15 loại rau giúp giảm rối loạn mỡ máu triglyceride

Bổ sung rau xanh cũng góp phần cải thiện và hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu triglyceride. Vậy nên ăn loại rau nào?

Rối loạn mỡ máu triglyceride là gì?

Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.

Rối loạn mỡ máu triglyceride là tình trạng bệnh lý khá phổ biến và ngày càng có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở nhiều đối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.

Rối loạn mỡ máu triglyceride được định nghĩa là những bất thường về chỉ số trilyceride trong máu( TG tăng cao vượt ngưỡng cho phép( > 150mg/dL)).

➤ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn mỡ máu triglyceride- nguyên nhân, cách điều trị

Các loại rau giúp giảm rối loạn mỡ máu triglyceride

Cà tím

Khi được tiêu hóa ở ruột non, các chất chuyển hóa từ cà tím có thể gắn với chất béo trung tính để đào thải ra khỏi cơ thể. Vỏ cà tím có chứa hàm lượng vitamin P cao có khả năng làm giảm lượng cholesterol máu. Ngoài ra, trong cà tím cũng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết và các chất chống oxy hóa, chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân và tăng cường trí nhớ.

Chế biến món ăn với cà tím:

Chuẩn bị: 2 quả cà tím, 150 gram thịt heo xay.

Cách làm:

  • Cà tím rửa sạch, thái miếng to. Bắc chảo dầu lên bếp, dầu nóng cho cà vào chiên nhanh khoảng 2 phút. Sau đó vớt cà ra tô.
  • Nấu 1 nồi nước sôi, cho cà đã chiên vào luộc 3-4 phút rồi vớt ra đĩa.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu, dầu nóng cho tỏi băm vào xào thơm. Tiếp đó cho thịt băm vào xào tơi. Nêm gia vị vừa ăn.
  • Tiếp tục cho nước vào nấu sôi, khi nước sôi cho chén nước bột năng vào khuấy đều. Cuối cùng cho cà tím vào đảo đều. Nấu thêm vài phút, nêm nếm lại vừa ăn là tắt bếp.

Hành tây

Không chỉ có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch hành tây còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 60g hành tây có tác dụng dự phòng cholesterol máu tăng cao.

Dưa leo

Có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi niệu. Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ làm cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu chất béo trung tính. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.

Đậu bắp

Chất xơ hòa tan trong đậu bắp giúp giảm hấp thu cholesterol và triglyceride, từ đó ngăn ngừa nguy cơ rối loạn mỡ máu. Chất nhầy của đậu bắp sẽ liên kết với mật có khả năng loại bỏ chất béo khỏi cơ thể, làm giảm chất béo trung tính.

Đậu bắp cũng là thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà, bạn có thể chế biến đậu bắp thành các món luộc, hấp hoặc xào cùng thịt gà, thịt bò,…

Mầm rau hướng dương

Mầm rau hướng dương giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu, bởi rất giàu chất béo lành mạnh, cung cấp các axit béo thiết yếu cho cơ thể, chất xơ và phytosterol. Đó là một chất hóa học tương tự như cholesterol, giúp giảm chất béo trong máu và giúp giảm cholesterol xấu (LDL).

Cách làm salad rau mầm hướng dương:

Chuẩn bị: 100g rau mầm hướng dương, 1 bắp ngô ngọt, sốt mè rang. Thực hiện:

  • Luộc chín ngô( thêm chút muối và dầu ăn), tách hạt.
  • Bày rau mầm lên đĩa. Cho ngô ngọt lên trên.
  • Cho thêm 2-3 muỗng canh sốt mè rang rồi trộn đều.

Bắp cải

Trong bắp cải có chứa axit tartaric, đây là nguồn oxy hóa tuyệt vời giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Hơn thế, axit tartaric được nghiên cứu là không dung nạp glucose, rất có ích với bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu và hỗ trợ giảm cân.

