Làn da yếu mỏng là làn da rất nhạy cảm và dễ nổi mụn. Vì vậy mà việc nắm rõ cách chăm sóc làn da yếu mỏng là cách tốt nhất để phục hồi, bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương da.
1. Dấu hiệu làn da yếu mỏng là gì?
Một làn da yếu mỏng thường có một số dấu hiệu sau:
- Da thường xuyên ửng đỏ: Người sở hữu làn da yếu mỏng có xu hướng dễ ửng đỏ. Kể cả khi tiếp xúc với các tác nhân rất bình thường từ môi trường.
- Da mặt mỏng nổi gân máu: Đây là hiện tượng dễ dàng quan sát nhất ở những người da yếu mỏng. Mạch máu, gân xanh nổi lên và nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.
- Da dễ tổn thương: Ngay cả khi va chạm nhẹ, làn da mỏng yếu đã ngay lập tức bầm, tím.
- Khô ráp, ít chất béo dưới da: Lớp biểu bì của da không dày và lượng chất béo cũng ít hơn mức bình thường. Bên cạnh đó, da thường xuyên có cảm giác khô ráp khó chịu, nếu không dưỡng ẩm thường xuyên dễ xảy ra bong tróc, nứt nẻ.
2. Cách chăm sóc da yếu mỏng tại nhà
2.1. Quy trình chăm sóc da yếu mỏng
- Buổi sáng:
Rửa mặt >> Thoa nước hoa hồng>> Thoa kem dưỡng (có thể bỏ qua nếu bạn không làm việc ở môi trường máy lạnh)>> Bôi kem chống nắng >> Trang điểm nhẹ nhàng với các sản phẩm lành tính dành cho da nhạy cảm
Bạn cũng nên dùng thêm xịt khoáng, ngày từ 3-4 lần và nhớ uống thật nhiều nước để cung cấp thêm độ ẩm cho da.
- Buổi tối:
Tẩy trang > Rửa sữa rửa mặt >Tẩy tế bào chết > Đắp mặt nạ > Thoa nước hoa hồng > Thoa kem dưỡng ẩm.
Trong đó, cần chú ý các bước sau:
2.2. Rửa mặt
Đối với làn da yếu mỏng, bước rửa mặt giữ vai trò rất quan trọng. Bạn cần đặc biệt chú ý việc lựa chọn sữa rửa mặt, thời gian rửa mặt và thao tác rửa mặt.
- Lựa chọn sữa rửa mặt dành riêng cho da yếu mỏng, da nhạy cảm. Chọn loại không làm bít lỗ chân lông, không chứa hoạt chất xà phòng, không chứa chất kiềm vì chúng sẽ làm khô da.
- Rửa mặt 2 lần/ ngày để giữ cho lỗ chân lông trên bề mặt da luôn sạch và khô thoáng.
- Không chà xát quá mạnh, massage da theo những chuyển động tròn một cách nhẹ nhàng với lực tay vừa đủ, tránh tình trạng chà quá mạnh để loại sạch lớp trang điểm hoặc bụi bẩn.
Sau khi rửa mặt xong, nếu da quá nhạy cảm, kể cả với nước, hãy nhẹ sử dụng khăn giấy mềm hoặc 1 miếng vải bông nhẹ nhàng làm sạch da mặt. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau đó để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.3. Tẩy tế bào chết cho da yếu mỏng
Tẩy tế bào chết mặc dù giúp làm sạch các tế bào chết trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông nhưng nó cũng tạo ra ma sát khiến tổn thương trên bề mặt làn da trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy mà với làn da yếu mỏng, nên hạn chế tẩy tế bào chết bằng phương pháp hóa học mà thay vào đó, bạn có có thể làm sạch da bằng một số cách sau:
- Rửa mặt sơ qua bằng nước ấm.
- Xông hơi da mặt để giãn nở các lỗ chân lông.
- Sử dụng nước muối ấm – loãng để làm sạch da một lần nữa. Nước muối có tác dụng chống viêm giúp ngăn ngừa tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.
- Lau mặt nhẹ nhàng bằng khăn lạnh.
2.4. Đắp mặt
Làn da yếu mỏng thường rất dễ bị dị ứng, ngay cả khi đắp mặt nạ thiên nhiên lành tính. Tuy nhiên việc đắp mặt nạ lại là bước đơn giản mà hiệu quả để tăng cường sức khỏe cho làn da yếu mỏng.
Vì vậy, các chuyên gia da liễu khuyên các chị em sở hữu làn da yếu mỏng nên tham khảo các tip nhỏ sau:
- Thử trước hỗn hợp mặt nạ trên một vùng da nhỏ ở chân, tay, sau đó nếu phản ứng bình thường thì tiến hành đắp mặt.
- Nên dùng các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, dưa chuột, bơ, lô hội,… bởi thành phần an toàn và lành tính.
- Hạn chế sử dụng chanh, cam hoặc những nguyên liệu khác có tính axit để tránh bào mòn da mặt mỏng hơn.
- Tần suất phù hợp nhất để đắp mặt nạ cho làn da mỏng yếu là 1 – 2 lần mỗi tuần. Tránh đắp quá thường xuyên sẽ phản tác dụng và gây hại cho da.
2.5. Sử dụng kem chống nắng phù hợp
Làn da yếu mỏng thường dễ nhạy cảm và kích ứng dưới tác động của ánh nắng mặt trời hơn da thường.
Vì vậy hãy dùng kem chống nắng với chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn để bảo vệ các tế bào da khỏi sự tấn công của tia cực tím. Tốt hơn hết bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm chứa các thành phần như oxit kẽm, titanium dioxide. Loại kem này ít gây kích ứng da hơn kem chống nắng hóa học chứa oxybenzone, octocrylene và octinoxate.
Các bài viết về chăm sóc da bạn có thể đọc thêm
- Những loại thực phẩm không tốt cho da bạn nên bổ sung hàng ngày
- Những loại thực phẩm không tốt cho da bạn cần hạn chế