh hiệu quả, chúng ta cần phải có kinh nghiệm. Nhưng đây là lần đầu tiên bạn mở cửa hàng, vậy kinh nghiệm ở đâu ra? Câu trả lời rất đơn giản, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước.
Bạn có thể lên Google, tìm thông tin về các hãng mỹ phẩm lớn, xem họ đã bắt đầu kinh doanh từ đâu? Có những vấp ngã nào? Điều gì giúp họ thành công?
Tiếp đến, để có những trải nghiệm thực tế hơn, bạn hãy đến một vài cửa hàng mỹ phẩm đắt khách nhất trong khu vực, trải nghiệm dịch vụ cũng như giá thành sản phẩm của họ để có thêm kinh nghiệm cho mình.
Tuy nhiên, 2 cách trên chỉ giúp bạn thu thập thông tin một cách bao quát. Để “học” được nhiều hơn, cách tốt nhất là xin vào làm việc ở một công ty/ cửa hàng mỹ phẩm thành công và tìm hiểu xem:
- + Chiến lược kinh doanh của họ là gì?
- + Họ nhắm mục tiêu khách hàng như thế nào?
- + Họ nhập hàng từ đâu?
- + Xử lý đơn hàng ra sao?
- + Có sử dụng công cụ hỗ trợ nào không? (Phần mềm bán hàng, website, phần mềm quản lý kho…)
- + Quy trình bán hàng có gì đặc biệt?
- + Trưng bày sản phẩm thế nào
- …
Hãy học hỏi tất cả những gì có thể. Những kiến thức này sẽ là nền tảng để bạn áp dụng cho công việc kinh doanh sau này.
2.2/ Lập bản kế hoạch bán mỹ phẩm chi tiết
Rất nhiều cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm phải ngậm ngùi đóng cửa sau vài tháng bắt đầu kinh doanh vì thiếu một bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm. Vậy nên để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công đòi hỏi bạn phải lập nên một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp.
Bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng chứng minh sự hiểu biết của bạn về mô hình kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm. Thông thường, một bản kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm bao gồm:
- + Sứ mệnh tầm nhìn của cửa hàng
- + Thị trường mục tiêu, chân dung khách hàng
- + Ngân sách
- + Mục tiêu (doanh số, nhân viên, cửa hàng…) năm thứ nhất, thứ 2…
- + Phân tích đối thủ cạnh tranh
- + Kế hoạch marketing
- + Kế hoạch mở rộng quy mô cửa hàng
- …
Xem thêm: Ngày vía thần tài cúng gì? Cách chuẩn bị mâm cúng ngày vía thần tài
2.3/ Xem xét tiềm năng lợi nhuận khi mở shop mỹ phẩm
Nếu mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, mỗi tháng bạn có thể thu về mức lợi nhuận bao nhiêu? Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có mức chi phí vận hành khác nhau dẫn đến mức lợi nhuận cũng khác nhau. Bạn hãy liệt kê, tính toán các khoản chi phí bạn phải trả khi cửa hàng đi vào hoạt động như tiền lương nhân viên, chi phí quảng cáo, chi phí mặt bằng, điện nước,… từ đó ước tính khoản lợi nhuận có thể thu được.
2.4/ Nguồn nhập sỉ mỹ phẩm chuẩn
Nhiều người khi mới bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm luôn lo lắng không biết lấy hàng mỹ phẩm ở đâu. Nơi nào vừa có giá nhập tốt vừa là sản phẩm chính hãng có nguồn gốc rõ ràng. Dưới đây là một số gợi ý về nguồn nhập mỹ phẩm khi kinh doanh:
• Lấy lại ở các shop bán sỉ: Hiện tại có rất nhiều shop bán sỉ lớn và nhỏ để bạn nhập mỹ phẩm về kinh doanh. Có thể tìm địa chỉ online trên các web của shop, mạng xã hội hoặc đến từng địa chỉ shop bán hàng để hỏi. Điều này có một ưu điểm là bạn có thể nhập hàng từ các shop này và dễ dàng nhập mỹ phẩm về kinh doanh. Điều này có một ưu điểm là bạn có thể nhập hàng với số lượng nhỏ để biết nhu cầu thị trường như thế nào, rồi mới có hướng để hoạch định chiến lược kinh doanh, chú trọng các sản phẩm hot, được quan tâm nhiều rồi mới quyết định lấy hàng.
