Alcohol Denat là gì? Tác dụng của Alcohol Denat trong mỹ phẩm là gì?

Khi lướt qua các website về làm đẹp, hầu hết mọi người sẽ đọc được những lời khuyên về việc không nên dùng sản phẩm dưỡng da có chứa cồn. Chính vì vậy, đa số khách hàng đều e ngại về sản phẩm có cồn. Cồn sử dụng trong mỹ phẩm thường được chia làm 2 loại drying alcohol (cồn khô) và fatty alcohol (cồn béo). Cồn khô là loại cồn chúng ta bắt gặp trong bia, rượu. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy cồn khô xuất hiện trong mỹ phẩm dưới tên như methanol, ethanol, propanol, benzyl alcohol, isopropyl alcohol, những loại SD alcohol và Alcohol Denat.

Alcohol Denat là tên viết tắt của cồn bị biến tính. Đây là loại cồn được sử dụng trong thành phần mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó như một chất chống tạo bọt, chất làm dịu da, chất kháng khuẩn và dung môi. Để có thêm các thông tin về loại cồn này hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc

Cồn bị biến tính chính là ethanol (còn được gọi là cồn ethyl) thành phần có chứa chất làm biến tính do vậy làm mùi vị của nó trở nên khó chịu. Ethanol thường có trong các loại đồ uống có cồn như rượu, bia… Tại Hoa Kỳ, đồ uống có cồn bị đánh thuế nặng. Do vậy theo Cosmetics Info, để tránh phải trả thuế cồn giống như đồ uống thì cồn sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân phải được biến tính theo các công thức cụ thể do Cục thương mại và Thuế Cồn,Thuốc lá của Hoa Kỳ đưa ra. Quá trình làm cồn bị biến tính này thêm một lượng nhỏ chất khử màu vào rượu để làm cho nó có mùi vị khó chịu. Do đó, rượu trở nên không phù hợp để uống nhưng ngược lại thì lại được dùng cho các mục đích khác.

Công nghiệp sản xuất cồn biến tính rất đa dạng nên đã có hàng trăm chất phụ gia và phương pháp biến tính đã được tạo ra. Các chất làm biến tính phổ biến trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bao gồm denatonium benzoate, cồn t-butyl, diethyl phthalate và cồn methyl. Quá trình biến tính cồn không làm thay đổi hóa học phân tử ethanol.

Cồn bị biến tính thường được xác định là Alcohol Denat hoặc SD alcohol (cồn bị biến tính đặc biệt) được ghi trên nhãn của sản phẩm.

Tác dụng của Alcohol Denat trong mỹ phẩm là gì?

Cồn bị biến tính có nhiều chức năng như một chất chống tạo bọt, chất làm se da, chất kháng khuẩn và dung môi trong mỹ phẩm cũng như các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

Chất làm se

Một trong những chức năng chính của cồn bị biến tính là làm chất làm se da. Chất làm se da là chất làm cho mô sinh học co lại hoặc kéo lại với nhau. Sau khi thoa lên da, chất làm se da hoạt động ở protein keratin có trong da. Keratins có chức năng liên kết các tế bào da lại với nhau để tạo thành một hàng rào bảo vệ da. Các liên kết giữa keratin bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và pH, môi trường phù hợp là điều kiện hơi axit hoặc mát mẻ. Nếu các liên kết bị phá vỡ, các phân tử keratin sẽ tách ra và khiến lớp da bên ngoài bị sưng lên. Chất làm se da có tác dụng làm mát da và khiến các liên kết được bảo vệ. Chính quá trình này khiến cho chất làm se da tạo ra hiệu ứng làm da săn chắc tạm thời.

Có thể hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Cồn biến tính thường được sử dụng trong các sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Theo các chuyên gia chăm sóc da, điều này là do cồn biến tính có thể giúp da khô nhanh, làm giảm nhờn tức thời cho da và tạo ra cảm giác nhẹ nhàng. Những đặc tính này rất hữu ích cho làn da dầu. Tuy nhiên, tác dụng giảm nhờn tức thời của các sản phẩm có chứa cồn thực sự có thể kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn, khiến da trông bóng nhờn hơn trước. Việc sản xuất dầu quá mức này kết hợp với sự kích thích có thể xảy ra dẫn đến sự gia tăng mụn trứng cá.

[wpsm_box type=”red” float=”none” text_align=”center”] Xem thêm: Stearyl Alcohol là gì? Tác dụng của Stearyl Alcohol trong mỹ phẩm là gì? [/wpsm_box]

Mức độ an toàn

Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) kết luận rằng sự an toàn của các thành phần có chứa Alcohol Denat phải được dựa trên sự an toàn của các chất làm biến tính khi dùng bôi ngoài da hoặc hít phải các sản phẩm mỹ phẩm có chứa các thành phần này. Hội đồng đã xem xét các tác động có hại được biết là có liên quan đến việc uống rượu. Không đưa ra giả thuyết liên quan đến với Denat alcohol hoặc SD alcohol vì chúng có sự hiện diện của chất chất làm biến tính. Sự an toàn của các chất làm biến tính cồn Denatonium Benzoate, t-Butyl alcohol, Diethyl Phthalate và Methyl alcohol đã được Hội đồng chuyên gia CIR xem xét vào năm 2008 và kết luận rằng chúng an toàn khi sử dụng.

Mặc dù đã được Hội đồng chuyên gia CIR chấp thuận, sự an toàn của thành phần này trong các sản phẩm chăm sóc da vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Khi nồng độ cồn biến tính ở mức cao được sử dụng trong công thức của các sản phẩm chăm sóc da thì có thể gây ra khô da và kích ứng. Cồn bị biến tính cũng có thể làm ăn mòn lớp bề mặt da dẫn đến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu. Tuy nhiên, theo FutureDerm, nếu sử dụng nồng độ cồn biến tính thấp thì thành phần này chỉ đơn giản là hoạt động như một chất tẩy nhờn, tạo nên kết cấu tốt hơn cho công thức chăm sóc da.

Cuối cùng, sự an toàn của Alcohol Denat trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân phụ thuộc vào cả loại chất làm biến tính và cả nồng độ được sử dụng để tạo ra công thức.