Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng rất đa dạngvà ngày càng được nhiều người yêu thích bởi tính an toàn, hiệu quả cũng như cách thực hiện không quá phức tạp. Tuy nhiên, cần luyện tập đúng cách và phù hợp với thể trạng thì đạt hiệu quả tốt. Vậy nên, nếu bạn đang đi tìm những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng thật hiệu quả thì hãy tham khảo bài viết sau đây của GHV KSol nhé.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Gợi ý những bài tập chữa bàng quang tăng hoạt
- Top 10 thực phẩm tăng sức đề kháng cho mùa dịch
1. Những lợi ích tuyệt vời của việc tập thể dục đều đặn
Một trong những phương pháp chăm sóc, cải thiện sức khỏe được các chuyên giá khuyến cáo vì mang lại rất nhiều lợi ích cho con người đó là tập thể dục đều đặn. Các lợi ích đó chính là:
- Tốt cho não bộ: Thường xuyên vận động khi chỉ làm giảm bớt những căng thẳng hàng ngày hay trầm cảm mà còn có tác dụng giúp tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức mới. Không những thế, tập thể dục còn giúp giảm quá trình lão hóa của não bộ, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ ở người già (Alzheimer).
- Cải thiện giấc ngủ: Theo các nghiên cứu khoa học thì những người tập thể dục trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần ở mức độ vừa phải hay trung bình thì có chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với những người ít vận động khoảng 65%.
- Nâng cao thể trạng: Tập thể dục là một giải pháp có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, đào thải bớt các độc tố qua đường mồ hôi. Đồng thời, biện pháp này còn cải thiện độ dẻo dai, săn chắc của các cơ quan trong cơ thể. Nhờ vậy mà thể trạng của người tập được nâng cao và tăng khả năng chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh: Thông qua tập thể dục đều đặn, đúng cách sẽ giúp giảm được lượng mỡ thừa trong cơ thể, tăng cường sức khỏe của cơ bắp, các khớp xương và tăng độ nhạy của insulin… Do đó, góp phần làm giảm thấp nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp và bệnh tim mạch…
- Giảm bớt các cơn đau mãn tính: Các cơn đau lưng, đau nhức xương khớp sẽ càng trở nên nặng và khó chịu hơn khi càng lớn tuổi. Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng này thì nên lựa chọn những bài tập phù hợp và kiên trì tập luyện khoa học để phòng ngừa chứng loãng xương cũng như giảm cảm giác đau khá tốt.
- Các lợi ích khác: Ngoài các lợi ích đã kể trên thì tập thể dục còn giúp cải thiện tâm trạng, vóc dáng, hỗ trợ tốt cho đời sống tình dục và tốt cho da…
2. Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng
Thực tế thì dựa vào từng tình trạng sức khỏe, đặc điểm sinh hoạt và làm việc của mỗi người để lựa chọn những bài tập thể dục có khả năng hỗ trợ chữa bệnh và nâng cao thể trạng. Bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý sau:
2.1. Bài tập thể dục giúp chữa thoái hóa đốt sống lưng
Những người bị thoái hóa đốt sống lưng thường cảm thấy đau đớn, khó chịu và các hoạt động sinh hoạt, làm việc hàng ngày bị ảnh hưởng. Nếu gặp tình trạng này bạn có thể tham khảo một số bài tập sau đây có thể hỗ trợ giảm thoái hóa đốt sống lưng cũng góp phần nâng cao thể trạng.
Bài tập số 1: Các bước thực hiện như sau:
- Nằm ở trên thảm với tư thế nằm ngửa, co thẳng 2 đầu gối lên những cẳng chân vẫn chạm đất.
- Gồng vùng cơ bụng lên, ép mặt sườn lưng xuống sàn nhà kết hợp với hít thở sâu.
- Tiếp đến thực hiện hô hấp đều và thả lỏng cơ bụng ra dần dần.
- Bạn nên lặp lại động tác này khoảng 20 lần trong một lần tập.
Bài tập này sẽ giúp thư giãn cột sống lưng, đặc biệt là phần thắt lưng và giảm các cơn đau nhức, ê ẩm do thoái hóa đốt sống lưng gây ra.
Bài tập số 2 với cách thực hiện đó là:
- Nằm ngửa trên thảm, hai tay đan vào nhau rồi đặt ra sau gáy. Cùng lúc đó, co đùi gấp gối cả 2 chân lên, còn gót chân chạm sàn nhà sao cho mũi chân với sàn tạo với nhau thành một góc nhọn.