• Nhập từ các web có các gian hàng bán sỉ: Ví dụ: Nhập ở Thitruongsi.com. Tuy nhiên, cần tìm hiểu cẩn thận về shop cung cấp và chất lượng sản phẩm của shop đó. Vì các gian hàng ở đây chỉ cần trả tiền thì sẽ được đăng hình sản phẩm để rao bán, chứ không kiểm kê chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc nhập hàng từ các shop bán sỉ và các web có gian hàng bán sỉ này sẽ có giá khá cao, bạn khó có thể cạnh tranh giá được với thị trường buôn bán khốc liệt bên ngoài.
• Làm đại lý cho các công ty mỹ phẩm nước ngoài: Hiện tại có rất nhiều công ty nước ngoài phân phối mỹ phẩm về Việt Nam. Bạn có thể đăng ký làm đại lý bán lẻ cho các công ty nước ngoài này. Như thế bạn sẽ có giá tốt nhất có thể. Bạn nên vào trang web của hãng mỹ phẩm bạn muốn nhập về bán và liên hệ theo email hoặc số điện thoại liên lạc của hãng mỹ phẩm đó. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể làm đại lý nếu lấy nhiều hàng với số lượng ổn định. Vì vậy, lời khuyên là khi bạn có số vốn lớn với quy mô kinh doanh lớn thì mới sử dụng cách này chứ không phải quy mô nhỏ lẻ.
• Đặt hàng từ nước ngoài: Mỹ phẩm xách tay giờ chắc không còn lạ lùng gì đối với người dân Việt Nam nữa. Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân ra nước ngoài thì việc nhập hàng xách tay từ nước ngoài về bán quá là hợp lý rồi.
• Tự làm mỹ phẩm Handmade: Xu hướng khách hàng hiện tại không tin tưởng mỹ phẩm sản xuất từ các công ty vì sợ làm bằng hóa chất, ảnh hưởng đến da và môi. Làm mỹ phẩm Handmade cũng không khó lắm, chỉ là cần có thời gian nghiên cứu và kỳ công. Bạn có thể lên mạng tìm kiếm công thức và tự tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Xem thêm: Shop mỹ phẩm Beauty Cam Cam trải nghiệm bán hàng cùng PosApp
2.5/ Vốn kinh doanh mỹ phẩm
Để mở một cửa hàng mỹ phẩm trước tiên bạn cần xác định nguồn vốn đầu tư mình đang có. Với một cửa hàng thông thường sẽ cần từ 100-150 triệu để hoàn thiện một cửa hàng kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm. Số vốn đầu tư còn tùy thuộc rất nhiều vào hình thức kinh doanh, hàng hóa nhập, thị trường tiêu thụ.
• Tiền thuê mặt bằng
Nếu bạn thuê một mặt bằng kinh doanh mỹ phẩm đủ rộng để hoạt động thì bạn nên lựa chọn mặt bằng có diện tích ít nhất 30m2 để mang lại không gian trưng bày, tư vấn thoải mái cho khách hàng. Lựa chọn khu vực đông dân cư, đường lớn để tối ưu khả năng tiếp thị. Nhiều chủ nhà sẽ yêu cầu bạn thanh toán tiền nhà trước 3 tháng, 6 tháng, tiền cọc vì vậy chi phí thuê mặt bằng là vô cùng lớn trong tổng số vốn đầu tư ban đầu.
• Tiền trang trí, dụng cụ, tủ đồ đựng mỹ phẩm
Lắp đặt hệ thống cửa hàng mỹ phẩm bao gồm thiết bị trưng bày hàng hóa, kệ tủ kính, hệ thống trưng bày chuyên nghiệp dành riêng cho các loại mỹ phẩm khác nhau.
Tùy thuộc vào số lượng hàng hóa, mặt hàng, chủng loại bạn kinh doanh mà số vốn đầu tư vào các trang thiết bị sẽ khác nhau. Với các mỹ phẩm high end bắt buộc phải lắp đặt các tủ đồ bằng mặt kính kín để đảm bảo tính an toàn trong trường hợp quá nhiều khách hàng và không thể kiểm soát được nếu không có đủ nhân viên.
