Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trong quá trình tăng trưởng đột biến, dự báo đạt 2.35 tỉ USD ( tương đương hơn 47 nghìn tỉ đồng) vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, vì vậy Việt Nam là một trong những thị trường sôi động nhất Châu Á hiện nay.
Những nguyên nhân chính khiến Việt Nam trở thành thị trường mỹ phẩm sôi động bậc nhất khu vực.
-
Cơ cấu dân số
Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, với tổng dân số năm 2018 là 97 triệu người, tỉ lệ nữ chiếm 51%, độ tuổi trung bình là 31 tuổi, 60% dân số có độ tuổi dưới 35 (độ tuổi có nhu cầu sử dụng mỹ phẩm lớn).
-
Mức sống tăng
Theo thống kê GDP trung bình của Việt Nam tăng trưởng 6.9% năm 2018, đạt 2.385 USD/năm/người, tăng trưởng nhanh trong khu vực. Mức sống tăng lên kéo theo khả năng chi tiêu tăng, các nhu cầu làm đẹp trở nên cần thiết trong cuộc sống.
Dự báo cho đến năm 2020, tầng lớp trung lưu, là những người chi tiêu mạnh cho mỹ phẩm sẽ gia tăng nhanh chóng lên con số 33 triệu người.
-
Mức chi tiêu dành cho thị trường mỹ phẩm việt nam đang ở mức thấp
Chi tiêu hàng năm cho mỹ phẩm ở Việt Nam thuộc mức thấp nhất trong khu vực, chỉ 4 USD/người/năm trong khi Thái Lan là 20 USD/người. Chính vì vậy, việc tăng trưởng khả năng chi tiêu chính là cơ hội để các nhà sản xuất mỹ phẩm đầu tư vào thị trường Việt Nam
-
Thuế nhập khẩu giảm
Khi Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại, đưa thuế nhập khẩu về mức thấp 0-5% có lợi cho ngành mỹ phẩm nhập khẩu, đồng thời, giá thành nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm giảm, giảm rào cản gia nhập ngành cho các nhà đầu tư sản xuất mỹ phẩm.
Với 4 lý do trên, càng chắc chắn khi khẳng định thị trường Mỹ phẩm Việt Nam đã vào thời điểm sôi động nhất chưa từng có.
Theo thống kê, với con số khiêm tốn chưa đầy 500 triệu USD năm 2011 đến 2016 đã lên đến 1,78 tỉ USD/năm, theo đà này dự đoán năm 2018 là 2,35 tỉ USD như vậy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Trước tình hình tăng trưởng khả quan đó, những nhà sản xuất mỹ phẩm Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức.
Thách thức ở thị trường mỹ phẩm việt nam:
– 90% thị phần rơi vào tay thương hiệu nước ngoài. 10% từ thương hiệu Việt Nam nhưng chỉ ở mức trung và thấp, thị trường chủ yếu nông thôn.
– Công nghệ sản xuất chai lọ, bao bì sản phẩm chưa được đẹp và tinh tế. Trong khi những phần này quyết định đến giá trị sản phẩm không thua kém chất lượng sản phẩm.
– Xu hướng sính ngoại vẫn còn tiềm ẩn trong hành vi mua hàng của phần lớn thị trường.
– Mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng, kem trộn… chưa được giải quyết triệt để.
Cơ hội cho thị trường mỹ phẩm việt nam:
– Sản phẩm thiên nhiên, organic lên ngôi.
– Các sản phẩm bí truyền, có chiết xuất từ các loài thảo mộc như nhân sâm, bồ kết, nghệ, trà xanh, hoa đào, … đang được người tiêu dùng hưởng ứng.
– Kênh bán hàng online thông qua facebook, instagram, website thịnh hành.
– Nền sản xuất và nghiên cứu Mỹ phẩm ở Việt Nam đang ngày càng chuyên nghiệp và tiến bộ. Điển hình là các trung tâm nghiên cứu bào chế mỹ phẩm ra đời, số lượng chuyên gia về mỹ phẩm học ngày càng nhiều và được đào tạo bài bản.
– Mặc dù còn tâm lý sính ngoại, nhưng một sản phẩm made in Việt Nam có chất lượng, mang đậm tính Việt Nam thì luôn được nhìn nhận theo hướng tích cực, vì vậy cánh cổng cho thương hiệu Việt chất lượng luôn được đón nhận.
Bà Trần Thị Thu Trang – Phó giám đốc Công ty 3C- công ty chuyên về gia công và nghiên cứu mỹ phẩm khẳng định: “Trình độ nghiên cứu bào chế mỹ phẩm ở Việt Nam hiện nay đã không hề thua kém gì so với các nước trong khu vực, chất lượng sản phẩm có thể sánh ngang hoặc hơn nhiều thương hiệu trên thế giới, tuy nhiên các thương hiệu Việt chưa làm tốt khâu nhãn mác, bao bì, truyền thông đường dài nên làm giảm phần nào giá trị sản phẩm, sản phẩm dù rất tốt nhưng bao bì không tinh tế bắt mắt, nên thường chỉ có thể phân phối ở mức trung cấp trở xuống. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, đã có nhiều thương hiệu Việt mạnh dạn đầu tư vươn lên ở tầm cao cấp, bằng chứng là 80% đối tác gia công mỹ phẩm của công ty đều lựa chọn sản phẩm cao cấp để đầu tư. Đây là một trong những dấu hiệu khởi sắc cho các thương hiệu Việt Nam nếu muốn giành lại miếng bánh thị phần từ tay các tập đoàn nước ngoài”
Hiện nay có rất nhiều nhà máy nhận gia công mỹ phẩm và nghiên cứu mỹ phẩm theo yêu cầu, đáp ứng đúng nhu cầu đa dạng của các chủ đầu tư muốn gia nhập thị trường mỹ phẩm đang lên tại Việt Nam.
Tóm lại, bất kể ngành kinh doanh nào đều có rủi ro, nhưng xét về tổng thể đầu tư vào thị trường mỹ phẩm là một sự lựa chọn thông minh hiện nay và trong những năm tiếp theo.
Xem thêm: Doanh nghiệp Mỹ phẩm Việt kinh doanh khởi sắc