Mụn đầu đen nếu không được xử lý đúng cách rất dễ phát triển thành mụn mủ và mụn bọc, khiến da mặt sần sùi, mất thẩm mỹ. Một quy trình chăm sóc da mụn đầu đen hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết khuyết điểm này, giúp làn da khỏe mạnh mịn màng.
05/11/2020 | Quy trình chăm sóc da khô giúp làn da căng bóng, tươi trẻ 05/11/2020 | Mách nhỏ các bước chăm sóc da buổi tối đúng chuẩn như spa 03/11/2020 | 7 bước chăm sóc da cơ bản bạn nữ nào cũng có thể làm được
1. Điểm danh nguyên nhân chính hình thành mụn đầu đen
mụn đầu đen là những mụn hình thành do dầu thừa, da chết tích tụ trong lỗ chân lông gây bít tắc. Mụn không có lớp da đóng bên trên nên nó tiếp xúc trực tiếp với không khí, oxy hóa chuyển thành màu đen nên được gọi là mụn đầu đen. Mụn đầu đen có thể xuất hiện trên mặt và một số vùng da khác như cổ, ngực, lưng, vai, cánh tay,…
Mụn đầu đen thường xuất hiện ở vùng da mũi
Ở vùng mặt, mũi là nơi bị mụn đầu đen nhiều nhất bởi ở đây tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất, dễ bám bụi bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, các bước chăm sóc da và làm sạch thường khó làm sạch tốt vùng da mũi. Ngoài ra, các vùng da chữ T khác cũng dễ bị mụn đầu đen hơn vùng da còn lại.
Mụn đầu đen có nguyên nhân chính là:
1.1. Sự hoạt động quá mạnh của tuyến bã nhờn
Nhờn tiết nhiều và việc làm sạch không được thực hiện tốt sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, cuốn cùng tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn thành mụn khô cứng.
1.2. Da không đủ ẩm do không uống đủ nước
Nước có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể để làn da tươi tắn, sạch sẽ. Vì thế nếu không bổ sung đủ nước, không những xuất hiện nhiều mụn đầu đen mà da còn gặp phải nhiều vấn đề khác như thô ráp, khô, nhăn nheo,…
Uống không đủ nước khiến da dễ bị mụn hơn
1.3. Do lối sống không khoa học
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nội tiết; không vệ sinh da sạch sẽ nhất là trong môi trường nóng ẩm, tiết mồ hôi nhiều,… đều là những nguyên nhân dẫn tới mụn đầu đen.
1.4. Tác dụng phụ của thuốc hoặc sản phẩm dưỡng da
Mụn đầu đen hình thành có thể do tác dụng phụ của thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai chứa androgen hoặc mỹ phẩm chứa corticoid, lithium,… Để hạn chế nguy cơ, hãy sử dụng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ.
Xác định được nguyên nhân gây mụn đầu đen là cần thiết để loại bỏ, hạn chế hình thành mụn và điều trị hiệu quả hơn.
2. Chăm sóc da mụn đầu đen tại nhà siêu đơn giản
Đa sốc các trường hợp mụn đầu đen đều có kết quả rất tốt khi thực hiện chăm sóc theo các bước sau:
2.1. Bước 1: Làm sạch da
Đây là bước bắt buộc đầu tiên trong bất cứ quy trình chăm sóc da mụn bất kỳ nào, hơn nữa mụn đầu đen lại càng cần chú trọng hơn. Để có một khuôn mặt sạch sẽ, bạn nên tẩy trang và rửa mặt 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối. Nếu ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với khí bẩn nhiều, tiết nhiều dầu nhờn thì cũng nên rửa mặt để làm sạch.
Bạn nên ưu tiên sử dụng loại sữa rửa mặt dạng gel bởi tính an toàn và không chứa nhiều dầu như dạng kem.
Tẩy trang có 2 loại là tẩy trang nước và tẩy trang dầu, nếu không biết cách nhũ hóa và làm sạch dầu sau tẩy trang thì hãy sử dụng tẩy trang nước.
