Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng không hiếm gặp, đặc biệt là ở các chị em phụ nữ thường có thói quen trang điểm và chăm sóc da hàng ngày.
Khi có dấu hiệu bị dị ứng mỹ phẩm, chị em cần dừng ngay việc sử dụng các sản phẩm và thăm khám với bác sĩ Da liễu trong trường hợp cần thiết.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nếu cần thăm khám ngay để xử lý tình trạng dị ứng mỹ phẩm, bạn có thể lựa chọn khám, tư vấn từ xa với bác sĩ Da liễu qua video.
Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị kích ứng với thành phần mỹ phẩm, gây ra những hậu quả với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của bạn.
Vậy làm thế nào để nhận biết dị ứng mỹ phẩm? Bạn nên chú ý đến một số biểu hiện sau:
- Đau rát vùng da vừa dùng mỹ phẩm. Da khô và tróc vảy.
- Ngứa theo từng đợt, nổi mẩn ít sau đó tiến triển nhiều và lan rộng, hình thành những nốt ban đỏ, mụn nước, hay gặp ở vùng xung quanh mắt.
-
Da bị kích ứng mẩn đỏ, sưng tấy, có khi cảm thấy tức ngực khó thở. Trên da có vết nám đen hoặc nám trắng do một số hóa chất hay chất chiết suất từ thực vật để lại dấu vết trên da khi phản ứng với ánh sáng.
- Lão hóa nhanh hơn, nhăn da, đốm nâu, khô, nhám, tăng sừng.
-
Viêm da dị ứng biểu hiện bằng mảng hồng ban ở vùng bôi mỹ phẩm, kèm theo mụn nước và ngứa.
-
Nổi mề đay với những sẩn phù giống như những vết nổi gồ trên mặt da như muỗi cắn kèm theo ngứa.
-
Chàm tiếp xúc với các mảng hồng ban giới hạn rõ kèm theo mụn nước và ngứa.
-
Teo da là biến chứng hay gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài.
-
Nám da, sạm da, tăng sắc tố sẫm màu.
-
Nổi mụn trứng cá do bôi các loại mỹ phẩm làm bít các lỗ chân lông, gây ứ đọng chất bã nhờn.
-
Móng tay, móng chân bị tróc, thay đổi màu, viêm nhức do thuốc sơn móng, rửa móng.
-
Tóc khô giòn, dễ gãy, xơ cứng do các loại thuốc nhuộm tóc, uốn tóc…
Ngoài các triệu chứng trên, dị ứng mỹ phẩm có thể để lại những ảnh hưởng đối với các bộ phận khác của cơ thể, có khi để lại di chứng lâu dài.
Phân biệt đẩy mụn và mụn dị ứng
Với những người sử dụng sản phẩm có tác dụng đẩy mụn ẩn ở sâu dưới da lên bề mặt (AHA, BHA hay retinoids),cần phân biệt được đẩy mụn và mụn dị ứng để có cách xử lý phù hợp.
Đẩy mụnBreakout/kích ứng/dị ứng (Nổi mụn mất kiểm soát)Nguyên nhân
Tình trạng đẩy mụn của da khi sử dụng các sản phẩm có chức năng tẩy tế bào chết như AHA, BHA hay retinoids.
Mụn là một trong những triệu chứng xảy ra do da bị kích ứng vì không phù hợp với sản phẩm.
Đặc điểm
Da bị châm chích khi mới sử dụng các sản phẩm axit
Tình trạng da cải thiện sau khoảng 2-6 tuần
Xuất hiện sau khi thử dùng sản phẩm mới
Nổi mụn mất kiểm soát, nổi mụn ở những vùng trước đây chưa từng nổi mụn
Mụn kéo dài liên tục mà không có dấu hiệu giảm
Mụn đi kèm các dấu hiệu dị ứng nêu trên
Các loại mỹ phẩm có thể gây dị ứng
Bất kì loại mỹ phẩm nào cũng có nguy cơ gây kích ứng, đặc biệt là những loại mỹ phẩm kém chất lượng, mỹ phẩm giả, sử dụng các thành phần độc hại.
