Aluminum hydroxide thuộc loại thuốc kháng acid – nhóm thuốc đường tiêu hoá được bào chế dưới nhiều dạng sử dụng như viên nang (hàm lượng 475mg); viên con nhộng (hàm lượng 300mg, 500mg, 600mg); viên nén bao phin (hàm lượng 600mg) hay dạng hỗn dịch (hàm lượng 320 mg/5 ml, 450 mg/5 ml, 600 mg/5 ml, 675 mg/5 ml).
Khi dùng đường uống, nhôm clorid là kết quả của phản ứng chậm giữa nhôm hydroxyd với acid hydrochloric trong dạ dày được hòa tan, một lượng nhỏ hấp thu vào cơ thể. Lượng thức ăn còn thừa khiến cho thuốc ra khỏi dạ dày chậm hơn, kéo dài thời gian phản ứng của acid hydrocloric dạ dày với nhôm hydroxyd và khiến cho lượng nhôm clorid tăng cao hơn.
Ở ruột non, quá trình tiêu hóa khiến nhôm clorid được chuyển nhanh thành các muối nhôm kiềm không hoà tan được, kém hấp thu. Các muối nhôm có thể là một hỗn hợp nhôm hydroxyd, carbonat kiềm, oxyaluminum hydroxyd và xà phòng nhôm.
Phosphate trong thức ăn cũng kết hợp với nhôm hydroxyd cũng phối hợp với ở ruột non để tạo thành nhôm phosphat không hòa tan, không hấp thu được ở đường tiêu hoá và sẽ bị đào thải ra ngoài qua phân.
Thuốc Aluminum hydroxide không được chuyển hóa. Ở người có chức năng thận bình thường chỉ có khoảng 17 – 30% nhôm clorid tạo thành được hấp thu vào cơ thể và đào thải rất nhanh qua thận. Ở những người bệnh bị suy thận sẽ có nhiều nguy cơ tích lũy nhôm hơn (đặc biệt ở hệ thần kinh trung ương và trong xương) từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm độc nhôm.
Lượng nhôm hấp thu sẽ gắn vào các protein huyết thanh (ví dụ như albumin, transferrin) nên sẽ khó được loại bỏ bằng thẩm phân, phần lớn lượng nhôm còn lại trong đường tiêu hóa sẽ tạo thành các muối nhôm kém hấp thu và được đào thải ra ngoài theo phân.
Nhôm hydroxyd dạng gel khô là loại bột vô định hình, không tan trong nước hay cồn. Bột này có chứa tới 50 đến 57% nhôm oxyd dưới dạng hydrat oxyd và có thể chứa các lượng khác nhau nhôm carbonat, bicarbonat.
Nhôm hydroxyd là một dạng muối vô cơ được dùng làm một thành phần trong thuốc kháng acid. Aluminum hydroxide phản ứng với acid hydrocloric còn dư thừa trong dạ dày để làm giảm nồng độ acid tại dạ dày, có tác dụng giảm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, ợ nóng, ợ chua hoặc đầy bụng và trào ngược dạ dày – thực quản.
Bản chất của nhôm hydroxyd hay gây táo bón, nên thuốc thường được uống cùng thuốc kháng acid có chứa thành phần là magnesi (magnesium hydroxide hoặc magnesium oxide) – đây là thuốc có tác dụng nhuận tràng.
Phosphat thức ăn ở dạ dày và ruột cũng gắn với Aluminum hydroxide để tạo thành các phức hợp không hoà tan và nhờ đó làm giảm hấp thu phosphate. Bởi cơ chế trên nên Aluminum hydroxide còn được dùng để điều trị tăng phosphat máu ở người bị tăng cận giáp thứ phát hoặc suy thận.