Khi tập các bài thể dục rèn luyện sức bền, toàn bộ lực đẩy và trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên hệ xương của bạn. Vì vậy, sẽ mang đến những tác dụng tích cực giúp hệ xương chắc khỏe.
Trước hết, khi tập luyện, xương sẽ phản ứng lại các tác động mà chúng ta ra trên cơ thể, từ đó giúp xương chắc khỏe và cứng cáp hơn. Ngoài ra, các bài tập này sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và sức mạnh cơ bắp. Nhiều thực nghiệm khoa học cho thấy, những người tập thể dục đều đặn duy trì được mật độ xương tốt hơn, giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Các nghiên cứu cũng cho rằng luyện tập sức bền giúp chúng ta đạt được khối lượng xương tối đa, làm chậm quá trình mất xương theo thời gian và giảm nguy cơ loãng xương. Trên thực tế, việc duy trì tập thể dục đều đặn khi còn trẻ sẽ giúp bảo vệ xương khi già vì nguy cơ loãng xương vì các tác động lực lên xương khi còn trẻ sẽ giúp quá trình tạo xương diễn ra mạnh mẽ hơn để khối lượng xương đạt mức cao nhất. Chẳng hạn, một thiết niên siêng năng chạy bộ mỗi ngày sẽ có hệ xương khỏe mạnh hơn so với những bạn cùng trang lứa nhưng không tập thể dục và lợi ích này kéo dài cả những năm sau đó.
Một nghiên cứu khác xem xét ảnh hưởng của các dạng bài tập này đến sự cân bằng và mật độ xương (chỉ số BMD) ở các phụ nữ trưởng thành.
Những người tham gia nghiên cứu này sẽ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm không tập thể dục và nhóm tập thể dục (2 lần trong ngày, mỗi lần 1 giờ, xuyên suốt 20 tuần). Kết quả là những người tập thể dục có cơ thể cân đối hơn những người thuộc nhóm còn lại. Đồng thời, mật độ xương (BMD) của nhóm này cũng tăng lên. Với những lợi ích từ việc tập thể dục thường xuyên với sự chắc khỏe của xương, sao ta không bắt đầu một bài tập nào đó ngay từ bây giờ nhỉ?
Luyện tập sức bền được chia thành 2 nhóm: nhóm vận động mạnh và nhóm vận động nhẹ. Những bài mạnh như nhảy múa, đi bộ đường dài, chạy bộ, nhảy dây, tennis, thể dục nhịp điệu, bóng đá và bóng chuyền có tác dụng giữ xương chắc khoẻ và cứng cáp. Còn các dạng bài vận động nhẹ như sử dụng máy tập đi bộ trên không hoặc đi bộ nhanh có tác dụng cải thiện sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ gãy xương cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào.
Một chương trình luyện tập hiệu quả nên kết hợp nhiều dạng bài tập sức bền khác nhau. Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm chỉ của mỗi người. Hãy lên kế hoạch tập luyện thể dục mỗi ngày, hoặc ít nhất vài ngày một tuần. Bạn có thể bắt đầu với mục tiêu 30 phút mỗi ngày hoặc chia nhỏ số lần tập luyện trong ngày.
Để việc tập luyện được duy trì, hãy lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất mà bạn cảm thấy thoải mái, thích thú nhất khi tập. Có rất nhiều dạng bài tập khác nhau trên các trang web, hoặc bạn có thể tải các ứng dụng hữu ích dành cho điện thoại để giúp bạn luyện tập và theo dõi quá trình này dễ dàng hơn. Ngoài ra, âm nhạc cũng sẽ giúp bạn hứng khởi, hào hứng hơn khi luyện tập.
Cuối cùng, đừng quên xây dựng chế độ ăn uống khoa học đi kèm với quá trình tập luyện nhé! Với mỗi bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên tăng cường các loại thực phẩm giàu Canxi như sữa và sữa chua, rau lá xanh đậm như cải bó xôi hay cải xoăn để tăng cường sự chắc khỏe cho hệ cơ xương khớp. Hãy lên kế hoạch tập luyện thể dục mỗi ngày, hoặc ít nhất vài ngày một tuần. Bạn có thể bắt đầu với mục tiêu 30 phút mỗi ngày hoặc chia nhỏ số lần tập luyện trong ngày.