Tư thế rắn hổ mang
- Đầu tiên, nằm sấp trên thảm tập và duỗi thẳng tay, chân
- Từ từ di chuyển tay lên phía trước ngang vai, chống lòng bàn tay xuống mặt thảm
- Tiếp theo từ từ nâng người lên cao bằng tay
- Hít vào và nâng đầu lên cao, cổ bạn nên ngửa về sau để tạo tư thế giống rắn hổ mang
- Mở rộng hai vai và siết chặt cơ bụng
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 15-30 giây, sau đó từ từ thả lỏng cơ thể và lặp lại động tác khoảng 3-5 lần
Tư thế cây cầu
- Đầu tiên, bạn nằm ngửa trên sàn, co đầu gối lại sao cho lòng bàn chân chạm đất. Lưu ý, đầu gối và mắt cá chân cùng nằm
- Hai tay để sát vào phần mông và lòng bàn tay hướng xuống
- Hít vào, siết chặt cơ hông và cơ bụng trước khi nâng người lên
- Từ từ nâng phần hông lên cao
- Giữ tư thế khoảng 30 giây và rồi nhẹ nhàng hạ người về lại vị trí ban đầu
- Nên lặp lại động tác này ít nhất 10 lần
Bài tập tốt cho thận này khá khó thực hiện, vì vậy bạn nên điều chỉnh động tác từ từ cho tới khi thành thạo, tránh tổn thương cột sống.
Tư thế chiếc thuyền
- Nằm ngửa trên thảm tập, tay và chân đặt sát vào với cơ thể
- Hít một hơi thật sâu, khi thở ra, bạn cũng đồng thời nâng ngực và bàn chân lên khỏi mặt thảm, duỗi thẳng cánh tay về phía chân
- Tiếp tục hít một hơi sâu, khi thở ra thì bạn thả lỏng tư thế để về lại trạng thái ban đầu
Những điều người bị bệnh thận cần lưu ý khi tập thể dục
Có cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện không?
Nếu bạn đang điều trị bệnh thận, tham khảo ý kiến bác sĩ là việc bạn cần làm trước khi tiến hành rèn luyện bất kỳ bài tập tốt cho thận nào. Căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại và những rủi ro mà bạn có thể gặp phải, họ sẽ đưa ra lời khuyên chính xác về:
- Nên chọn hình thức tập luyện nào, ví dụ như đi bộ, leo cầu thang hay tập tại chỗ
- Thời gian tập luyện bao nhiêu phút mỗi ngày, bao nhiêu lần mỗi tuần, mỗi tháng
- Cường độ tập bắt đầu là bao nhiêu, tăng dần như thế nào
Thời gian và cường độ tập luyện cho người khỏe mạnh
Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên áp dụng các bài tập tốt cho thận với thời lượng khoảng 30 phút/ buổi và bắt đầu tăng dần khi cơ thể quen hơn. Nếu quá khó khăn, có thể chia nhỏ thời gian này ra thành nhiều đợt trong ngày, chẳng hạn như mỗi sáng, trưa, tối tập 10 phút. Mỗi tuần nên dành ít nhất 5 ngày để tập luyện.
Tuỳ vào thể trạng mỗi người mà sẽ có cường độ tập luyện khác nhau. Song, lời khuyên chung khi tập thể dục cho hầu hết mọi người là:
- Khi mới bắt đầu buổi tập, bạn nên thực hiện một vài động tác khởi động để làm nóng. Điều này nhằm giúp cơ thể làm quen từ từ với việc luyện tập cũng như tránh bị chấn thương.
- Không nên tập quá sức đến độ không thể nói chuyện được. Sau khi tập xong mà tình trạng mệt vẫn kéo dài thì bạn cần giảm cường độ xuống trong những lần tập luyện tiếp theo. Chỉ nên vận động ở mức độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
- Nên tập luyện chung với bạn bè hoặc người thân trong gia đình để có thêm động lực.
- Không nên để cơ bắp quá đau nhức đến mức không thể tập trong những buổi tiếp theo.
- Ăn nhẹ trước khi tập 2 giờ và uống đủ nước trong buổi tập.
Khi nào nên tạm ngưng luyện tập?
Bạn nên tạm ngừng các bài tập tốt cho thận kể trên khi cảm thấy:
- Mệt mỏi
- Hụt hơi
- Đau ngực
- Nhịp tim đập không đều hoặc nhanh hơn bình thường
- Buồn nôn
- Bị chuột rút ở chân
- Chóng mặt hoặc choáng váng
Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên ngừng tập luyện hay không trong một số trường hợp cụ thể như:
- Bị sốt
- Thay đổi lịch chạy thận
- Thay đổi lịch uống thuốc
- Có vấn đề về xương khớp hoặc cảm thấy không ổn sau khi tập thể dục
Mỗi ngày, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện các bài tập thể dục tốt cho thận trên đây đều đặn để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, đừng quên thăm khám bác sĩ định kỳ để luôn theo dõi sát sao nhất tình trạng bệnh của mình nhé!