Những loại mỹ phẩm dễ gây kích ứng thường là:
- Nước hoa
- Thuốc mọc tóc
- Kem làm trắng da, kem chống nếp nhăn, thuốc chống nắng
- Thuốc nước hoặc kem chống mọc lông
- Thuốc làm đầu, nhuộm tóc, kem dưỡng tóc
- Đồ hóa trang mặt, kem lót khi trang điểm,son môi
- Kem trị mụn trứng cá
- Thuốc vệ sinh, sữa tắm, thuốc khử mùi và giảm mồ hôi…
Xem thêm video:
Hậu quả của dùng mỹ phẩm kém chất lượng
- Thực hiện: VTC9
- Thời lượng: 3 phút 15 giây
Phải làm gì khi da bị dị ứng mỹ phẩm?
Sau khi bôi bất kỳ loại mỹ phẩm nào nếu thấy da bị nổi sẩn, ngứa đỏ thì ngừng ngay lập tức, dùng vòi nước rửa sạch để làm trôi đi mỹ phẩm.
Thông thường với tình trạng dị ứng mỹ phẩm nhẹ, chỉ cần ngưng ngay mỹ phẩm thì các triệu chứng dị ứng mỹ phẩm trên sẽ giảm dần và hết hẳn. Tuy nhiên, ở một số người có dị ứng mỹ phẩm nặng, càng ngày càng nghiêm trọng cần phải được điều trị, tùy theo mức độ mà điều trị khác nhau.
Đối với viêm da tiếp xúc, có thể điều trị ngắn hạn các thuốc có như: Eumovate, Dermovat, Flucinar…
Trường hợp dị ứng mỹ phẩm nặng, bệnh nhân có thể sẽ phải uống thêm các thuốc kháng dị ứng: Clarytine, Celestamine, Cezil, Peritol, Pipolphen, Sempre, vitamin C liều cao.
Khám, điều trị dị ứng mỹ phẩm với bác sĩ Da liễu
Trong trường hợp dị ứng mỹ phẩm nghiêm trọng, bệnh nhân cần sớm thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa Da liễu để có phương án điều trị đúng, phù hợp với tình trạng.
Thuốc chứa corticoid và các loại thuốc, dược mỹ phẩm điều trị mụn viêm có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, khiến tình trạng da xấu hơn hoặc thậm chí ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu như cần thăm khám nhưng chưa thuận tiện (đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 bệnh viện, phòng khám đóng cửa, giãn cách xã hội,…),bạn có thể lựa chọn khám với các bác sĩ Da liễu online.
Hiện tại, BookingCare đang hỗ trợ bệnh nhân đặt lịch khám da liễu từ xa với các bác sĩ da liễu giỏi, có chuyên môn, kinh nghiệm. Nhiều bác sĩ đã và đang thăm khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP.HCM,…
Nếu có nhu cầu, bạn có thể tham khảo thông tin bác sĩ Da liễu từ xa và đặt lịch khám dị ứng mỹ phẩm TẠI ĐÂY.
Phòng tránh dị ứng mỹ phẩm
- Không lạm dụng hoặc hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì trên thực tế không có loại mỹ phẩm nào là bổ dưỡng cho da cả
- Không sử dụng lại loại mỹ phẩm đã từng gây dị ứng
- Người có cơ địa dị ứng như: nổi mề đay, hen (suyễn) thì phải thật thận trọng khi dùng mỹ phẩm
- Thử phản ứng trước khi sử dụng mỹ phẩm lần đầu tiên trên một vùng da nhỏ ở mặt trong cánh tay để trong 24 – 48 giờ. Nếu không thấy dị ứng có nghĩa là bạn có thể dùng được loại mỹ phẩm đó
- Không mua và dùng những mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Chọn mua những loại mỹ phẩm mà bạn quen dùng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tin cậy và thành phần an toàn, không gây dị ứng
- Với những loại mỹ phẩm có dung lượng lớn, sử dụng trong thời gian dài thì trong quá trình dùng phải bảo quản và giữ vệ sinh cẩn thận, tránh ánh nắng và nhiệt độ cao.
- Thay vì sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, bạn nên chăm sóc da từ sâu bên trong bằng cách ăn uống và sinh hoạt điều độ.
Để an toàn, khi mới có dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm, bạn có thể thăm khám với bác sĩ Da liễu qua Video để bác sĩ xem xét và tư vấn phương pháp xử lý, tránh để tình trạng dị ứng nặng mỹ phẩm nặng hơn và khó khắc phục cũng như tốn kém chi phí hơn.
BookingCare – Nền tảng y tế chăm sóc khỏe từ xa hỗ trợ bệnh nhân kết nối với bác sĩ từ xa qua video để chị em thuận lợi hơn khi có nhu cầu thăm khám và điều trị dị ứng mỹ phẩm tại nhà.