• Tiền nhập mỹ phẩm về đợt đầu, và những mẫu mới nhập về các đợt sau
Chi phí để nhập hàng hóa ban đầu cũng vô cùng lớn khi mà hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm có rất nhiều loại, nhiều thương hiệu khác nhau. Đặc biệt có nhiều thương hiệu có giá thành cao đến rất cao. Để đảm bảo phục vụ được nhiều khách hàng nhất các chủ đầu tư thường phải cố gắng để nhập nhiều mẫu sản phẩm nhất có thể.
Chi phí hàng hóa không chỉ là mua hàng hóa đầu tiên mà còn cần phải chú ý đến các khoảng vốn nhập hàng hóa sau này đợt 2, đợt 3. Trong trường hợp có nhiều sản phẩm hàng hóa bán chậm, hết hạn bạn cũng cần phải có số vốn dự trù để nhập các sản phẩm khác về tiếp tục kinh doanh.
• Xem xét lượng tiền của mình bỏ ra thuê được bao lâu
Trong trường hợp kinh doanh không gặp thuận lợi bạn nên xác định khi mở một cửa hàng mỹ phẩm thì khả năng các tháng đầu tiên sẽ có ít hoặc không có khách. Vì vậy số vốn dự trù cần được bảo đảm để đủ chi trả cho các khoản thuê nhà, tiền điện nước, nhân viên.
2.6/ Nên mở cửa hàng hay kinh doanh mỹ phẩm online?
Nên mở cửa hàng hay kinh doanh mỹ phẩm online là câu hỏi mà bất cứ ai chuẩn bị kinh doanh cũng đặt ra. Không khó để trả lời câu hỏi ấy nếu bạn xác định được mục tiêu, định hướng kinh doanh lâu dài. Nếu vốn ít, kinh doanh online sẽ là lựa chọn an toàn hơn cả. Nhưng để phát triển dài lâu, trong tay đã có nguồn vốn cố định thì việc mở cửa hàng mỹ phẩm sẽ là cơ sở để bạn phát triển kinh doanh nhanh hơn, nhiều khách hàng hơn.
Mở cửa hàng mỹ phẩm:
+ Khách hàng có lòng tin hơn khi mình có cơ sở bán hàng
+ Có thể kinh doanh online song song cửa hàng, không bỏ lỡ bất kỳ kênh bán hàng nào
+ Có thể tiếp cận được những khách hàng không có thói quen mua sắm trực tuyến
Kinh doanh online mỹ phẩm:
+ Có thể bán hàng trên nhiều kênh online nhưng không tiếp cận được các khách hàng ở kênh truyền thống
+ Nhiều khách hàng chưa có lòng tin với shop online do chưa tạo dựng được thương hiệu uy tín
Xem thêm: 16 Chiến lược Marketing cho cửa hàng mỹ phẩm
2.7/ Kinh doanh mỹ phẩm Hàn Quốc
Thị trường mỹ phẩm hiện nay có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Chúng đến từ nhiều nước trên thế giới khác nhau như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… Tuy nhiên, hiện nay mỹ phẩm Hàn Quốc đang được nhiều người Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Hãy cùng xem những lý do vì sao loại mỹ phẩm này được ưa chuộng nhiều như vậy.
• Giá cả hợp lý
Mỹ phẩm của Hàn Quốc có rất nhiều loại khác nhau. Có cả những loại với giá cao và giá thấp mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Những mỹ phẩm giá rẻ vẫn đảm bảo sử dụng tốt. Đây chính là lý do vì sao loại sản phẩm này được lựa chọn. Nó đánh đúng vào tâm lý của người dân, đặc biệt là các bạn trẻ với mong muốn sử dụng đồ chất lượng mà giá rẻ. Chỉ với một triệu đồng, bạn có thể mua cả bộ mỹ phẩm Hàn Quốc chất lượng. Trong khi với số tiền này, bạn chỉ có thể mua được vài thỏi son cao cấp của Mỹ hoặc của các quốc gia khác. Giá cả hợp lý giúp mỹ phẩm xứ kim chi ngày càng được nhiều người tại Việt Nam và các nước trên thế giới yêu thích. Đối tượng mua nhiều nhất đó là học sinh, sinh viên.
• Mẫu mã đẹp
Do hướng tới đối tượng là những người trẻ nên mẫu mã bên ngoài của lọ mỹ phẩm thường được thiết kế rất đa dạng, sáng tạo. Đặc biệt là các bạn gái gần như không thể cưỡng lại được sức hút từ một hộp phấn màu hồng với các hình ảnh công chúa hoặc những thỏi son hình mèo nhí nhảnh. Với việc thiết kế mẫu mã như vậy cũng khiến khi trang điểm trở nên thú vị hơn rất nhiều lần. Còn mỹ phẩm của Mỹ thì thường một màu, sang trọng khiến nhiều bạn trẻ khi dùng dễ bị nhàm chán.
• Luôn dẫn đầu xu hướng
Khi nói đến mỹ phẩm thì chúng ta không thể không nói đến Hàn Quốc. Đây luôn là nơi dẫn đầu các xu hướng mỹ phẩm trên thế giới. Nếu các hãng mỹ phẩm không quảng cáo thật nhiều thì chắc hẳn giờ này nhiều loại cũng chưa trở thành cơn sốt tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhiều loại mỹ phẩm Hàn Quốc được làm ra và trở thành xu hướng. Hiện nay các loại mỹ phẩm đang được nhiều bạn trẻ thích thú đó là phấn nước, son xăm,… cũng do ngành công nghiệp mỹ phẩm của Hàn Quốc tạo ra.
• Ảnh hưởng của các idol
Quảng cáo là cách tốt nhất để kích thích mọi người biết và mua hàng. Phải nói các thương hiệu Hàn Quốc rất biết cách đánh vào tâm lý của người mua. Nhờ làn sóng Hallyu đang lan rộng ra toàn thế giới, họ thường sử dụng các ngôi sao hot nhất để làm hình ảnh đại diện cho sản phẩm của mình. Ai cũng muốn mình trở nên đẹp như các idol vì vậy mà chọn mua các sản phẩm đó. Ngay tại Việt Nam khi đi trên đường, hình ảnh các idol Hàn Quốc ở bất cứ nơi đâu của sao Hàn càng khiến giới trẻ trên thế giới tin tưởng hơn vào các loại mỹ phẩm.
• Làm làn da nhẹ dịu
Xu hướng trang điểm ở Hàn Quốc là trong trẻo, đẹp như công chúa. Chính vì thế các loại mỹ phẩm đều tự nhiên, dịu nhẹ với làn da. Mỗi khi nghĩ đến mỹ phẩm của Hàn Quốc, người ta đều nghĩ đến sự chất lượng, thân thiện với thiên nhiên. Đây cũng chính là điều làm nên thành công cho ngành công nghiệp làm đẹp ở đất nước này. Đặc biệt mỹ phẩm của Hàn Quốc rất phù hợp với các cô gái Á Đông như ở Việt Nam, Trung Quốc,…
2.8/ Mở shop mỹ phẩm online có cần đăng ký kinh doanh?
Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định đối tượng phải đăng ký với Bộ Công Thương là thương nhân/ doanh nghiệp thành lập website, sàn giao dịch thương mại điện tử, sàn đấu giá hoặc khuyến mại trực tuyến. Còn các cá nhân bán hàng online đơn thuần trên các website, trang mạng xã hội,…thì không cần đăng ký nhưng cần đảm bảo trách nhiệm theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Nghĩa vụ nộp thuế với mức doanh thu online hơn 100 triệu đồng/ năm
Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x 1%
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x 0,5%
Lệ phí môn bài
- + Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 01 triệu đồng/năm.
- + Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm.
- + Doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
3/ Các bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
3.1/ Xác định mặt hàng, sản phẩm cần bán
Đây là giai đoạn bạn cần phải cân nhắc ngay từ lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm. Buôn bán mỹ phẩm nào tốt? Nên kinh doanh mỹ phẩm gì có lời? Đó có thể là đồ make-up, son dưỡng, kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa rửa mặt,…
Trên thị trường hiện nay có vô vàn các thương hiệu mỹ phẩm trong và ngoài nước, tuy nhiên đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ ôm tất cả các loại thương hiệu này để bán mỹ phẩm nhé, nhất là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trước khi quyết định bán loại mặt hàng, thương hiệu mỹ phẩm nào, hãy thực hiện khảo sát tìm hiểu xu hướng làm đẹp chung, thị trường kinh doanh, các cửa hàng bán mỹ phẩm xung quanh khu vực bạn sẽ mở cửa hàng để có được bức tranh tổng quát. Từ đó bạn mới hình dung mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì, danh sách những sản phẩm nào sẽ là chủ đạo khai thác thị trường.
3.2/ Xác định đối tượng khách hàng
Không chỉ riêng kinh doanh mỹ phẩm mà khi lập kế hoạch kinh doanh cho bất cứ ngành hàng nào, điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó là đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ như thế nào, từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư cho phù hợp.
Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là doanh nhân hay nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn các hãng mỹ phẩm cao cấp để kinh doanh. Còn nếu đối tượng kinh doanh là học sinh, sinh viên thì bạn nên bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ.
Xem thêm: Các thiết bị bán hàng hỗ trợ kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả
3.3/ Chọn địa điểm kinh doanh mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp
Vị trí địa lý quyết định rất lớn đến sự thành công khi kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù là địa điểm ở đâu, bạn cũng nên chọn những khu vực có mật độ cư dân đông đúc, có thể là ngã ba, ngã tư trong trung tâm thành phố, đông người qua lại; đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng,…
Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ rằng, địa điểm cửa hàng mỹ phẩm chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phần lớn, khách hàng tìm đến cửa hàng mỹ phẩm của bạn bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
3.4/ Nghiên cứu và phân tích thị trường
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh, đồng thời nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Từ những số liệu đó, bạn có thể dự trù chi phí và lợi nhuận hàng tháng, thời điểm hòa vốn, phương thức quảng cáo hiệu quả.
3.5/ Đăng ký kinh doanh và hoàn thành các thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm băn khoăn.
Mở cửa hàng bán mỹ phẩm cần đăng ký kinh doanh. Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, và được bảo vệ bởi pháp luật, bạn cần đến cục quản lý đăng kí kinh doanh tại địa phương để hoàn thành thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ.
Chú ý khi đăng ký tên kinh doanh mỹ phẩm, hãy chọn tên ngắn gọn, dễ nhớ, phản ánh đúng lĩnh vực kinh doanh của cửa hàng là bán mỹ phẩm.
Ngoài ra, bạn nên liên hệ với các cơ quan thẩm quyền có liên quan tại địa phương để xin một số giấy phép kinh doanh, thủ tục liên quan như: mã số thuế, đăng ký thương hiệu cửa hàng mỹ phẩm,…
3.6/ Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm
Trước khi bắt đầu thiết kế cửa hàng, bạn phải biết cửa hàng mỹ phẩm của bạn đang hướng đến đối tượng khách hàng chính là những người trẻ, học sinh, sinh viên hay phụ nữ trung niên có nhiều vấn đề về lão hóa da.
Với những người trẻ, phong cách nổi bật, màu sắc trẻ trung và có gu riêng sẽ là một điểm cộng dành cho cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Nhưng đối với các khách hàng trung tuổi, màu sắc, thiết kế trang nhã sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn.
Thêm vào đó, hãy đảm bảo khu vực trước và trong cửa hàng mỹ phẩm luôn trong tình trạng sạch sẽ. Chẳng có khách hàng nào muốn đến một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm mà bừa bộn rác với thùng hàng carton đựng mỹ phẩm đâu.
3.7/ Thuê nhân viên bán hàng mỹ phẩm
Bạn là người quản lý và có thể không có mặt tại cửa hàng thường xuyên. Việc tuyển dụng nhân viên bán mỹ phẩm là một điều cần thiết. Số lượng nhân viên còn phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của cửa hàng mỹ phẩm của bạn.