- Tiếp theo, nghiêng 2 chân sang cùng một phía cho đến khi sát mặt sàn nhất có thể. Đồng thời kết hợp với hít sâu vào. Sau đó, từ từ thở ra và quay về tư thế ban đầu.
- Tiến hành nghiêng 2 chân sang bên còn lại và làm tương tự.
- Với bài tập này thì nên thực hiện mỗi bên 10-15 lần.
2.2. Bài tập thể dục giúp chữa đau lưng
Một số bài tập sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau lưng một cách hiệu quả đó là:
Bài tập yoga với tư thế bồ câu
Với bài tập này sẽ giúp cả các cơ xương lưng, vùng hông và chân được khởi động, thư giãn. Các bước của bài tập yoga tư thế bồ câu đó là:
- Bước đầu tiên, dùng hai tay chống người trên mặt sàn, 2 chân dùng làm trụ lực.
- Từ từ nâng đầu gối bên phải lên về phía trước đến vị trí sau cổ tay phải, gần bên hông trái và mắt cá của chân trái. Đồng thời, chân còn lại duỗi thẳng ra phía sau, hạ sát thân người xuống sàn.
- Sau đó, kéo căng cả phần chân, hông và lưng. Nếu có thể thì nghiêng người để phần mông ngoài chạm vào sàn.
- Sau đó tập tương tự như vậy với bên chân trái còn lại. Mỗi bên thực hiện 5 lần.
Bài tập giúp tăng cường cơ mông và cơ lưng
- Bắt đầu với tư thế nằm sấp trên thảm, hai tay duỗi thẳng qua đầu, sao cho lòng bàn tay và cẳng tay sát vớt sàn nhà.
- Từ từ nâng chân trái và tay trái lên sau đó kéo dài về phía trước.
- Giữ tư thế duỗi thẳng trong 5 giây rồi về tư thế ban đầu và đổi sang tập tương tự với bên còn lại.
- Với bài tập này bạn nên tập từ 5-10 lần.
2.3. Bài tập thể dục hỗ trợ chữa thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh thoái hóa đốt sống lưng thì thoái hóa đốt sống cổ cũng gây khó chịu, đau đớn cho người bị. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng một số bài tập sau đây:
Bài tập số 1 với các động tác:
- Đầu tiên, đặt 2 tay lên phía trước trán rồi dùng lực từ hai tay để đẩy đầu về phía sau. Cùng lúc đó, cổ và đầu kết hợp để tạo ra một lực cân bằng nhằm chống lại lực do tay tác động vào. Nhưng cần chú ý đó là đầu vẫn phải giữ ở tư thế thẳng đứng.
- Giữ tư thế trên trong khoảng 10 giây. Cho đến khi thấy khớp cổ mỏi thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại.
- Lặp lại động tác này khoảng 5 lượt cho mỗi lần tập. Vời bài tập này bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, bất cứ lúc nào có thời gian rảnh.
Bài tập số 2 với quy trình thực hiện như sau:
- Từ từ ngửa đầu về phía sau một cách nhẹ nhàng. Hai mắt nhìn hướng lên trần nhà.
- Giữ đầu ở tư thế như vậy cho đến khi cảm thấy căng cổ thì dừng lại, thường thì bạn nên giữ trong 5-10 giây rồi đưa đầu về vị trí ban đầu.
2.4. Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng – Động tác chim yến bay
Với các bài tập động tác chim yến bay thì có tác dụng đó là hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm, đau lưng mà trong một số trường hợp không cần dùng thêm thuốc. Có hai động tác đối với bài tập này mà bạn có thể lựa chọn thực hiện đó là: Chim yến bay đứng và chim yến bay nằm.
Với bài tập chim yến bay đứng:
- Đầu tiên, giữ cơ thể ở thế đứng và có thể dựa bụng vào tường để làm tâm điểm.
- Sau đó mở rộng vai ra phía sau lưng đồng thời nhẹ nhàng thả lỏng hai cánh tay ra phía sau. Hai lòng bàn tay có thể hướng vào phía nhau hoặc hướng ra sau.
- Mô tả lại động tác chim yến đang nhào lượng, sau đó đưa hai cánh tay trở lại nhẹ nhàng.