Cần tây

Cần tây có tính mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều chất xơ làm tăng cường nhu động ruột, có tác dụng thông lợi đại tiện, giúp loại trừ mỡ thừa khi tiêu hóa trong đường ruột. Những người thường xuyên ăn cần tây, hàm lượng triglyceride trong cơ thể giảm rõ rệt, đồng thời cũng có tác dụng giảm huyết áp.

Cách làm nước ép cần tây:

Chuẩn bị: Cần tây, mật ong, nước

Cách làm:

  • Cần tây rửa sạch, cắt khúc, cho vào máy ép, ép lấy nước, bỏ bã.
  • Đổ nước ép cần tây ra ly, thêm chút nước lọc và mật ong vào.
  • Nên sử dụng hỗn hợp này một lần một ngày sau khi ăn sáng. Bạn nên thực hiện ít nhất 2 tháng để cảm nhận hiệu quả

Ớt chuông

Giảm mức độ cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu. Bằng cách tăng cholesterol tốt, HDL (HDL) và loại bỏ cholesterol xấu LDL làm phá hủy gan.

Cải xoong

Cải xoong có thể giúp giảm mức chất béo trung tính trong máu, giảm mức đường và mức cholesterol trong máu.

Do đó cải xoong là một loại rau tốt cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu triglyceride. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đau thắt ngực. Ăn rau cải xoong cũng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể rất tốt.

Tỏi

Tỏi là một gia vị thơm, ấm quen thuộc trong căn bếp của bạn. Kết hợp tỏi vào trong các món ăn giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, giảm tích tụ chất béo trung tính gây rối loạn mỡ máu. Bên cạnh đó, tỏi cũng là một vị thuốc tự nhiên có khả năng hạ chỉ số lipid máu đáng kể, hỗ trợ phòng ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ mạch máu, giảm mỡ gan.

Khổ qua (Mướp đắng)

Mướp đắng có tính mát, vị đắng, rất giàu vitamin B1, vitamin C, saponin có thể kích thích sự tiết insulin, giảm đáng kể lượng đường và chất béo trung tính triglyceride. Sử dụng mỡ máu trong thực đơn của bạn có thể giúp tăng cường sức đề kháng, điều tiết lượng mỡ máu, giảm rối loạn mỡ máu triglyceride hiệu quả.

Cà rốt

Chứa nhiều caroten và nhiều loại vitamin. Ngoài ra còn chứa 9 loại acid amin, hơn 10 loại enzym, nhiều loại khoáng chất và chất xơ. Các thành phần này rất tốt đối với người bị bệnh mạch vành. Trong cà rốt còn chứa quercetin, là một loại flavonoid, đã được chứng minh có tác dụng tăng cường lưu lượng máu động mạch vành, giảm mỡ máu, xúc tiến tổng hợp hormon tuyến thượng thận, từ đó có tác dụng hạ huyết áp.

Tảo Spirulina

Là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Tảo spirulina chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Trong tảo còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglyceride, giúp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu.

Súp lơ

Súp lơ có loại súp lơ xanh và trắng, chúng đều có thành phần dinh dưỡng tương đương nhau.

Trong súp lơ có chứa nhiều chất xơ, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt kể tới flavonoid. Đây là chất có tác dụng làm sạch lòng mạch, tiêu giảm lượng cholesterol và triglyceride lắng trên thành mạch từ đó ngăn ngừa rối loạn mỡ máu và chứng xơ vữa động mạch rất tốt.

Súp lơ bạn có thể chế biến thành các món hấp, xào cùng thịt bò hoặc các loại rau củ khác.

Măng tây

Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Ngoài chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magie, canxi, sắt, kẽm…Đây cũng là loại thực phẩm tự nhiên giúp làm sạch động mạch, giảm chất béo trung tính trong máu và hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu triglyceride rất tốt.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu

Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
  • Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
  • Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Tác dụng của nghiên cứu chiết xuất phối hợp ba dược liệu

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Theo Giammomau.net.vn