4. Đạp xe – bài tập tốt cho tim mạch, giúp đốt cháy năng lượng hiệu quả
Những lợi ích sức khỏe mà phương pháp đạp xe có thể đem đến cho bạn rất nhiều, chẳng hạn như:
- Gia tăng sức bền của tim
- Nâng cao chất lượng của quá trình trao đổi chất cũng như tuần hoàn
- Cải thiện độ dẻo dai của cơ bắp
Khác với người khỏe mạnh, những người đang phải đối đầu với các bệnh tim mạch nên tập đạp xe trong nhà với thiết bị chuyên dụng, thay vì đạp xe ngoài đường. Điều này có thể giúp bạn hạn chế yếu tố thời tiết bất lợi cũng như chủ động hơn trong việc luyện tập.
>>> Bạn có thể quan tâm: Tác dụng của đạp xe tại chỗ: Giảm cân, tăng cường hormone hạnh phúc
5. Các bài tập tăng cường thể lực – tốt cho tim mạch, giúp cải thiện vóc dáng
Mục đích của các bài tập tăng cường thể lực là xây dựng cơ bắp cũng như sức khỏe tổng thể của bạn. Ngoài ra, bài tập tốt cho tim mạch còn có thể giúp bạn giảm cân và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
Bạn có thể đến phòng tập và thử sức với những thiết bị, dụng cụ như máy tập tạ hay dây đàn hồi tập thể hình.
Mặt khác, để tiếp cận tốt với những bài tập tim mạch, trước hết, bạn nên bắt đầu với cường độ vừa phải. Sau đó, hãy thả lỏng cơ bắp trong 1 – 2 ngày trước khi tiếp tục tập luyện.
Người mắc bệnh tim mạch cần lưu ý gì khi tập luyện?
Khi thực hiện các bài tập cho người bệnh tim mạch, bạn nên lưu ý tuân theo một số quy tắc đơn giản dưới đây vì chúng sẽ là “chìa khóa” giúp đạt được hiệu quả tốt nhất có thể.
Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập thể thao
Nếu bạn bị các bệnh về tim mạch và muốn áp dụng biện pháp rèn luyện thể chất như một cách hỗ trợ điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những vấn đề như sau:
- Thời gian tập thể dục mỗi ngày là bao nhiêu?
- Tần suất tập thể dục trong tuần?
- Những bài tập cho người bệnh tim mà bạn có thể áp dụng hoặc nên tránh?
- Bạn có cần thời gian để thích ứng với thuốc tim mạch trước khi tiến hành tập luyện không?
- Bạn có nên đo nhịp tim khi đang tập thể dục? Mạch đập mà bạn nên có là bao nhiêu?
- Các dấu hiệu cảnh báo mà bạn nên đề phòng?
>>> Bạn có thể quan tâm: Nhịp đập trái tim khi chạy, tăng bao nhiêu là lý tưởng?
Khởi đầu chậm rãi
Các chuyên gia đến từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên rằng bạn nên bắt đầu với cường độ tập luyện vừa phải với tần suất 5 – 6 lần mỗi tuần. Điều này không chỉ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với việc rèn luyện, mà còn mau chóng cải thiện sức khỏe tổng thể và khả năng chịu đựng của tim.
Tăng cường độ tập luyện theo thời gian
Sau một thời gian rèn luyện, bạn có thể từ từ kéo dài thời gian luyện tập hoặc tăng độ khó của bài tập lên một bậc. Điều này giúp bạn đưa ra một giới hạn mới cho sức khỏe tim. Tuy nhiên, hãy lưu ý không tăng độ khó lên mức bạn phải hoạt động quá sức để đạt được mục tiêu.
Duy trì thói quen luyện tập
Khi cơ thể bạn đã thích ứng với việc rèn luyện thể chất, hãy cố gắng duy trì thói quen tốt này. Bạn có thể thử áp dụng một số mẹo dưới đây để hỗ trợ, ví dụ như:
- Dành thời gian cho việc tập thể dục thể thao bằng cách lên kế hoạch công việc cụ thể mỗi ngày
- Tìm người tập luyện cùng
- Cân nhắc việc tập luyện như một “niềm vui” mỗi khi bạn buồn chán
Mặt khác, khi tập luyện bài tập cho người bệnh tim, bạn cũng đừng quên những quy tắc như sau nhé:
- Không tập thể dục trong vòng một giờ kể từ lúc bạn vừa dùng bữa xong.
- Luôn khởi động trước khi tập luyện. Điều này giúp tim có thể tự điều chỉnh và thích nghi dần từ trạng thái nghỉ ngơi đến trạng thái hoạt động.
- Tương tự khởi động trước khi tập luyện, bạn cũng không nên quên bước “làm mát” cơ thể sau khi kết thúc bài tập.
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi rèn luyện thể chất.
>>> Bạn có thể quan tâm: 6 dấu hiệu bạn bị mất nước: Hãy bổ sung nước ngay!
Đừng quên chú ý phản ứng của cơ thể
Trong thời gian đầu luyện tập, cơ bắp của bạn có thể đau nhức và mệt mỏi. Thực tế, phản ứng này hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian, khi bạn đã thích nghi với việc tập luyện, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
Tuy nhiên, nếu bất kỳ cơn đau nghiêm trọng nào đột ngột phát sinh, bạn nên lập tức ngừng việc tập luyện và đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Những dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm:
- Đau ngực
- Suy giảm thể lực
- Chóng mặt
- Cảm thấy áp lực đè nặng lên ngực, cổ, cánh tay, hàm hoặc vai
Xây dựng thói quen rèn luyện thể chất là một trong những biện pháp khắc phục hữu hiệu dành cho người đang phải đối mặt với các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên chọn những bài tập cho người bệnh tim mạch phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của mình nhé.