Liên hệ Hotline: 1900 3016 ngay để biết thêm chi tiết
3.8/ Quảng cáo tiếp thị bán hàng
Vì cửa hàng mới mở, lượng khách chưa nhiều nên bạn cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng. Có nhiều hình thức quảng cáo như phát tờ rơi, PR, email marketing, quảng cáo trên Google và mạng xã hội,…
Tùy theo hình thức kinh doanh mà bạn lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp và có thể cạnh tranh được với đối thủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân để giới thiệu cửa hàng của mình, từ đó dần dần mở rộng tập khách hàng và phát triển kinh doanh.
Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để shop của bạn luôn duy trì phong độ mà không bị tụt lại phía sau.
3.9/ Mở rộng kinh doanh mỹ phẩm online đa kênh
Bán hàng đa kênh mới chính là giải pháp tuyệt vời nhất để mang sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng. Hiểu nôm na thì bán hàng đa kênh chính là mang sản phẩm của bạn từ kệ “lên mạng” – nơi có lượng người dùng khủng hiện nay.
Các kênh bán hàng bạn có thể gia nhập như Facebook, Zalo, Instagram, website bán hàng và các sàn thương mại điện tử đình đám hiện nay như Shopee, Tiki, Lazada,…
Hiện tại PosApp có hỗ trợ các chủ kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm tạo website bán hàng hoàn toàn miễn phí.
3.10/ Áp dụng công nghệ vào việc kinh doanh
Đã nói đến kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm thì không thể không nhắc đến phần mềm quản lý bán hàng. Một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp là điều kiện cần để bạn có thể bán và quản lý bán hàng tốt hơn, kể cả khi bạn kinh doanh mỹ phẩm online đa kênh, kinh doanh tại cửa hàng,…
Ngoài ra một phần mềm thông minh không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn cập nhật cho bạn xu hướng bán hàng mới nhất, chăm sóc khách hàng tự động, giữ chân khách hàng cũ, là công cụ giúp bạn cạnh tranh với vô vàn các đối thủ ngoài kia. PosApp.vn được biết đến là một giải pháp quản lý bán hàng chuyên nghiệp cho cửa hàng mỹ phẩm tốt nhất hiện nay trên thị trường.
Sau đây là một số tính năng nổi bật của phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm PosApp:
• Quản lý mỹ phẩm đơn giản: Quản lý mỹ phẩm theo mã màu, mã sản phẩm. Giúp tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng.
• Kiểm soát nhân viên chặt chẽ: Với cách quản lý truyền thống, khi có thất thoát, hao hụt hàng tồn kho hoặc hụt tiền thu trong ngày, bạn khó có thể truy xuất ngược dữ liệu để tìm xem nhân viên nào gây thất thoát trong cửa hàng. PosApp.vn là công cụ quản lý mạnh mẽ hỗ trợ phân quyền truy cập của nhân viên, tính toán lương, hoa hồng nhân viên. Giúp bạn đối soát, tìm ra ngay các sai sót hoặc gian lận của nhân viên và kịp thời xử lý.
• Bán hàng trên mọi thiết bị: Với PosApp.vn, bạn có thể sử dụng ứng dụng trên các thiết bị sẵn có như điện thoại di động, máy bàn cho đến các thiết bị chuyên dụng máy POS thu ngân, máy POS cầm tay nhỏ gọn.
• Hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối: Kết nối tới các phần cứng hỗ trợ bán hàng như máy in, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền,…
• Quản lý cửa hàng từ xa: Chủ cửa hàng mỹ phẩm có thể xem các báo cáo bán hàng, kho hàng chi tiết ngay trên điện thoại mà không cần phải có mặt trực tiếp ở cửa hàng.
• Chăm sóc khách hàng: Lưu trữ các thông tin của khách hàng như họ tên, số điện thoại để phục vụ cho các chương trình hậu mãi về sau.
• Tạo khuyến mãi dễ dàng: Dễ dàng khởi tạo và đo lường hiệu quả của các chương trình khuyến mãi cho các khách hàng thân thiết của cửa hàng mỹ phẩm.
Xem thông tin chi tiết tại: https://posapp.vn/phan-mem-quan-ly-cua-hang-my-pham
Bạn có thể trải nghiệm các tính năng của phần mềm PosApp dành cho cửa hàng mỹ phẩm miễn phí tại:
Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!