- Phần đầu ngửa ra sau, chân và tay hướng ra phía sau lưng để làm sao cho bụng căng thành hình vòng cung.
- Mỗi lần tập nên thực hiện động tác này 50 lần và ngày tập 2 lần. Nên tập từ từ để tránh bị quá sức hay chấn thương.
Động tác chim yến bay nằm:
- Nằm ở nơi bằng phẳng, có thể là trên giường cứng hoặc trên mặt sàn, mặt thảm. Úp bụng xuống mặt sàn.
- Sau đó nhẹ nhàng đưa hai cánh tay về phía sau lưng, giơ cao tay dần dần lên theo khả năng. Tăng độ khó dần dần qua các lần tập.
- Trong khi giơ tay thì đồng thời ngóc đầu và nhấc chân lên cao, uốn cong người càng nhiều càng tốt. Cố gắng giữ yên trong tư thế này trong 3-5 giây.
- Sau đó hạ chân, tay và đầu trở lại tư thế ban đầu, thư giãn các cơ trong 3-5 giây rồi tiếp tục tập lần tiếp theo.
- Với bài tập này người bệnh nên tập 50 lần/ngày. Tăng từ từ mức độ khó từ lúc mới bắt đầu với 10 lần, sau đó dần dần lên 50 lần.
2.5. Những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng – Dựa chân vào tường
Đây là một động tác tuy đơn giản nhưng lại rất có tác dụng trong việc phòng ngừa suy giảm tĩnh mạch, cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể. Một điều đặc biệt khác đó là động tác này còn giúp thon gọn và săn chắc chân hơn.
Không những thế, khi thực hiện động tác dựa chân vào tường, huyết dịch trong cơ thể sẽ được thúc đẩy lưu thông, giúp giảm huyết áp xuống. Đồng thời, nhờ tập trung vào việc điều tiết hơi thở mà cơn nóng giận cũng được tiết chế lại.
Cách thực hiện bài tập này đó là:
- Nằm thẳng ở hướng vuông góc với tường.
- Sau đó giơ chân lên cao để chạm vào tường giống như tư thế chân khi trồng cây chuối. Tiếp theo đó, dựa sát từ mông đến gót chân chạm sát vào tường.
- Với những người không thể dơ thẳng chân do người cứng chưa quen thì có thể kê thêm một chiếc gối ở dưới mông hoặc cũng có thể để phần mông cách xa chân tường một chít.
2.6. Động tác con bướm
Với động tác con bướm thì có tác dụng hỗ trợ trị những bệnh phụ khoa ở nữ giới và thận yếu ở nam giới. Cách thực hiện đó là:
- Ngồi trên thảm, trên sàn hoặc ở một vị trí bằng phẳng nào đó.
- Hai gan bàn chân chạm vào nhau, dùng tay để cầm lấy ngón chân sao cho hai lòng bàn chân chạm vào nhau.
- Sau đó, thực hiện động tác đập hai gối xuống sàn giống như cánh bướm đập khi bay. Chú ý trong quá trình tập vẫn phải giữ 2 lòng bàn chân, lưng thẳng, vai thả lỏng và hít thở đều.
2.7. Những bài tập khác
Ngoài những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng như đã kể trên thì còn rất nhiều bài tập khác. Có thể kể ra như là:
- Chạy bộ.
- Bơi lội.
- Đạp xe.
- Tập hít thở.
- Leo núi.
- Đẩy xà, nâng tạ.
- Tập yoga, dưỡng sinh.
3. Các lưu ý cần nhớ khi áp dụng những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng
Trong khi thực hiện những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng để đạt được hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy xây dựng một kế hoạch tập luyện và phân bổ thời gian tập sao cho hợp lý.
- Cho dù là tập luyện bài tập nào thì bạn cũng nên khởi động kỹ trước khi bắt đầu để tránh bị chấn thương.
- Kết hợp việc luyện tập với chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh stress, lo âu quá nhiều thì các bài tập mới có thể phát huy hết công dụng.
- Những bài tập đa phần chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể chữa bệnh triệt để. Do đó, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp kết hợp luyện tập để nâng cao hiệu quả.
Hãy dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn để lựa chọn những bài tập thể dục chữa bệnh và nâng cao thể trạng cho thật phù hợp và có hiệu quả cao. Nếu bạn còn phân vân, chưa biết lựa chọn thì có thể xin ý kiến tư vấn của các bác, chuyên gia trị liệu hay các huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư