Những chiêu trò công ty mỹ phẩm đa cấp dụ CTV bán hàng online

Đăng ký làm cộng tác viên (CTV) bán mỹ phẩm online trên mạng xã hội như: Facebook, Zalo,… Nhiều người nghĩ đây là việc nhẹ lương cao, sắp giàu đến nơi vì khách đặt mua hàng tới tấp trong những tuần đầu. Tưởng làm giàu rất dễ nên CTV cố kiếm vài trăm triệu hay cả tỉ đồng để nhập mỹ phẩm về bán. Nhưng từ khi ôm hàng rồi thì lại không thấy bóng dáng khách nào đặt mua nữa. Đây chính là lý do khi CTV nhận ra mình đã bị lừa.

Những giọt nước mắt muộn màng của CTV vì bỏ số tiền lớn mua mỹ phẩm về bán trên Facebook.

Sau đây Congnghesohoa.com sẽ chia sẻ bài viết để lật tẩy chiêu trò dụ CTV bỏ tiền nhập mỹ phẩm về bán trên Facebook của các công ty đa cấp:

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC CÔNG TY ĐA CẤP DỤ CTV BÁN HÀNG ONLINE

Bước 1: Đầu tiên các công ty sẽ cho nhân viên mời chào bạn làm CTV bằng cách chỉ cần đăng bài lên trang Facebook cá nhân. Bạn sẽ được hưởng 10% khi có khách đặt mua mỹ phẩm.

Bước 2: Sau khi bạn đăng lên Facebook thì sẽ có tầm vài chục khách (toàn khách lạ nhé) từ từ đặt hàng của bạn. Có thể 1-2 tuần đầu, bạn bán được rất nhiều đơn doanh thu khoảng 30-50 triệu nhưng thực chất đó là người của chúng gài vào để mua hàng của bạn.

Bước 3: Sau đó, Công ty mời bạn đi dự hội nghị ABC… ở khách sạn XYZ… thật hoành tráng để tôn vinh và trao thưởng cho những đại lý xuất sắc. Cụ thể, tháng vừa qua chị A đạt doanh thu vài trăm đến cả tỷ đồng, rồi chị A lên chia sẻ kiểu: “Trước đây mình cũng không biết gì nhưng từ khi vào công ty được các a/c đi trước hướng dẫn tận tình, mình cũng chịu khó đăng bán hàng lên trang Facebook cá nhân và cứ thế bán được hàng” khiến cho mấy bạn CTV ảo tưởng sức mạnh.

Bước 4: Khi bạn đã say và mắc bẫy, họ mới tiếp cận và bảo bạn làm đại lý, ra những gói nhập mỹ phẩm ưu đãi hấp dẫn để dụ dỗ. Chẳng hạn: lấy 100 triệu tiền hàng thì được chiết khấu 35%, lấy 200 triệu thì được chiết khấu 40%…

Các bạn thường sập bẫy vì trước đó mới đăng sản phẩm 1-2 tuần đã bán được 30- 50 triệu đồng rồi. Nếu giờ bỏ ra 100 triệu mua sản phẩm mà lại được chiết khấu hẳn 35% thì sao mà không bán được và lợi nhuận lúc này cao hơn rất nhiều. Vậy là các CTV thi nhau nhập hàng về bán.

Công ty đa cấp sẽ xem điều kiện của từng các nhân để tính toán. Ví dụ, bạn A có điều kiện mua được cả tỷ đồng tiền hàng thì chúng sẽ thả cho những đơn đầu nhập về bao nhiêu, bán hết bấy nhiêu.

Bước 5: Khi bạn đang tận hưởng trong chiến thắng, chúng ra một đề nghị hấp dẫn mới là lấy 1 tỷ đồng sẽ được hưởng chiết khấu 55-60%. Khi đó bạn tưởng dễ ăn, sắp lên đời, dồn hết tiền vào nhập hàng. Nhưng từ khi nhập lô hàng 1 tỷ đồng về thì gần như không bán được một sản phẩm nào cả. Thế là chúng nhẹ nhàng kiếm được của bạn 500 triệu, trừ hết các chi phí mấy lần khách lạ đặt mua hàng của bạn thì họ vẫn kiếm được 400 triệu.

Bước 6: Các bạn đừng ảo tưởng bán hàng trên Facebook là dễ dàng và đơn giản. Facebook sống bằng tiền quảng cáo, nên các bạn đừng nghĩ cứ đăng sản phẩm lên trang cá nhân sẽ có tương tác tốt và bán được hàng.

Có thể khi các bạn đăng ảnh một buổi đi cà phê, picnic hay gặp gỡ bạn bè sẽ nhiều like, bình luận và tương tác. Nhưng chỉ cần đăng bài bán hàng lên thôi, bạn chỉ còn 1% tương tác và cũng không còn nhiều like nữa.

Đừng nghĩ rằng bán hàng trên Facebook mà không phải trả tiền cho nó. Thế nên đừng ảo tưởng sức mạnh nhập mỹ phẩm hay kem trộn vớ vẩn về bán. Hầu hết mỹ phẩm đều đưa từ Trung Quốc về Việt Nam, đóng gói bao bì thành một hãng nổi tiếng và giá thành rất rẻ.

CÂU CHUYỆN THỰC TẾ TỪ CHỊ PHƯƠNG (ĐÔNG ANH, HÀ NỘI)

Chị Phương có tài khoản facebook: https://www.facebook.com/handoitd đã thấy 1 fanpage Aco 화장품 – Liên Doanh Mỹ Phẩm Việt – Hàn quảng cáo với nội dung:

Lời mời gọi làm CTV bán hàng online.

Do mới mua chung cư ở Đông Anh từ khoản hỗ trợ vay vốn ngân hàng và tiền tiết kiệm. Vì vậy kinh tế gia đình không còn dư dả. Tình cờ, khi chị lên facebook thấy fanpage Aco 화장품 – Liên Doanh Mỹ Phẩm Việt – Hàn đang tuyển CTV bán hàng online, thấy công việc khá nhàn, không mất nhiều thời gian mà lợi nhuận cao. Nên chị đã quyết định đăng ký trở thành CTV để đăng bài bán sản phẩm và kiếm thêm một khoản thu nhập. Khi chị đăng bài bán sản phẩm lên facebook cá nhân khoảng 3 – 4 hôm thì có 1 tài khoản facebook lạ inbox hỏi mua tới 10 hộp liền. Và chị Phương đã nhập hàng về để bán.

SĐT facebook Trần Minh lừa đảo: 0968548250

Đoạn chat giữa chị Phương với facebook Trần Minh lừa đảo

Sau khi khách hàng đặt mua hàng, chị Phương cũng có đề xuất đến vấn đề chuyển khoản để được free ship. Lấy lý do rút hết tiền trong tài khoản không còn đủ tiền để thực hiện giao dịch, khách hàng yêu cầu chuyển phát nhanh. Khi shipper giao hàng đến nơi, gọi điện thì chị lấy lý do bận, không có nhà để kéo dài thời gian và hàng phải hoàn về. cố gặng hỏi thì chị khách đó đã khoá zalo, chặn facebook với tài khoản chị Phương.

Một số tài khoản facebook khác cũng gặp trường hợp giống chị Phương:

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1336462786543847&set=p.1336462786543847&type=3

https://www.facebook.com/tuliptrangbui/posts/1391748934361857

SỰ VÀO CUỘC CỦA NHÓM CHÚNG TÔI

Sau khi nhận được thông báo về sự việc trên thì chúng tôi cũng thử inbox hỏi về pháp lý của tổ chức này thì họ trả lời không khớp với nhau giữa tên công ty, địa chỉ đăng kí kinh doanh, mã số thuế…và công bố sản phẩm lấy của mẫu mã khác

Hiện tại, có công ty Aco 화장품 – Liên Doanh Mỹ Phẩm Việt – Hàn đã và đang hoạt động trong lĩnh vực có website: https://myphamviethan.com/ và Fanpage: https://www.facebook.com/laneigemyphamcaocap

Khi bảo họ gửi tên công ty thì họ cung cấp thông tin như sau:Công Ty Mỹ Phẩm Nhập Khẩu Hàn Quốc Cao Cấp ACO:

-Trụ Sở Miền Nam: Tòa Nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

-Trụ Sở Miền Bắc: Tòa Nhà Thành Công, 19 Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu ,Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.

HOTLINE :0937.818.656 – 0‭904 242 767

Khi chúng tôi yêu cầu họ gửi Mã số thuế (MST) thì họ lại cung cấp MST của một công ty làm đẹp khác và nói rằng mình chỉ là chi nhánh. Giống như kiêu công ty mẹ – công ty con. Một khi đã là 2 công ty thì không có chuyện trùng mã số thuế. Chưa kết thúc cuộc nói chuyện thì tổ chức Aco 화장품 – Liên Doanh Mỹ Phẩm Việt – Hàn đã chặn facebook của tôi.

Khi nhóm chúng tôi yêu cầu gửi thông tin công ty

Giấy chứng nhận của công ty khác

CHIA SẺ CỦA CHỦ CỬA HÀNG BÁN MỸ PHẨM CHÍNH HÃNG, LÂU NĂM

Với kinh nghiệm 6 năm bán mỹ phẩm, chị N.T.H (Hà Nội) chia sẻ rằng: “Có không ít người bị lừa đi theo các hệ thống đa cấp này để bán hàng. Khách hàng (khách lạ) ở đâu mà dễ mua hàng thế?, dễ bỏ tiền ra vậy?”.

Chị cũng khẳng định những gì chúng tôi nêu trên là đúng và không khó để nhận ra đâu là bình luận ảo để bán hàng.

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT MỸ PHẨM ĐA CẤP LỪA ĐẢO

1. Hưởng lợi nhuận cao một cách phi lý.

Mỹ phẩm đa cấp thường chào mời khách hàng nộp tiền tham gia và hứa hẹn trả lợi nhuận cao bất thường mà không cần phải làm gì. Sau đó yêu cầu lôi kéo những người khác cùng tham gia để hưởng hoa hồng.

2. Bán hàng nhưng lại không có hàng

Mỹ phẩm đa cấp không có hàng để trả người mua nên khuyến khích người mua gửi lại kho của công ty, khi nào bán được hàng thì đến lấy.

3. Giá ảo- giá cao gấp nhiều lần so với thực tế

Mỹ phẩm đa cấp đẩy giá bán cho người tham gia bán hàng đa cấp lên quá cao so với giá mua vào.

4. Công dụng ảo

Mỹ phẩm đa cấp thổi phồng công dụng của sản phẩm để dụ dỗ các chị em muốn làm đẹp mua hàng.

5. Đánh vào hư danh

Mỹ phẩm đa cấp tư vấn để khách hàng mua số lượng lớn vượt quá khả năng tiêu thụ để được thăng cấp như lên nhà phân phối, đại lý …

6. Từ chối nhận lại hàng

Khi khách mua hàng nhưng không có khả năng tiêu thụ hoặc không có nhu cầu sử dụng, muốn trả lại thì công ty mỹ phẩm đa cấp tìm mọi cách trì hoãn việc trả hàng để quá thời hạn được phép trả hàng. Khi đó công ty sẽ không có trách nhiệm mua lại hàng.

7. Hoạt động trái phép

Công ty chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nhưng vẫn đi giới thiệu chào mời, lôi kéo mọi người tham gia.

LỜI KẾT

Với sự xuất hiện tràn lan của các hãng mỹ phẩm cá nhân “TỰ PHONG” như hiện nay, chất lượng của các sản phẩm thì không được kiểm chứng và đảm bảo.

Vì vậy mọi người cần tỉnh táo trước những lời mời gọi trở thành cộng tác viên hay đại lý của các thương hiệu mỹ phẩm trôi nổi này.

Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để siết chặt việc quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng hàng hóa từ phía các công ty mỹ phẩm đa cấp nhằm bảo vệ người tiêu dùng và những đơn vị kinh doanh chân chính.

Nguyễn Mơ