Làm sạch da là bước rất quan trọng trong việc “đánh bay” mụn đầu đen
Làm sạch da mụn đầu đen là quan trọng nhưng lưu ý không làm sạch quá mức vì sẽ khiến da mất lớp bảo vệ, bã nhờn và da chết dễ tích tụ trong lỗ chân lông và mụn đầu đen phát triển nhiều hơn.
2.2. Bước 2: Tẩy da chết
Da mụn đầu tiên nên sử dụng tẩy da chết vật lý, là sản phẩm có chứa các hạt scrub siêu nhỏ, khi massage trên da sẽ kéo theo lớp sừng và da chết đi ra. Lưu ý nên chọn sản phẩm có thành phần lành tính tự nhiên để tránh gây kích ứng lỗ chân lông.
Các hạt scrub có thể gây tổn thương da nếu chà xát quá mạnh nên lưu ý massage nhẹ nhàng.
2.3. Bước 3: Xông hơi mặt
Đây là bước chuẩn bị cho công đoạn nặn mụn đầu đen sau đó – việc làm bắt buộc để loại bỏ mụn trên da. Bạn có thể tự xông hơi tại nhà hoặc khi tới spa nặn mụn sẽ được thực hiện quy trình này.
Bạn đun sôi một ít nước sạch, đổ vào tô hoặc nồi nhỏ, có thể dùng thêm một ít tinh dầu. Đặt đầu cách tô nước ít nhất 15cm, dùng khăn trùm kín để giữ hơi nước. Sau xông hơi mặt khoảng 10 phút, lỗ chân lông sẽ mở rộng để mụn dễ được loại bỏ.
2.4. Bước 4: Đắp mặt nạ
Bước này giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da để trị mụn đầu đen hiệu quả hơn. Bạn có thể đắp mặt nạ bằng than hoạt tính hoặc đất sét.
Thực hiện đắp mặt nạ than hoạt tính hoặc đất sét thành 1 lớp mỏng trên da, giữ trong 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Không nên dùng tay nặn mụn
2.5. Bước 5: Nặn mụn
Sử dụng cây nặn mụn đã được khử trùng, tay và các vật dụng khác cũng cần được làm sạch. Thực hiện nặn mụn như sau:
Dùng đầu tròn nhấn lên viền ngoài của mụn, lưu ý không nhấn trực tiếp vào nhân mụn đầu đen sẽ không thể lấy nhân mà còn gây kích ứng lỗ chân lông. Dùng lực quét cây nặn mụn nhẹ nhàng trên da để lấy nhân mụn.
Lưu ý phải lấy hết nhân trong mỗi mụn đầu đen, không dùng lực quá mạnh hoặc làm nhiều lần khiến vùng da xung quanh bị tổn thương.
2.6. Bước 6: Đắp mặt nạ phục hồi
Sau khi nặn mụn đầu đen, làn da của bạn bị tác động không hề nhỏ, vì thế cần được đắp mặt nạ để làm dịu da, ngừa sưng viêm và thâm sau nặn mụn. Mặt nạ nên lựa chọn có những thành phần chống viêm như Vitamin E, trà xanh hoặc dầu hạnh nhân.
Các bước chuẩn bị và thực hiện nặn mụn không nên thực hiện hàng ngày mà cách 3 – 7 ngày để làn da có thể phục hồi cũng như chờ nhân mụn “chín” mới nên nặn. Nếu không biết kỹ thuật nặn mụn cũng như không làm sạch dụng cụ tốt, bạn nên tới spa nặn mụn để da được chăm sóc tốt hơn.
Ngoài nặn mụn, có một số phương pháp trị mụn đầu đen khác có thể cân nhắc như: phương pháp lột da hóa học, phương pháp điều trị siêu mài mòn, liệu pháp Laser,… Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi thực hiện bất cứ liệu trình trị mụn trên.
Liệu pháp Laser được dùng để trị mụn đầu đen nặng
Hi vọng với các bước chăm sóc da mụn đầu đen trên sẽ giúp bạn đọc đang gặp vấn đề này có thể khắc phục tình trạng tốt hơn và có làn da sạch sẽ, khỏe mạnh.